![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Nghiên cứu đề xuất mô hình nông lâm kết hợp dọc hành lang đường hồ chí minh đoạn qua Thừa Thiên Huế theo hướng phát triển bền vững
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 350.07 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Nghiên cứu đề xuất mô hình nông lâm kết hợp dọc hành lang đường hồ chí minh đoạn qua Thừa Thiên Huế theo hướng phát triển bền vững trình bày: Đề xuất được 6 mô hình nông lâm kết hợp nhằm đáp ứng nhu cầu cải thiện kinh tế và đời sống của đồng bào dân tộc tại chỗ, đồng thời định hướng sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái dọc hành lang đường Hồ Chí Minh qua địa phận Thừa Thiên Huế một cách bền vững,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đề xuất mô hình nông lâm kết hợp dọc hành lang đường hồ chí minh đoạn qua Thừa Thiên Huế theo hướng phát triển bền vững NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP DỌC HÀNH LANG ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH ĐOẠN QUA THỪA THIÊN HUẾ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÊ THÚC ĐƯƠNG - NGUYỄN HOÀNG SƠN Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Khu vực hành lang đường Hồ Chí Minh đoạn qua Thừa Thiên Huế có nhiều tiềm năng và triển vọng để xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp bền vững. Trên cơ sở phân tích hiện trạng các mô hình nông lâm kết hợp, những ưu điểm và hạn chế của các mô hình. Bài viết đã đề xuất được 6 mô hình nông lâm kết hợp nhằm đáp ứng nhu cầu cải thiện kinh tế và đời sống của đồng bào dân tộc tại chỗ, đồng thời định hướng sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái dọc hành lang đường Hồ Chí Minh qua địa phận Thừa Thiên Huế một cách bền vững. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa phận Thừa Thiên Huế nằm trên địa bàn huyện A Lưới. Cho đến nay đường đã hoàn thành và có những đóng góp đáng kể trong việc bảo đảm cho sự ổn định, bền vững về chính trị, an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội cũng như môi trường ở vùng lãnh thổ phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, từ khi xây dựng xong tuyến đường, các biểu hiện suy thoái môi trường như lở đất, lũ quét... có nguy cơ gia tăng cả về tần suất và cường độ. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do những hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp của người dân bản địa chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, phương thức canh tác lạc hậu và thiếu quy hoạch. Thực trạng sản xuất này vừa không phát huy được tiềm năng tài nguyên thiên nhiên,vừa ảnh hưởng rất lớn đến sự bền vững của khu vực dọc hành lang đường Hồ Chí Minh. Để bảo vệ tuyến đường đồng thời đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội cho dân cư dọc hành lang tuyến đường cần phải có một phương thức sản xuất phù hợp. Nông lâm kết hợp là phương thức canh tác vừa không xa lạ với các cộng đồng dân tộc bản địa ở địa bàn nghiên cứu vừa có thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng các điều kiện tự nhiên có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu cải thiện kinh tế và đời sống của đồng bào mà vẫn duy trì và bảo vệ được tuyến đường một cách bền vững. 2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI DỌC HÀNH LANG ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH ĐOẠN QUA THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý: Khu vực hành lang đường Hồ Chí Minh đoạn qua Thừa Thiên Huế có tọa độ địa lý: 107o00'56 - 107o31'10 Đông và 16o12'36 - 16o21’08 Bắc. Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(23)/2012, tr. 52-61 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP... 53 - Địa chất: Về mặt địa chất, trong vùng nghiên cứu có mặt các phân vị địa tầng Cambri thống giữa, hệ Ordovic - thống dưới, hệ tầng A Vương; Hệ Permi - thống dưới, hệ tầng A Lin và hệ tầng Đệ tứ (Q). - Địa hình: Địa hình ở đây có đặc điểm là thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam với độ cao trung bình từ 500 - 700m, bao gồm hai bộ phận: bộ phận thung lũng A So - A Lưới nằm ở trung tâm với chiều dài từ 25 - 30km, chiều rộng khoảng 2 - 4km chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Bao xung quanh là vùng núi trung bình với một dãy nằm ở phía Tây Nam, dọc theo biên giới Việt - Lào, dãy còn lại nằm ở phía Đông Bắc. - Khí hậu: Đại bộ phận của lãnh thổ nghiên cứu nằm giữa hai dãy núi này có khí hậu mang tính chất chuyển tiếp Đông và Tây Trường Sơn với chế độ mưa mùa. Phần lãnh thổ nằm ở phía Đông, thuộc địa phận của hai xã Hương Nguyên và Hồng Hạ, hoàn toàn mang chế độ khí hậu Đông Trường Sơn. - Thủy văn: Hệ thống sông suối ở khu vực nghiên cứu đều bắt nguồn từ vùng núi có độ cao > 500 m, độ dốc bình quân lưu vực đạt 28 - 30 m/km, hệ số uốn khúc khoảng 1,5 1,8. Hệ thống sông và các nhánh phụ lưu tương đối dày, có dạng hình nan quạt và chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Ngoài các sông chính trên còn có nhiều khe lạch, nhánh phụ lưu sông như: sông Xanh, A Sáp, A Lin, Cà Xình, Rào Lô,…là nguồn cấp nước chủ yếu cho nông - lâm nghiệp. - Thổ nhưỡng: Với sự chi phối của nền nham và trắc lượng - hình thái của địa hình nên ở dọc hành lang đường Hồ Chí Minh phát triển 7 loại đất chính nằm trong 4 nhóm chủ yếu. Bao gồm: Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất đỏ vàng trên đá macma axit, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất mùn vàng đỏ trên đá sét và biến chất, đất mùn đỏ trên đá macma axit, đất xám bạc màu trên phù sa cổ và đất phù sa. - Thực vật: Do là nơi giao thoa của hai miền khí hậu Nam - Bắc nên khu vực nghiên cứu cũng là nơi giao thoa giữa luồng thực vật phía Bắc xuống bao gồm những loài thuộc các họ đậu, họ Dẻ, họ Re, họ Trâm... và luồng thực vật từ phía Nam lên phần lớn là những loài thuộc họ Dầu như: Kiền kiền, Chò đen, Dầu đọt tím (Dầu rái) phân bố ở độ cao từ 200 - 800 m. 2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội - Đặc điểm các ngành kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa bàn trong 5 năm qua khá cao và ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ nét theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Lĩnh vực nông - lâm nghiệp phát triển tích cực theo hướng bền vững, nâng dần giá trị và hiệu quả trên một đơn vị diện tích, duy trì được mức tăng trưởng bình quân 11,2%/năm. So với năm 2005, tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng từ 22,2% lên 32,5% trong năm 2010; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 8 triệu đồng/năm, tăng gần gấp đôi so với năm 2005; tỷ lệ hộ nghèo từ 48,47% (năm 2005) giảm xuống còn còn 24,58% (năm 2010) [5]. - Dân cư và nguồn lao động: Khu vực hành lang đường Hồ Chí Minh đoạn qua Thừa Thiên Huế là một trong những địa bàn nghèo của tỉnh. Theo số liệu thống kê năm 2010, 54 LÊ THÚC ĐƯƠNG – NGUYỄN HOÀNG SƠN dân số toàn lãnh thổ nghiên cứu là 44.590 người, với 22.501 nam và 22.089 nữ, có 6.613 người sống trong khu vực thành thị, 37.977 người sống trong khu vực nông thôn. Mật độ dân số toàn lãnh thổ là 36 người/km2. Trên địa bàn có khoảng 20.267 lao động, chiếm 45,5% dân số. Về chất lượng lao động, do nhiều yếu tố chi phối nên nhìn chung trình độ dân trí của người dân khu vực nghi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đề xuất mô hình nông lâm kết hợp dọc hành lang đường hồ chí minh đoạn qua Thừa Thiên Huế theo hướng phát triển bền vững NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP DỌC HÀNH LANG ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH ĐOẠN QUA THỪA THIÊN HUẾ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÊ THÚC ĐƯƠNG - NGUYỄN HOÀNG SƠN Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Khu vực hành lang đường Hồ Chí Minh đoạn qua Thừa Thiên Huế có nhiều tiềm năng và triển vọng để xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp bền vững. Trên cơ sở phân tích hiện trạng các mô hình nông lâm kết hợp, những ưu điểm và hạn chế của các mô hình. Bài viết đã đề xuất được 6 mô hình nông lâm kết hợp nhằm đáp ứng nhu cầu cải thiện kinh tế và đời sống của đồng bào dân tộc tại chỗ, đồng thời định hướng sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái dọc hành lang đường Hồ Chí Minh qua địa phận Thừa Thiên Huế một cách bền vững. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa phận Thừa Thiên Huế nằm trên địa bàn huyện A Lưới. Cho đến nay đường đã hoàn thành và có những đóng góp đáng kể trong việc bảo đảm cho sự ổn định, bền vững về chính trị, an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội cũng như môi trường ở vùng lãnh thổ phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, từ khi xây dựng xong tuyến đường, các biểu hiện suy thoái môi trường như lở đất, lũ quét... có nguy cơ gia tăng cả về tần suất và cường độ. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do những hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp của người dân bản địa chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, phương thức canh tác lạc hậu và thiếu quy hoạch. Thực trạng sản xuất này vừa không phát huy được tiềm năng tài nguyên thiên nhiên,vừa ảnh hưởng rất lớn đến sự bền vững của khu vực dọc hành lang đường Hồ Chí Minh. Để bảo vệ tuyến đường đồng thời đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội cho dân cư dọc hành lang tuyến đường cần phải có một phương thức sản xuất phù hợp. Nông lâm kết hợp là phương thức canh tác vừa không xa lạ với các cộng đồng dân tộc bản địa ở địa bàn nghiên cứu vừa có thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng các điều kiện tự nhiên có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu cải thiện kinh tế và đời sống của đồng bào mà vẫn duy trì và bảo vệ được tuyến đường một cách bền vững. 2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI DỌC HÀNH LANG ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH ĐOẠN QUA THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý: Khu vực hành lang đường Hồ Chí Minh đoạn qua Thừa Thiên Huế có tọa độ địa lý: 107o00'56 - 107o31'10 Đông và 16o12'36 - 16o21’08 Bắc. Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(23)/2012, tr. 52-61 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP... 53 - Địa chất: Về mặt địa chất, trong vùng nghiên cứu có mặt các phân vị địa tầng Cambri thống giữa, hệ Ordovic - thống dưới, hệ tầng A Vương; Hệ Permi - thống dưới, hệ tầng A Lin và hệ tầng Đệ tứ (Q). - Địa hình: Địa hình ở đây có đặc điểm là thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam với độ cao trung bình từ 500 - 700m, bao gồm hai bộ phận: bộ phận thung lũng A So - A Lưới nằm ở trung tâm với chiều dài từ 25 - 30km, chiều rộng khoảng 2 - 4km chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Bao xung quanh là vùng núi trung bình với một dãy nằm ở phía Tây Nam, dọc theo biên giới Việt - Lào, dãy còn lại nằm ở phía Đông Bắc. - Khí hậu: Đại bộ phận của lãnh thổ nghiên cứu nằm giữa hai dãy núi này có khí hậu mang tính chất chuyển tiếp Đông và Tây Trường Sơn với chế độ mưa mùa. Phần lãnh thổ nằm ở phía Đông, thuộc địa phận của hai xã Hương Nguyên và Hồng Hạ, hoàn toàn mang chế độ khí hậu Đông Trường Sơn. - Thủy văn: Hệ thống sông suối ở khu vực nghiên cứu đều bắt nguồn từ vùng núi có độ cao > 500 m, độ dốc bình quân lưu vực đạt 28 - 30 m/km, hệ số uốn khúc khoảng 1,5 1,8. Hệ thống sông và các nhánh phụ lưu tương đối dày, có dạng hình nan quạt và chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Ngoài các sông chính trên còn có nhiều khe lạch, nhánh phụ lưu sông như: sông Xanh, A Sáp, A Lin, Cà Xình, Rào Lô,…là nguồn cấp nước chủ yếu cho nông - lâm nghiệp. - Thổ nhưỡng: Với sự chi phối của nền nham và trắc lượng - hình thái của địa hình nên ở dọc hành lang đường Hồ Chí Minh phát triển 7 loại đất chính nằm trong 4 nhóm chủ yếu. Bao gồm: Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất đỏ vàng trên đá macma axit, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất mùn vàng đỏ trên đá sét và biến chất, đất mùn đỏ trên đá macma axit, đất xám bạc màu trên phù sa cổ và đất phù sa. - Thực vật: Do là nơi giao thoa của hai miền khí hậu Nam - Bắc nên khu vực nghiên cứu cũng là nơi giao thoa giữa luồng thực vật phía Bắc xuống bao gồm những loài thuộc các họ đậu, họ Dẻ, họ Re, họ Trâm... và luồng thực vật từ phía Nam lên phần lớn là những loài thuộc họ Dầu như: Kiền kiền, Chò đen, Dầu đọt tím (Dầu rái) phân bố ở độ cao từ 200 - 800 m. 2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội - Đặc điểm các ngành kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa bàn trong 5 năm qua khá cao và ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ nét theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Lĩnh vực nông - lâm nghiệp phát triển tích cực theo hướng bền vững, nâng dần giá trị và hiệu quả trên một đơn vị diện tích, duy trì được mức tăng trưởng bình quân 11,2%/năm. So với năm 2005, tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng từ 22,2% lên 32,5% trong năm 2010; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 8 triệu đồng/năm, tăng gần gấp đôi so với năm 2005; tỷ lệ hộ nghèo từ 48,47% (năm 2005) giảm xuống còn còn 24,58% (năm 2010) [5]. - Dân cư và nguồn lao động: Khu vực hành lang đường Hồ Chí Minh đoạn qua Thừa Thiên Huế là một trong những địa bàn nghèo của tỉnh. Theo số liệu thống kê năm 2010, 54 LÊ THÚC ĐƯƠNG – NGUYỄN HOÀNG SƠN dân số toàn lãnh thổ nghiên cứu là 44.590 người, với 22.501 nam và 22.089 nữ, có 6.613 người sống trong khu vực thành thị, 37.977 người sống trong khu vực nông thôn. Mật độ dân số toàn lãnh thổ là 36 người/km2. Trên địa bàn có khoảng 20.267 lao động, chiếm 45,5% dân số. Về chất lượng lao động, do nhiều yếu tố chi phối nên nhìn chung trình độ dân trí của người dân khu vực nghi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghiên cứu đề xuất mô hình Đề xuất mô hình nông lâm kết hợp Hành lang đường Hồ Chí Minh Phát triển bền vững Xây dựng mô hình nông lâm kết hợpTài liệu liên quan:
-
342 trang 355 0 0
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 337 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 331 0 0 -
95 trang 277 1 0
-
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường định lượng
11 trang 246 0 0 -
Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên: Từ lý luận đến thực tiễn
6 trang 221 0 0 -
9 trang 210 0 0
-
Giáo trình Tài nguyên rừng - Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm
157 trang 183 0 0 -
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 181 0 0 -
Tiểu luận môn: Quản lý tài nguyên môi trường
43 trang 152 0 0