Hiệp định TPP và những thách thức đối với hoạt động của dịch vụ tài chính ở Việt Nam sau năm 2015
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 256.56 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã kết thúc đàm phán và có thể được ký kết trong Quí 1- 2016. Việc thực thi Hiệp định này mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức lớn đối với ngành dịch vụ tài chính của Việt Nam. Bài viết phân tích những thách thức đối với dịch vụ tài chính của Việt Nam trước bối cảnh hội nhập TPP, nhằm giúp các bên liên quan có những điều chỉnh phù hợp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệp định TPP và những thách thức đối với hoạt động của dịch vụ tài chính ở Việt Nam sau năm 2015 HIỆP ĐỊNH TPP VÀ NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM SAU NĂM 2015 TS. Ngô Tuấn Anh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã kết thúc đàm phán và có thể được ký kết trong Quí 1- 2016. Việc thực thi Hiệp định này mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức lớn đối với ngành dịch vụ tài chính của Việt Nam. Bài viết phân tích những thách thức đối với dịch vụ tài chính của Việt Nam trước bối cảnh hội nhập TPP, nhằm giúp các bên liên quan có những điều chỉnh phù hợp. Từ khóa: TPP, dịch vụ tài chính, ngân hàng. 1. Giới thiệu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện bao gồm 12 nước thành viên, bao gồm New Zealand, Brunei, Chile, Singapore, Australia, Peru, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico và Nhật Bản, Ngày 5/10/2015, 12 nước TPP đã tuyên bố kết thúc đàm phán Hiệp định và sẽ tiến hành rà soát pháp lý và hoàn tất các công việc kỹ thuật, dự kiến sẽ được ký kết trong Quí 1 năm 2016. Hiệp định TPP là một Hiệp định theo mô hình FTA thế hệ mới không chỉ tập trung vào tự do hóa đối với lĩnh vực thương mại hàng hóa mà còn mở rộng đối với lĩnh vực dịch vụ và đầu tư, trong đó có các ngành dịch vụ tài chính. Các nước TPP phải cam kết tuân thủ các nghĩa vụ mở cửa thị trường dịch vụ theo cách tiếp cận chọn bỏ, ngoại trừ những lĩnh vực được đưa vào danh mục bảo lưu có chọn lọc. Theo Bộ Tài chính (2015), Các cam kết thuộc Chương Dịch vụ tài chính của Hiệp định TPP tạo ra 3 thành tố cơ bản hướng tới đẩy mạnh sự phát triển của thị trường dịch vụ tài chính ở Việt Nam gồm: (i) Mở rộng cam kết về mở cửa thị trường đi kèm với cơ chế minh bạch hóa tạo cơ hội tiếp cận thị trường tốt hơn cho các 581 nhà đầu tư nước ngoài; (ii) Áp dụng cơ chế bảo hộ đầu tư nhằm đảm bảo đầy đủ lợi ích của các nhà đầu tư; (iii) Đảm bảo không gian chính sách để thực hiện các biện pháp quản lý thận trọng nhằm xây dựng một nền tài chính vĩ mô ổn định. Cụ thể như sau: - Về mở rộng cam kết về mở cửa thị trường đi kèm với cơ chế minh bạch hóa: So với cam kết WTO, Việt Nam cam kết mở cửa bổ sung đối với một số loại hình dịch vụ mới nhằm tạo cơ hội tiếp cận thị trường cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài như: (i) mở cửa dịch vụ nhượng tái bảo hiểm qua biên giới; (ii) dành đối xử quốc gia cho các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài đối với một số dịch vụ như xử lý dữ liệu tài chính qua biên giới; dịch vụ tư vấn và các dịch vụ phụ trợ qua biên giới liên quan tới giao dịch tài khoản tự doanh hoặc tài khoản của khách hàng; (iii) mở cửa dịch vụ quản lý danh mục đầu tư qua biên giới. - Về cơ chế bảo hộ nhà đầu tư nước ngoài: mở cửa thị trường dịch vụ tài chính kết hợp với nghĩa vụ bảo hộ đầu tư thông qua việc bổ sung các nghĩa vụ cam kết liên quan đến bảo hộ đầu tư như cơ chế giải quyết tranh chấp, nguyên tắc đối xử tối thiểu MST. Trong đó, cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định chi tiết theo các cấp độ: Nhà nước với Nhà nước với Nhà đầu tư với Nhà nước, đặc biệt cơ chế Nhà đầu tư với Nhà nước cho phép đảm bảo đầy đủ quyền lợi của các nhà đầu tư khi tham gia thị trường. Quy trình giải quyết tranh chấp được quy định rõ ràng, cụ thể đảm bảo tính minh bạch, có hiệu quả. - Về việc đảm bảo không gian chính sách để thực hiện các biện pháp quản lý thận trọng cho các nước: TPP cho phép các nước áp dụng các ngoại lệ cần thiết, tạo ra không gian chính sách gồm các biện pháp thận trọng, các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia, quyền lợi và thông tin cá nhân; chính sách về tỷ giá, tiền tệ nhằm đảm bảo một môi trường đầu tư ổn định, an toàn. Bên cạnh đó, TPP ràng buộc nghĩa vụ các nước thành viên phải tuân thủ nguyên tắc “chỉ tiến không lùi” trong việc điều hành chính sách đối với các ngành dịch vụ, theo đó nếu Việt Nam điều chỉnh, sửa đổi quy định pháp luật trong nước theo hướng tự do hóa hơn, thông thoáng hơn so với mức cam kết ban đầu thì sẽ tự động trở thành nghĩa vụ ràng buộc, không được ban hành chính sách quay trở lại mức cam kết ban đầu. Bên cạnh đó, các nước TPP phải đảm bảo thực hiện các quy trình thủ tục cấp phép nhanh chóng và thuận tiện, tuân thủ thời gian phê duyệt hồ sơ cấp phép cho các nhà đầu tư nước ngoài không quá 120 ngày. 582 2. Những thách thức, cơ hội đối với dịch vụ tài chính 2.1. Những thách thức Thứ nhất, đối mặt với sự cạnh tranh không cân sức với các ngân hàng nước ngoài, nguy cơ mất thị trường là rất lớn Với việc Việt Nam chính thức hội nhập TPP, sẽ có nhiều tập đoàn, ngân hàng lớn của 11 quốc gia cùng tham gia TPP có dịch vụ tài chính ngân hàng phát triển nhất thế giới như Mỹ, Nhật Bản... sẽ tham gia thị trường. Các ngân hàng nội địa sẽ đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, không cân sức nếu các ngân hàng nội địa không có chiến lược kinh doanh hợp lý. Đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, việc dần xóa bỏ các điều kiện thị trường lại trở thành thách thức do hệ thống ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế. Về tiếp cận dịch vụ ngân hàng, tuy đã có những tiến bộ nhưng vẫn ở mức thấp so với một số nước trong khu vực và trên thế giới. Điều này làm tăng cơ hội cho các ngân hàng nước ngoài tại thị trường Việt Nam. Khối ngân hàng ngoại còn có khả năng thu hút khách hàng là các doanh nghiệp địa phương dựa vào uy tín thương hiệu trên thị trường cũng như sức mạnh tài chính mà các ngân hàng nội không dễ cạnh tranh được. Nhiều thành viên của TPP là những nước có thị trường tài chính, ngân hàng rất phát triển (Hoa Kỳ, Australia, Singapore), hoặc đã mở cửa đáng kể cho sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài (New Zealand), hoặc là lợi ích sẽ không bị tác động đáng kể bởi việc mở cửa thị trường dịch v ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệp định TPP và những thách thức đối với hoạt động của dịch vụ tài chính ở Việt Nam sau năm 2015 HIỆP ĐỊNH TPP VÀ NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM SAU NĂM 2015 TS. Ngô Tuấn Anh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã kết thúc đàm phán và có thể được ký kết trong Quí 1- 2016. Việc thực thi Hiệp định này mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức lớn đối với ngành dịch vụ tài chính của Việt Nam. Bài viết phân tích những thách thức đối với dịch vụ tài chính của Việt Nam trước bối cảnh hội nhập TPP, nhằm giúp các bên liên quan có những điều chỉnh phù hợp. Từ khóa: TPP, dịch vụ tài chính, ngân hàng. 1. Giới thiệu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện bao gồm 12 nước thành viên, bao gồm New Zealand, Brunei, Chile, Singapore, Australia, Peru, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico và Nhật Bản, Ngày 5/10/2015, 12 nước TPP đã tuyên bố kết thúc đàm phán Hiệp định và sẽ tiến hành rà soát pháp lý và hoàn tất các công việc kỹ thuật, dự kiến sẽ được ký kết trong Quí 1 năm 2016. Hiệp định TPP là một Hiệp định theo mô hình FTA thế hệ mới không chỉ tập trung vào tự do hóa đối với lĩnh vực thương mại hàng hóa mà còn mở rộng đối với lĩnh vực dịch vụ và đầu tư, trong đó có các ngành dịch vụ tài chính. Các nước TPP phải cam kết tuân thủ các nghĩa vụ mở cửa thị trường dịch vụ theo cách tiếp cận chọn bỏ, ngoại trừ những lĩnh vực được đưa vào danh mục bảo lưu có chọn lọc. Theo Bộ Tài chính (2015), Các cam kết thuộc Chương Dịch vụ tài chính của Hiệp định TPP tạo ra 3 thành tố cơ bản hướng tới đẩy mạnh sự phát triển của thị trường dịch vụ tài chính ở Việt Nam gồm: (i) Mở rộng cam kết về mở cửa thị trường đi kèm với cơ chế minh bạch hóa tạo cơ hội tiếp cận thị trường tốt hơn cho các 581 nhà đầu tư nước ngoài; (ii) Áp dụng cơ chế bảo hộ đầu tư nhằm đảm bảo đầy đủ lợi ích của các nhà đầu tư; (iii) Đảm bảo không gian chính sách để thực hiện các biện pháp quản lý thận trọng nhằm xây dựng một nền tài chính vĩ mô ổn định. Cụ thể như sau: - Về mở rộng cam kết về mở cửa thị trường đi kèm với cơ chế minh bạch hóa: So với cam kết WTO, Việt Nam cam kết mở cửa bổ sung đối với một số loại hình dịch vụ mới nhằm tạo cơ hội tiếp cận thị trường cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài như: (i) mở cửa dịch vụ nhượng tái bảo hiểm qua biên giới; (ii) dành đối xử quốc gia cho các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài đối với một số dịch vụ như xử lý dữ liệu tài chính qua biên giới; dịch vụ tư vấn và các dịch vụ phụ trợ qua biên giới liên quan tới giao dịch tài khoản tự doanh hoặc tài khoản của khách hàng; (iii) mở cửa dịch vụ quản lý danh mục đầu tư qua biên giới. - Về cơ chế bảo hộ nhà đầu tư nước ngoài: mở cửa thị trường dịch vụ tài chính kết hợp với nghĩa vụ bảo hộ đầu tư thông qua việc bổ sung các nghĩa vụ cam kết liên quan đến bảo hộ đầu tư như cơ chế giải quyết tranh chấp, nguyên tắc đối xử tối thiểu MST. Trong đó, cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định chi tiết theo các cấp độ: Nhà nước với Nhà nước với Nhà đầu tư với Nhà nước, đặc biệt cơ chế Nhà đầu tư với Nhà nước cho phép đảm bảo đầy đủ quyền lợi của các nhà đầu tư khi tham gia thị trường. Quy trình giải quyết tranh chấp được quy định rõ ràng, cụ thể đảm bảo tính minh bạch, có hiệu quả. - Về việc đảm bảo không gian chính sách để thực hiện các biện pháp quản lý thận trọng cho các nước: TPP cho phép các nước áp dụng các ngoại lệ cần thiết, tạo ra không gian chính sách gồm các biện pháp thận trọng, các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia, quyền lợi và thông tin cá nhân; chính sách về tỷ giá, tiền tệ nhằm đảm bảo một môi trường đầu tư ổn định, an toàn. Bên cạnh đó, TPP ràng buộc nghĩa vụ các nước thành viên phải tuân thủ nguyên tắc “chỉ tiến không lùi” trong việc điều hành chính sách đối với các ngành dịch vụ, theo đó nếu Việt Nam điều chỉnh, sửa đổi quy định pháp luật trong nước theo hướng tự do hóa hơn, thông thoáng hơn so với mức cam kết ban đầu thì sẽ tự động trở thành nghĩa vụ ràng buộc, không được ban hành chính sách quay trở lại mức cam kết ban đầu. Bên cạnh đó, các nước TPP phải đảm bảo thực hiện các quy trình thủ tục cấp phép nhanh chóng và thuận tiện, tuân thủ thời gian phê duyệt hồ sơ cấp phép cho các nhà đầu tư nước ngoài không quá 120 ngày. 582 2. Những thách thức, cơ hội đối với dịch vụ tài chính 2.1. Những thách thức Thứ nhất, đối mặt với sự cạnh tranh không cân sức với các ngân hàng nước ngoài, nguy cơ mất thị trường là rất lớn Với việc Việt Nam chính thức hội nhập TPP, sẽ có nhiều tập đoàn, ngân hàng lớn của 11 quốc gia cùng tham gia TPP có dịch vụ tài chính ngân hàng phát triển nhất thế giới như Mỹ, Nhật Bản... sẽ tham gia thị trường. Các ngân hàng nội địa sẽ đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, không cân sức nếu các ngân hàng nội địa không có chiến lược kinh doanh hợp lý. Đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, việc dần xóa bỏ các điều kiện thị trường lại trở thành thách thức do hệ thống ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế. Về tiếp cận dịch vụ ngân hàng, tuy đã có những tiến bộ nhưng vẫn ở mức thấp so với một số nước trong khu vực và trên thế giới. Điều này làm tăng cơ hội cho các ngân hàng nước ngoài tại thị trường Việt Nam. Khối ngân hàng ngoại còn có khả năng thu hút khách hàng là các doanh nghiệp địa phương dựa vào uy tín thương hiệu trên thị trường cũng như sức mạnh tài chính mà các ngân hàng nội không dễ cạnh tranh được. Nhiều thành viên của TPP là những nước có thị trường tài chính, ngân hàng rất phát triển (Hoa Kỳ, Australia, Singapore), hoặc đã mở cửa đáng kể cho sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài (New Zealand), hoặc là lợi ích sẽ không bị tác động đáng kể bởi việc mở cửa thị trường dịch v ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Dịch vụ tài chính Hiệp định TPP Hiệp định FTA Doanh nghiệp FDI Hiện tượng gian lận thương mạiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Thực trạng phát triển Mobile Money ở Việt Nam và một số khuyến nghị
6 trang 213 0 0 -
Bàn về xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - Ngân hàng ở Việt Nam
4 trang 195 0 0 -
197 trang 153 0 0
-
3 trang 150 0 0
-
Lý thuyết về định giá đầu tư (Tập 2): Phần 1
266 trang 131 0 0 -
Phát triển Fintech ứng dụng Big data và AI cho ngân hàng Việt Nam
20 trang 97 0 0 -
Quy mô công ty nào phù hợp với tân cử nhân?
4 trang 96 0 0 -
1032 trang 86 0 0
-
Tăng cường liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước nhằm nâng cao hiệu quả dòng vốn FDI
5 trang 78 0 0 -
Thuyết trình: Đấu thầu quốc tế trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam
48 trang 76 0 0