Danh mục

Hiệp định chống bán phá giá của WTO: Những thách thức, khó khăn trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam khi tham gia các Hiệp định tự do thế hệ mới FTA

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 496.67 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong khi các quốc gia thành viên WTO đang dần bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan thì các biện pháp tự vệ, thuế chống phá giá và thuế đối kháng vẫn ngày càng được nhiều quốc gia phát triển áp dụng một cách triệt để. Bài viết phân tích hiệp định chống bán phá giá của WTO khi Việt Nam tham gia ký kết FTA, với những thách thức, khó khăn trong xuất khẩu của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệp định chống bán phá giá của WTO: Những thách thức, khó khăn trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam khi tham gia các Hiệp định tự do thế hệ mới FTA HIỆP ĐỊNH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO: NHỮNG THÁCH THỨC, KHÓ KHĂN TRONG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH TỰ DO THẾ HỆ MỚI FTA TS. Trần Thành Thọ Trƣờng Đại học Thƣơng mại Tóm lược: Trong khi các quốc gia thành viên WTO đang dần b các rào cản thuế quan và phi thuế quan thì các biện pháp tự vệ, thuế chống phá giá và thuế đối kháng vẫn ngày càng được nhiều quốc gia phát triển áp dụng một cách triệt để. Nhiều nước đang phát triển và kém phát triển phải đối mặt với tình trạng hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại thị trường của mình và gánh chịu những thiệt hại cho sản xuất trong nước. Hàng hóa của Việt Nam c ng đã gặp phải những biện pháp chống bán phá giá mà nước sở tại áp dụng. Sự việc đó đã làm ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Bài viết phân tích hiệp định chống bán phá giá của WTO khi Việt Nam tham gia ký kết FTA, với những thách thức, khó khăn trong xuất khẩu của Việt Nam. Từ khóa: Chống bán phá giá, WTO, xuất khẩu, nhập khẩu, hội nhập quốc tế, FTA. 1. Đặt vấn đề. Việt Nam đã ký kết các FTA thế hệ mới, gồm: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu (VEAEU FTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và đang đàm phán ASEAN+6 (RCEP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Khối EFTA (VEFTA) và FTA giữa khối ASEAN với Hồng Kông. Đây là các Hiệp định ―FTA thế hệ mới‖ toàn diện, bao gồm: Thương mại hàng hóa, dịch vụ, điện tử; Phòng vệ thương mại; Đầu tư; Quy tắc xuất xứ; Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS); Thuận lợi hóa hải quan; Hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT); Sở hữu trí tuệ; Cạnh tranh; Mua sắm công; Phát triển bền vững; Thể chế và Pháp lý… FTA được coi là đòn bẩy khi các nước có quan hệ thương mại đáng kể có xu thế tạo lập với nhau một thị trường tự do hơn thông qua các FTA, với các cam kết mở cửa thị trường cho các nước tham gia cao hơn. Cụ thể: - Đối với EVFTA: EU là nền kinh tế lớn gồm 27 quốc gia thành viên, chiếm 20% GDP của toàn cầu; trình độ phát triển kinh tế xã hội cao, sức mua lớn, đa dạng và hiện tại EU là bạn hàng lớn thứ 2 của Việt Nam về xuất khẩu, thứ 5 về nhập khẩu. Sau khi ký Hiệp định sẽ có 90% hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU được hưởng mức thuế suất 0%. Khi EVFTA được ký kết, sẽ bổ sung 7% - 8% tăng trưởng trung bình của Việt Nam, có tới 90% hàng hóa vào thị trường EU được hưởng thuế suất 0%, tạo ra lợi thế về lượng xuất khẩu và phần giá trị gia tăng thu được. Xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ tăng khoảng 10% đến năm 2025. 1031 - Đối với VKFTA: Quan hệ đầu tư, thương mại, du lịch giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ được cải thiện. FTA giữa Việt Nam - Hàn Quốc mở ra cơ hội thu hút dòng vốn đầu tư rất lớn từ Hàn Quốc vào Việt Nam, đặc biệt là có thể kỳ vọng dòng vốn chảy vào các lĩnh vực, như công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp điện tử, nông nghiệp chế biến... Đặc biệt, Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường, xóa bỏ thuế quan có lộ trình đối với những sản phẩm hết sức nhạy cảm trong nước, như hoa quả tươi, chế biến (thuế suất khoảng 30% - 50%); một số rau quả nhiệt đới và nhất là những mặt hàng như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang, đỗ đỏ... (thuế suất những mặt hàng này rất cao, từ 241% đến 420%, do đây là hàng hóa đặc biệt nhạy cảm với Hàn Quốc). - Đối với CPTPP: các nước cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 65-95% số dòng thuế và xóa bỏ hoàn toàn từ 97-100% số dòng thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực, các mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế quan trong vòng 5-10 năm. Trong CPTPP Việt Nam cam kết xóa bỏ dòng thuế ở mức cao, theo đó 68% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 11 khi hiệp định có hiệu lực, đối với thuế xuất khẩu Việt Nam cam kết xóa bỏ phần lớn các mặt hàng hiện đang áp dụng thuế xuất khẩu theo lộ trình 5-15 năm sau khi hiệp định có hiệu lực. - Hiệp định EVFTA: các nội dung của hiệp định bao gồm: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hàng hóa thương mại các biện pháp an toàn thực phẩm…Trong EVFTA, Việt Nam và EU cam kết sẽ xóa bỏ đối với 99% số dòng thuế trong khoảng thời gian 7 năm đối với EU và 10 năm đối với Việt Nam. Đối với thuế xuất khẩu, Việt Nam cam kết xóa bỏ phần lớn thuế xuất khẩu sang EU và lộ trình lên đến 15 năm. - Đối với VEAEU FTA: Việt Nam nối lại quan hệ buôn bán, đầu tư đã có từ rất lâu với quy mô lớn giữa Việt Nam với các nước trong khối, đặc biệt là Nga, Bêlarút và Cadắcxtan. Quan hệ thương mại hai chiều giữa Việt Nam và 3 nước này được dự kiến cao gấp 3 lần hiện nay, sẽ tăng với tốc độ 18% - 20%/năm và quy mô đến năm 2020 sẽ đạt khoảng từ 7,2 tỷ USD đến 8 tỷ USD. Khi Việt Nam trở thành thành viên trong các hiệp định thế hệ mới FTA các nước tham gia hiệp định sẽ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm 3 nhóm biện pháp: biện pháp chống bán phá giá(i); biện pháp chống trợ cấp(ii) và biện pháp tự vệ thương mại(iii). Trong các biện pháp phòng vệ thương mại thì biện pháp chống bán phá giá được các quốc gia sử dụng phổ biến nhất trong quan hệ thương mại hiện nay. - Trong hiệp định CPTPP các nước thành viên CPTPP phải tuân thủ các quy định nêu trong hiệp định chống bán phá giá của WTO. Ngoài ra, các nước thống nhất phụ lục về thông lệ tốt nhất liên quan đến thủ tục áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Do đó, nội dung của CPTPP không bổ sung thêm bất kỳ quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của WTO liên quan đến chống bán phá giá (Điều 6.8). CPTPP là hiệp định tăng cường tính minh bạch và t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: