Danh mục

Hiểu đúng về sự đánh đổi lạm phát - thất nghiệp từ đường cong Phillips

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 386.12 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết giúp bạn hiểu được những động cơ khiến đường cong Phillips không đúng trong khoảng hơn một thập niên qua, sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có thêm góc nhìn thú vị về mối quan hệ đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát, từ đó có những phản ứng chính sách thích đáng hơn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiểu đúng về sự đánh đổi lạm phát - thất nghiệp từ đường cong Phillips HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 43. 1Nguyễn Trí Minh* Tóm lược Đường cong Phillips, lần đầu xuất hiện vào năm 1958, là mô hình biểu diễn quan hệ đánh đổi giữa tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát và đã được áp dụng trong hoạch định chính sách. Tuy nhiên, đường cong Phillips có những hạn chế và đã có những ý kiến tranh luận xung quanh vấn đề này. Trong những năm gần đây, ở các nước phát triển có những dấu hiệu cho thấy đường cong Phillips đang bị “phẳng hóa”. Trong khi đó ở Việt Nam, khó xác định chính xác mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát, do việc thống kê, đo lường tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Từ khóa: Lạm phát, thất nghiệp, đường cong Phillips. Mở đầu Hầu hết các nhà kinh tế, chính trị gia trên thế giới tin rằng giữa lạm phát và thất nghiệp có sự đánh đổi. Các chính sách kinh tế, nhất là chính sách tài khóa, tiền tệ, kích cầu nền kinh tế, trước tiên phải chú ý đến mối quan hệ này để cân nhắc các liều lượng chính sách thích hợp. Giảm lãi suất có thể dẫn đến nguy cơ lạm phát nhưng đổi lại thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, giảm thất nghiệp (và ngược lại). Tuy nhiên, những bằng chứng gần đây về sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp, nhất là ở các nền kinh tế phát triển, đã không chính xác như những gì lý thuyết đường cong Phillips dự báo. Tại sao như thế? Hiểu được những động cơ khiến đường cong Phillips không đúng trong khoảng hơn một thập niên qua, sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có thêm góc nhìn thú vị về mối quan hệ đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát, từ đó có những phản ứng chính sách thích đáng hơn. * Trường Đại học Kinh tế TP. HCM |Email liên hệ: minhntri@ueh.edu.vn 603 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Nguyên lý về sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp “Đường cong Phillips” được đặt theo tên của William Phillips (1914-1975) nhà kinh tế học người New Zealand thuộc trường phái kinh tế Keynes. Đường cong này xuất phát từ kết quả nghiên cứu của Phillips đăng trên tạp chí Economica năm 1958, trong đó ông nhận thấy tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thay đổi tiền lương ở Vương quốc Anh giai đoạn 1861- 1957 có mối quan hệ ngược chiều. Nói cách khác, khi tỷ lệ thất nghiệp thấp, tỷ lệ gia tăng tiền lương sẽ cao và ngược lại. Hình 1: Mô phỏng đường cong Phillips Nguồn: Engemann, 2020 Điều này được Phillips giải thích rằng khi tỷ lệ thất nghiệp cao, giới chủ doanh nghiệp có nhiều lựa chọn trong tuyển dụng lao động, nên có rất ít động lực để tăng lương. Ngược lại, khi tỷ lệ thất nghiệp thấp, giới chủ khó kiếm tuyển dụng lao động mới hơn, khiến họ phải tăng lương nhiều hơn. Sau đó, dựa trên nghiên cứu của Phillips, Paul Samuelson và Robert Solow (1960), cũng thuộc trường phái Keynes, đã tìm ra mối quan hệ tương tự giữa tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát, và đặt tên cho mối quan hệ này là “đường cong Phillips”. Đường cong Phillips có thể được xem là công cụ củng cố lý luận kinh tế của trường phái Keynes, vốn chú trọng vào tác động của tổng cầu lên nền kinh tế. Tổng cầu gia tăng sẽ giúp các doanh nghiệp tuyển dụng nhiều lao động hơn, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên, khi nền kinh tế tiến gần đến mức toàn dụng lao động, áp lực từ yêu cầu được tăng 604 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM lương của người lao động sẽ lớn hơn, do doanh nghiệp khó tìm được người mới và người lao động cũng khó tìm chỗ làm khác hơn. Việc tăng lương, cùng với tăng tổng cầu, có thể khiến doanh nghiệp phải gia tăng giá thành sản phẩm bán ra, dẫn đến lạm phát. Nếu tuân theo đường cong Phillips, các nhà hoạch định chính sách sẽ phải xem xét sự đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát, và lạm phát là cái giá phải trả cho việc phát triển kinh tế và tạo thêm việc làm cho người dân. Cái giá của sự đánh đổi này càng cao khi tỷ lệ thất nghiệp ở mức càng thấp. Những tranh luận về đường cong Phillips Sau khi được công bố, đường cong Phillips được sử dụng rộng rãi trong việc hoạch định chính sách. Tuy nhiên, đến cuối thập niên 1960, các nhà kinh tế học thuộc trường phái tiền tệ (monetarist) Milton Friedman (1968) và Edmund Phelps (1967, 1968), đã đưa ra những luận điểm phản bác tính thực tế của đường cong Phillips. Họ cho rằng mối quan hệ được thể hiện qua đường cong Phillips chỉ mang tính ngắn hạn, ...

Tài liệu được xem nhiều: