Danh mục

Hiện trạng trượt lở đất dọc hành lang đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận tỉnh Quảng Trị, nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.88 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Hiện trạng trượt lở đất dọc hành lang đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận tỉnh Quảng Trị, nguyên nhân và biện pháp khắc phục trình bày: Trượt lở đất là một dạng tai biến tự nhiên thường xuyên xảy ra ở các vùng đồi núi Việt Nam, nhất là dọc các tuyến giao thông mới được xây dựng hoặc sửa chữa và thường đưa đến những hậu quả rất nghiêm trọng,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiện trạng trượt lở đất dọc hành lang đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận tỉnh Quảng Trị, nguyên nhân và biện pháp khắc phụcHIỆN TRẠNG TRƯỢT LỞ ĐẤT DỌC HÀNH LANGĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH THUỘC ĐỊA PHẬN TỈNH QUẢNG TRỊ,NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤCNGUYỄN THÁM - PHAN VĂN TRUNGTrường Đại học Sư phạm - Đại học HuếTóm tắt: Trượt lở đất là một dạng tai biến tự nhiên thường xuyên xảy ra ởcác vùng đồi núi Việt Nam, nhất là dọc các tuyến giao thông mới được xâydựng hoặc sửa chữa và thường đưa đến những hậu quả rất nghiêm trọng.Hiện tượng trượt lở đất do tác động tổng hợp của các yếu tố tự nhiên và nhânsinh. Trong đó các yếu tố tự nhiên đóng vai trò chủ yếu gây nên trượt lở đất.Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu thực tế về hiện trạng trượt lở dọc hànhlang tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua địa phận tỉnh Quảng Trị, bài báođã phân tích các nguyên nhân gây trượt lở đất ở địa bàn nghiên cứu, đề xuấtcác giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại do trượt lở đất gây ra.1. MỞ ĐẦUTrên địa bàn tỉnh Quảng Trị có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua, nhưquốc lộ 1 A, quốc lộ 9, đặc biệt là tuyến đường Hồ Chí Minh mới xây dựng xong. Đâylà tuyến đường có vai trò quan trọng về quốc phòng, giao thông vận tải và giãn dân, táiđịnh cư. Tuyến đường Hồ Chí Minh góp phần tạo nên mạng lưới giao thông hoàn chỉnh,giải quyết được tình trạng ách tắc giao thông trong mùa mưa lũ trên quốc lộ 1 A, tạođiều kiện phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Tây của tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên,đường Hồ Chí Minh chủ yếu đi qua các huyện miền núi với độ cao, độ dốc lớn, lượngmưa cao và tập trung, lớp phủ thực vật bị suy giảm… Vì vậy trong những năm qua, tìnhtrạng trượt lở đất đá trên đường Hồ Chí Minh thuộc tỉnh Quảng Trị xảy ra khá phổ biếntrong mùa mưa lũ, gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất và sinh hoạtcủa nhân dân. Do đó, việc nghiên cứu “Hiện trạng trượt lở đất dọc hành lang đường HồChí Minh thuộc địa phận tỉnh Quảng Trị, nguyên nhân và biện pháp khắc phục” là mộtvấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.2. NỘI DUNG2.1. Hiện trạng trượt lở đất dọc hành lang tuyến đường Hồ Chí Minh thuộc địabàn tỉnh Quảng TrịĐường Hồ Chí Minh đi qua tỉnh Quảng Trị gồm 2 nhánh, nhánh 1: Cách Quốc lộ 1Akhoảng 10-15km, qua các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, còn được gọi là đườngHồ Chí Minh nhánh Đông. Nhánh 2: đi về phía Tây chạy qua Hướng Hoá đến thị trấnKhe Sanh (đường Hồ Chí Minh nhánh Tây Chà Lỳ - Khe Sanh) theo Quốc lộ 9 tới cầuĐa Krông. Hai nhánh này cùng theo Quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh nhánh Tây ĐaKrông – Tà Rụt) đi qua huyện A Lưới - tỉnh Thừa Thiên Huế. Với tổng chiều dài của 3đoạn đường qua địa phận tỉnh Quảng Trị là 166,457km.Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 04(16)/2010: tr. 56-63HIỆN TƯỢNG TRƯỢT LỞ ĐẤT DỌC HÀNH LANG ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH...57- Đường Hồ Chí Minh nhánh Đông(Vĩnh Khê – Cam Lộ): Nhánh này kéodài 37,805km, bắt đầu từ km 1047+300giáp với địa phận tỉnh Quảng Bình đếnkm 1085+105 nối với quốc lộ 9 ở thịtrấn Cam Lộ. Đoạn đường này đi quakhu vực địa hình khá bằng phẳng nêntrượt lở đất ít xảy ra. Từ km 1048+800đến km 1067+550 có xuất hiện cácđiểm trượt lở đất quy mô nhỏ và trungbình, điểm trượt lở đất có quy mô lớnnhất khoảng 337,5m3. Theo kết quảkhảo sát thực địa vào tháng 5 năm2010, chúng tôi nhận thấy, cả nhánhnày chỉ xuất hiện 6 điểm trượt lở đất,trong đó có 2 điểm quy mô nhỏ, 4 điểmquy mô trung bình.- Đường Hồ Chí Minh nhánh Tây (Đa Krông – Tà Rụt): Nhánh Đa Krông – Tà Rụtdài 64,072km, bắt đầu từ km 249+728 – km 313+800, giáp với địa phận tỉnh ThừaThiên Huế. Đoạn này chạy qua khu vực có độ cao địa hình trung bình từ 250–750m, độdốc trên 200, mức độ chia cắt sâu và chia cắt ngang lớn là một trong những nguyên nhânlàm cho đoạn đường này xảy ra rất nhiều điểm trượt lở đất.Theo số liệu thống kê từ Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Trị, sau cơn bão số 9 năm2009, trên nhánh Đa Krông – Tà Rụt có tới 121 điểm trượt lở đất lớn nhỏ, trong đó có60 điểm làm tắc giao thông hoàn toàn. Một số điểm trượt lở đất có quy mô lớn như: ởkm 260+240, khối lượng đất đá trượt xuống đường 1.800 m3; ở km 271+600, khốilượng đất đá trượt xuống đường 4.500m3; tại km 280+500, khối lượng đất đá trượtxuống đường 7.100m3; tại km 313+600, khối lượng đất đá trượt xuống đường 6.000m3.Tổng khối lượng trượt lở do cơn bão số 9 gây ra trên đoạn Đa Krông – Tà Rụt lên tới67.515,5m3 [4].Qua khảo sát thực địa vào tháng 5 năm 2010 nhánh Đa Krông – Tà Rụt, chúng tôi pháthiện 55 điểm trượt lở đất, trong đó có 13 điểm trượt lở đất có quy mô lớn (chiếm23,64%), 26 điểm có quy mô trung bình (chiếm 47,27%), 6 điểm có quy mô nhỏ và 10điểm tiềm ẩn nguy cơ trượt lở đất do đốt rừng làm rẫy.- Đường Hồ Chí Minh nhánh Tây (Khe Sanh – Chà Lỳ): Nhánh Khe Sanh – Chà Lỳkéo dài 62,2km, bắt đầu từ km 175 giáp với địa phận tỉnh Quảng Bình đến km 237+200ở thị trấn Khe Sanh. Nhánh này chạy qua khu vực có độ cao trung bình lớn nhấ ...

Tài liệu được xem nhiều: