Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu với vấn đề phát triển doanh nghiệp Việt Nam
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.41 MB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU) – (EVFTA) là FTA thế hệ mới quan trọng, có nhiều ngoại ứng, vừa tạo ra thách thức, vừa mở ra cơ hội cho doanh nghiệp phát triển. Doanh nghiệp Việt từng được hưởng lợi nhiều từ hoạt động thương mại và FTA với EU, nhưng còn nhiều lãng phí, yếu kém, bởi nhiều nguyên nhân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu với vấn đề phát triển doanh nghiệp Việt Nam HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ThS. Lê Quốc Anh1 – Lê Thị Trâm Anh2Tóm tắt: Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU) – (EVFTA) là FTA thế hệ mới quan trọng, có nhiều ngoại ứng, vừa tạo ra thách thức, vừa mở ra cơ hội cho doanh nghiệp phát triển. Doanh nghiệp Việt từng được hưởng lợi nhiều từ hoạt động thương mại và FTA với EU, nhưng còn nhiều lãng phí, yếu kém, bởi nhiều nguyên nhân. Nay trước yêu cầu cấp thiết, nước ta nên tham khảo kinh nghiệm Trung Quốc, dựa vào EVFTA để phát triển doanh nghiệp. Cụ thể, cần xây dựng học thuyết phát triển riêng, đổi mới thể chế, thực thi chính sách sát thực, làm định hướng và tạo khuôn nền. Thành lập các bộ phận chuyên về khai thác từng FTA, cũng như tổng hợp các FTA, để phát huy lợi thế, hạn chế tác động tiêu cực, chuyển đổi doanh nghiệp yếu thế. Khai thác tác động từ EVFTA để phát triển các thương hiệu quốc gia, các doanh nghiệp hỗ trợ, hình thành các chuỗi cung ứng, phát triển tổng hợp các doanh nghiệp đặc thù. Thu hút khôn ngoan đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ EU và đối tác liên quan, để phát triển tốt doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh. Hình thành hệ thống doanh nghiệp hội nhập, với khu vực doanh nghiệp nội phát triển, khu vực FDI tích cực, đóng góp nhiều vào tăng trưởng và nâng cao chất lượng tăng trưởng...Từ khóa: Doanh nghiệp, EVFTA, tăng trưởng.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiếm có vấn đề nào ở nước ta có mức độ quan tâm được nâng cấp nhanh như phát triển doanhnghiệp. Mãi tới năm 2011, khi đa phần các nước đã xem doanh nghiệp là trung tâm của nền kinh tế,Việt Nam mới lần đầu tiên xem số liệu về doanh nghiệp phải ngừng hoạt động là chỉ tiêu quan trọng.Nhưng sau đó, ngày 16 tháng 5 năm 2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ–CP, đặt mụctiêu có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020. Tiếp đó, ngày 03 tháng 6 năm 2017, Nghị quyếtHội nghị Trung ương 5 khóa XII, đặt mục tiêu năm 2020 có 1 triệu doanh nghiệp, đến năm 2025 cóhơn 1,5 triệu doanh nghiệp và đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp. Và nay, phát triển doanhnghiệp được xem là chìa khóa để nước ta đạt kỳ vọng trở thành nước thu nhập trung bình cao, rồi thànhnước thu nhập cao vào các năm 2030 và 2045, chào mừng 100 năm ngày thành lập Đảng, thành lậpnước. Song, không phải muốn là được, bởi đây là nhiệm vụ khó khăn đối với nước mới có thu nhậptrung bình thấp (Lê Quốc Anh & Lê Thị Trâm Anh, 2018a), nên khi EVFTA có hiệu lực, thì cần khaithác sâu tác động từ đó để phát triển doanh nghiệp. Vì thế, trong thời gian tới, nước ta vừa cần tập trungkhai thác EVFTA, để góp phần tạo ra tăng trưởng cao; vừa cần có những giải pháp lồng ghép, đồng bộđể phát triển hệ thống doanh nghiệp quốc gia. Vậy, đâu là cơ sở khoa học và thực tiễn của các giải phápcần có, chúng cần được triển khai theo các định hướng nào, dựa theo kinh nghiệm của nước nào, cácgiải pháp cụ thể ra sao… Để góp phần làm sáng tỏ các vấn đề trên, bài viết này tập trung nghiên cứu:(i) EVFTA – cam kết rộng, thách thức cao, mở ra nhiều cơ hội cho phát triển doanh nghiệp ở nước ta;(ii) Thực trạng phát triển doanh nghiệp Việt Nam dưới tác động của hoạt động thương mại và FTAvới EU; (iii) Các giải pháp để phát triển nhanh, mạnh, hiệu quả doanh nghiệp, nhằm khai thác tốtnhất EVFTA.1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.2 Trường Đại học New South Wales, Australia.262. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU FTA thế hệ mới mới có cách đây vài năm, nên cơ sở lý thuyết về phát triển doanh nghiệp dưới tácđộng của nó còn là vấn đề mới mẻ, cả trên thế giới và lẫn ở nước ta. Hơn nữa, đây là chuyên đề phântích về ảnh hưởng của một FTA cụ thể, đến sự phát triển doanh nghiệp ở một quốc gia cụ thể, mới cóhiệu lực trong một thời gian ngắn. Nên đây vừa là khoảng trống cần nghiên cứu, vừa đòi hỏi để thựchiện chuyên đề này, cần xây dựng khung phân tích tương thích. Mặt khác, là chuyên đề phân tích kinhtế, nên cơ sở lý thuyết được dùng để xây dựng khung phân tích là kinh tế học, nhất là kinh tế vĩ mô,kinh tế vi mô, kinh tế phát triển, quản trị doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp... Ngoài ra, còn sử dụngcác kiến thức về quản trị học, thống kê kinh tế, cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, chuỗi giá trị, vàcác thông tin, đánh giá về các vấn đề trên cùng các diễn biến của chúng trong các lĩnh vực đó. Từnguồn tài liệu thu thập được, tiến hành nghiên cứu định tính, thông qua các phương pháp: phân tích vàtổng hợp lý thuyết, chuyên gia, phân tích tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu lịch sử… Trên quan điểmduy vật biện chứng, dùng phép diễn dịch để suy đoán hệ quả tất yếu, dùng phép so sánh để đưa ra nhậnđịnh trung gian, sử dụng phép quy nạp để đưa ra kết luận, tổng hợp lại để đề đạt kiến nghị, giải pháp.Số liệu được thu thập từ Ngân hàng Thế giới (WB), Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Tổng cụcThống kê (GSO), Tổng cục Hải quan; các số liệu không dẫn nguồn là được thu thập từ Sách trắngDoanh nghiệp Việt Nam 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN3.1. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu – cam kết rộng, thách thứccao, mở ra nhiều cơ hội cho phát triển doanh nghiệp ở nước ta 3.1.1. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu – hiệp định thương mại tựdo thế hệ mới điển hình EVFTA là FTA giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU, được Thủ tướng Việt Nam và Chủ tịchEU đồng ý khởi động đàm phán vào tháng 10 năm 2010. Sau đó chính thức đàm phán từ tháng 6 năm2012, và kết thúc đàm phán ngày 01 tháng 12 năm 2015. Tháng 9 năm 2017, tách riêng nội dung bảohộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư, thành Hiệp định Bảo hộ đầutư (IPA). ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu với vấn đề phát triển doanh nghiệp Việt Nam HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ThS. Lê Quốc Anh1 – Lê Thị Trâm Anh2Tóm tắt: Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU) – (EVFTA) là FTA thế hệ mới quan trọng, có nhiều ngoại ứng, vừa tạo ra thách thức, vừa mở ra cơ hội cho doanh nghiệp phát triển. Doanh nghiệp Việt từng được hưởng lợi nhiều từ hoạt động thương mại và FTA với EU, nhưng còn nhiều lãng phí, yếu kém, bởi nhiều nguyên nhân. Nay trước yêu cầu cấp thiết, nước ta nên tham khảo kinh nghiệm Trung Quốc, dựa vào EVFTA để phát triển doanh nghiệp. Cụ thể, cần xây dựng học thuyết phát triển riêng, đổi mới thể chế, thực thi chính sách sát thực, làm định hướng và tạo khuôn nền. Thành lập các bộ phận chuyên về khai thác từng FTA, cũng như tổng hợp các FTA, để phát huy lợi thế, hạn chế tác động tiêu cực, chuyển đổi doanh nghiệp yếu thế. Khai thác tác động từ EVFTA để phát triển các thương hiệu quốc gia, các doanh nghiệp hỗ trợ, hình thành các chuỗi cung ứng, phát triển tổng hợp các doanh nghiệp đặc thù. Thu hút khôn ngoan đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ EU và đối tác liên quan, để phát triển tốt doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh. Hình thành hệ thống doanh nghiệp hội nhập, với khu vực doanh nghiệp nội phát triển, khu vực FDI tích cực, đóng góp nhiều vào tăng trưởng và nâng cao chất lượng tăng trưởng...Từ khóa: Doanh nghiệp, EVFTA, tăng trưởng.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiếm có vấn đề nào ở nước ta có mức độ quan tâm được nâng cấp nhanh như phát triển doanhnghiệp. Mãi tới năm 2011, khi đa phần các nước đã xem doanh nghiệp là trung tâm của nền kinh tế,Việt Nam mới lần đầu tiên xem số liệu về doanh nghiệp phải ngừng hoạt động là chỉ tiêu quan trọng.Nhưng sau đó, ngày 16 tháng 5 năm 2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ–CP, đặt mụctiêu có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020. Tiếp đó, ngày 03 tháng 6 năm 2017, Nghị quyếtHội nghị Trung ương 5 khóa XII, đặt mục tiêu năm 2020 có 1 triệu doanh nghiệp, đến năm 2025 cóhơn 1,5 triệu doanh nghiệp và đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp. Và nay, phát triển doanhnghiệp được xem là chìa khóa để nước ta đạt kỳ vọng trở thành nước thu nhập trung bình cao, rồi thànhnước thu nhập cao vào các năm 2030 và 2045, chào mừng 100 năm ngày thành lập Đảng, thành lậpnước. Song, không phải muốn là được, bởi đây là nhiệm vụ khó khăn đối với nước mới có thu nhậptrung bình thấp (Lê Quốc Anh & Lê Thị Trâm Anh, 2018a), nên khi EVFTA có hiệu lực, thì cần khaithác sâu tác động từ đó để phát triển doanh nghiệp. Vì thế, trong thời gian tới, nước ta vừa cần tập trungkhai thác EVFTA, để góp phần tạo ra tăng trưởng cao; vừa cần có những giải pháp lồng ghép, đồng bộđể phát triển hệ thống doanh nghiệp quốc gia. Vậy, đâu là cơ sở khoa học và thực tiễn của các giải phápcần có, chúng cần được triển khai theo các định hướng nào, dựa theo kinh nghiệm của nước nào, cácgiải pháp cụ thể ra sao… Để góp phần làm sáng tỏ các vấn đề trên, bài viết này tập trung nghiên cứu:(i) EVFTA – cam kết rộng, thách thức cao, mở ra nhiều cơ hội cho phát triển doanh nghiệp ở nước ta;(ii) Thực trạng phát triển doanh nghiệp Việt Nam dưới tác động của hoạt động thương mại và FTAvới EU; (iii) Các giải pháp để phát triển nhanh, mạnh, hiệu quả doanh nghiệp, nhằm khai thác tốtnhất EVFTA.1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.2 Trường Đại học New South Wales, Australia.262. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU FTA thế hệ mới mới có cách đây vài năm, nên cơ sở lý thuyết về phát triển doanh nghiệp dưới tácđộng của nó còn là vấn đề mới mẻ, cả trên thế giới và lẫn ở nước ta. Hơn nữa, đây là chuyên đề phântích về ảnh hưởng của một FTA cụ thể, đến sự phát triển doanh nghiệp ở một quốc gia cụ thể, mới cóhiệu lực trong một thời gian ngắn. Nên đây vừa là khoảng trống cần nghiên cứu, vừa đòi hỏi để thựchiện chuyên đề này, cần xây dựng khung phân tích tương thích. Mặt khác, là chuyên đề phân tích kinhtế, nên cơ sở lý thuyết được dùng để xây dựng khung phân tích là kinh tế học, nhất là kinh tế vĩ mô,kinh tế vi mô, kinh tế phát triển, quản trị doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp... Ngoài ra, còn sử dụngcác kiến thức về quản trị học, thống kê kinh tế, cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, chuỗi giá trị, vàcác thông tin, đánh giá về các vấn đề trên cùng các diễn biến của chúng trong các lĩnh vực đó. Từnguồn tài liệu thu thập được, tiến hành nghiên cứu định tính, thông qua các phương pháp: phân tích vàtổng hợp lý thuyết, chuyên gia, phân tích tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu lịch sử… Trên quan điểmduy vật biện chứng, dùng phép diễn dịch để suy đoán hệ quả tất yếu, dùng phép so sánh để đưa ra nhậnđịnh trung gian, sử dụng phép quy nạp để đưa ra kết luận, tổng hợp lại để đề đạt kiến nghị, giải pháp.Số liệu được thu thập từ Ngân hàng Thế giới (WB), Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Tổng cụcThống kê (GSO), Tổng cục Hải quan; các số liệu không dẫn nguồn là được thu thập từ Sách trắngDoanh nghiệp Việt Nam 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN3.1. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu – cam kết rộng, thách thứccao, mở ra nhiều cơ hội cho phát triển doanh nghiệp ở nước ta 3.1.1. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu – hiệp định thương mại tựdo thế hệ mới điển hình EVFTA là FTA giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU, được Thủ tướng Việt Nam và Chủ tịchEU đồng ý khởi động đàm phán vào tháng 10 năm 2010. Sau đó chính thức đàm phán từ tháng 6 năm2012, và kết thúc đàm phán ngày 01 tháng 12 năm 2015. Tháng 9 năm 2017, tách riêng nội dung bảohộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư, thành Hiệp định Bảo hộ đầutư (IPA). ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế thương mại Hiệp định thương mại tự do Phát triển doanh nghiệp Việt Nam Hoạt động thương mại Đầu tư trực tiếp nước ngoàiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Những hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và giải pháp khắc phục hạn chế
18 trang 348 0 0 -
Những quy định trong luật cạnh tranh
40 trang 244 0 0 -
17 trang 216 0 0
-
10 trang 216 0 0
-
Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng năng suất tại Việt Nam
17 trang 209 0 0 -
Đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam
3 trang 170 0 0 -
Ứng dụng mô hình ARDL nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
9 trang 165 0 0 -
Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế vùng Đông Nam bộ
8 trang 140 0 0 -
Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa
3 trang 122 0 0 -
100 trang 116 0 0