Danh mục

Hiện trạng và những đề xuất về đổi mới nội dung chương trình tiếng Việt tiểu học sau 2015

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 528.76 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương trình Tiểu học năm 2000 có những ưu điểm vượt trội so với chương trình Cải cách giáo dục trước đó. Tuy nhiên, nhiều nhà giáo dục vẫn nhìn thấy còn những mặt hạn chế nhất định. Vì thế, bài viết này bàn về hiện trạng và những đề xuất nhỏ về đổi mới nội dung chương trình Tiếng Việt ở tiểu học sau năm 2015.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiện trạng và những đề xuất về đổi mới nội dung chương trình tiếng Việt tiểu học sau 2015 Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Cao đẳng HIỆN TRẠNG Sư phạm Kiên Giang VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT VỀ ĐỔI Điện thoại: 0939 MỚI NỘI DUNG 331058 (PTQN) CHƢƠNG TRÌNH TIẾNG Email: VIỆT TIỂU HỌC nhuphanthiquynh@yah SAU 2015 ThS. PHAN THỊ QUỲNH NHƢ ThS. NGUYỄN TẤN oo.com.vn KIỆT TÓM TẮT Chương trình Tiểu học năm 2000 có những ưu điểm vượt trội so với chương trình Cải cách giáo dục trước đó. Tuy nhiên, nhiều nhà giáo dục vẫn nhìn thấy còn những mặt hạn chế nhất định. Vì thế, bài viết này bàn về hiện trạng và những đề xuất nhỏ về đổi mới nội dung chương trình Tiếng Việt ở tiểu học sau năm 2015. Từ khóa: hiện trạng, đề xuất, đổi mới, toàn diện ABSTRACT Current status and recommendations on reforms agenda Vietnamese primary after 2015 The primary program in 2000 has advantages compared with education reform program earlier. Howerver, many educatort still find certain drawbacks. Therefore, this article discusses the current situation and proposals for innovative small primary school after 2015. Key words: the statucs, proposals, innovation, comprehensive 1. Đặt vấn đề 415 Có thể nói vấn đề đổi mới nội dung chương trình giáo dục ở phổ thông sau năm 2015 đang là điểm nóng. Đổi mới và đổi mới như thế nào? Những mặt thành công và hạn chế trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học năm 2000? Để trả lời cho câu hỏi đặt ra là cả một lộ trình nhìn lại và đi tới. Bàn về chương trình Tiếng Việt tiểu học sau 2015 là một việc làm tất yếu của mỗi nhà giáo dục nhằm mong muốn hướng đến mục tiêu chương trình mang tính toàn diện và phù hợp, hiện đại và hội nhập. 2. Nội dung 2.1. Hiện trạng nội dung chương trình Tiếng Việt Tiểu học năm 2000 Thời gian qua, chúng ta đã có nhiều cuộc Hội thảo khoa học, nhiều bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành, nhiều ý kiến trong các cuộc họp chuyên môn của các nhà khoa học, nhà giáo khi bàn về hiện trạng nội dung chương trình Tiếng Việt tiểu học năm 2000. Từ những nhận xét, suy nghĩ kinh nghiệm và tâm huyết của các nhà giáo dục trên, chúng tôi cũng xin đưa ra những ý kiến riêng của mình nhằm góp thêm tiếng nói ở bài tham luận Hội thảo khoa học về mặt hạn chế của nội dung chương trình Tiếng Việt tiểu học năm 2000 như sau: 2.1.1. Kiến thức còn nặng tính hàn lâm, ngữ liệu thiếu tính chọn lọc Chương trình Tiếng Việt Tiểu học hiện nay vẫn còn khá ôm đồm, nặng tính hàn lâm, nội dung ngữ liệu chưa phù hợp với tư duy của người học nhỏ tuổi. Điều đó có thể nhận thấy nhiều ở phân môn Tập đọc. Một số ngữ liệu mà các nhà biên soạn sách giáo khoa (SGK) đưa vào dạy học là vượt mức hiểu của các em. Chẳng hạn, văn bản trong Người ăn xin (Tiếng Việt 4, tập 1), nghĩa hàm ẩn trong bài Tập đọc là nội dung chính của bài. Thế nhưng để HS nắm được bài một cách tốt nhất thì phải chăng độ tuổi của các em lại chưa đủ tầm để hiểu sâu? Hay trong SGK Tiếng Việt lớp 1, những câu thơ như: “Nơi ấy ngôi sao khuya/ Soi vào trong giấc ngủ/ Ngọn đèn khuya bóng mẹ/ Sáng một vầng trên sân.” hoặc “Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”, liệu HS lớp1 có hiểu hết ý nghĩa? Vậy tại sao những bài đồng dao dễ nhớ, dễ thuộc, gần gũi, rất phù hợp với trẻ lại chỉ vẻn vẹn có một bài duy nhất trong chương trình? Môn học bị cắt khúc do ngữ liệu SGK đưa ra là quá dài. Văn bản Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (Tiếng Việt 4, tập 1) được dạy ở tuần 1 và đến tuần 2 lại được dạy tiếp theo; Bốn anh tài (Tiếng Việt 4, tập 2) được dạy ở tuần 19 và tiếp tục sang tuần 20; Người công dân số Một (Tiếng Việt 5, tập 2) cũng thế, được dạy ở tuần 19 và tuần 20. Chúng ta không thiếu những ngữ liệu vừa đủ trong một đơn vị bài học. Điều đó khiến giờ học 416 văn của HS bị gián đoạn, tư duy hình tượng không theo dòng chảy cảm xúc sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến việc cảm thụ trong dạy học văn cho người học. Tuy nhiên, dù có ngữ liệu không kéo dài từ tuần trước đến tuần sau khiến môn học bị cắt khúc nhưng ngữ liệu quá dài trong một tiết khó đạt được mục tiêu dạy học như Sáng kiến của bé Hà, Chiếc bút mực (Tiếng Việt 2, tập 1), Người mẹ, Hũ bạc của người cha (Tiếng Việt 3, tập 1), Chú đi ...

Tài liệu được xem nhiều: