Danh mục

Hiệu quả bảo vệ cơ tim của sevoflurane trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 455.62 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả bảo vệ cơ tim của sevoflurane trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành dựa trên sự thay đổi của men tim, thuốc tăng co bóp cơ tim, tỉ lệ bệnh nhân bị sốc điện sau tháo kẹp động mạch chủ, sự ổn định của huyết động trong và sau mổ, kết quả phẫu thuật ngắn hạn trong vòng 30 ngày sau mổ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệu quả bảo vệ cơ tim của sevoflurane trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học HIỆU QUẢ BẢO VỆ CƠ TIM CỦA SEVOFLURANE TRONG PHẪU THUẬT BẮC CẦU ĐỘNG MẠCH VÀNH Hồ Thị Xuân Nga*, Nguyễn Thị Qúy*, Hoàng Anh Khôi* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả bảo vệ cơ tim của sevoflurane trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (BCĐMV) dựa trên sự thay đổi của men tim, thuốc tăng co bóp cơ tim (TCBCT), tỉ lệ bệnh nhân bị sốc điện sau tháo kẹp động mạch chủ, sự ổn định của huyết động trong và sau mổ, kết quả phẫu thuật ngắn hạn trong vòng 30 ngày sau mổ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp tiền cứu từ 3/2010 đến 5/2011 tại Viện Tim Thành Phố Hồ Chí Minh. Nhóm nghiên cứu gồm 64 bệnh nhân được chia làm hai nhóm, 34 bệnh nhân ở nhóm sevoflurane, 30 bệnh nhân nhóm propofol, được lựa chọn ngẫu nhiên phương pháp gây mê theo phương pháp chuyển vị nhóm ngẫu nhiên phân tầng theo nhóm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Kết quả: Các đặc điểm về gây mê hồi sức và phẫu thuật đều tương đồng nhau ở hai nhóm bệnh nhân. Đặc điểm về hiệu quả bảo vệ cơ tim, nhóm sevoflurane có tỉ lệ sốc điện sau khi tháo kẹp động mạch chủ là 5,9% so với nhóm propofol 43,3% (p = 0,001). Tỉ lệ sử dụng thuốc dãn mạch của nhóm sevoflurane trong mổ là 20,6% so với nhóm propofol 56,7% (p= 0,003). Tỉ lệ sử dụng thuốc tăng co bóp cơ tim là 46,7% so với nhóm propofol 70,6% (p= 0,05). Sau mổ, các thuốc dãn mạch và co mạch được sử dụng ở phòng hồi sức cũng ít hơn ở nhóm sevoflurane: dãn mạch 14,3% so với 48,3% ở nhóm propofol (p= 0,02), co mạch 20% so với 31% nhóm propofol (p= 0,05). Tuy nhiên, giữa hai nhóm không có sự khác biệt nhau về sự thay đổi của men tim troponin I và CKMB cũng như các đặc điểm về thời gian rút nội khí quản, thời gian nằm hồi sức, thời gian nằm viện, các biến chứng và tỉ lệ tử vong sau mổ. Kết luận: Nhóm bệnh nhân sevoflurane có huyết động ổn định hơn nhóm propofol, hiệu quả bảo vệ cơ tim trên nhóm bệnh nhân sử dụng sevoflurane được thể hiện rõ nét qua sự giảm tỉ lệ sử dụng TCBCT và thuốc vận mạch trong và sau mổ. Tuy nhiên không có sự khác biệt nhau về kết quả phẫu thuật ngắn hạn trong vòng 30 ngày sau mổ giữa 2 nhóm bệnh nhân. Từ khóa:Sevoflurane, bảo vệ cơ tim, phẫu thuật bắc cầu mạch vành ABSTRACT EVALUATION OF CARDIOPROTECTIVE EFFECTS OF SEVOFLURANE IN PATIENTS UNDERGOING CORONARY ARTERY BYPASS GRAFS. Ho Thi Xuan Nga, Nguyen Thi Quy, Hoang Anh Khoi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 277 - 283 Objective: To evaluate cardioprotective effects of sevoflurane in patients undergoing coronary artery bypass grafs Design: prospective, randomized, controlled. Setting: uni- institution Participants: 64 patients undergoing CABG were included in the study. 34 patients were randomized to receive sevoflurane, 30 patients served as controls.  Viện Tim TP.HCM Tác giả liên lạc: Ths. Hồ Thị Xuân Nga, Chuyên Đề Ngoại Khoa ĐT:0946460064, Email: ngahobs@yahoo.com, 277 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Interventions: Target control infusion anesthesia was provided for both study and control groups by infusion propofol, sufentanil and rocuronium. Sevoflurane 1-2% was added after induction phrase in the experimental group. Results: sevoflurane were associated with significant reductions of positive inotropic drugs 46,7% versus 70,6% in the propofol group (p= 0,05). And vasodilatators were used 20,6% versus 56,7% (p=0,003) in control groups, vasocontrictors were used 20% versus 31% (p= 0,05). Conclusions: sevoflurane decreases the rate of positive inotropic drugs. Patients in the experimental group have a hemodynamic stability than the control group. However, there are not different between two group about the changing biochemical markers and outcomes after cardiac surgery. Key words: coronary artery bypass grafs, cardioprotective effects, positive inotropic drugs, myocardial infractus, cardio-pulmonary bypass. phát hiện các bệnh lý đi kèm như nhồi máu cơ ĐẶT VẤN ĐỀ tim trước mổ, đái tháo đường, cao huyết áp, suy Phẫu thuật BCĐMV là một loại phẫu thuật thận mạn, rối loạn chuyển hóa lipid, bệnh phổi. lớn với những biến chứng hậu phẫu nặng nề và Đánh giá mạch vành trước mổ, các xét nghiệm phức tạp như thiếu máu cơ tim (TMCT), nhồi về đông cầm máu. máu cơ tim (NMCT), làm gia tăng tỉ lệ tử vong Phương pháp gây mê sau mổ, ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí chăm Tại phòng mổ, bệnh nhân được đặt catheter sóc y tế. Bảo vệ cơ tim tốt trong lúc phẫu thuật huyết áp động mạch xâm lấn, nối với máy là vấn đề hết sức quan trọng, đòi hỏi sự phối Flotrac để theo dõi chỉ số tim (CI) và kháng lực hợp của 3 yếu tố: gây mê hồi sức, phẫu thuật và mạch hệ thống (SVR) liên tục. Đặt catheter đo áp tuần hoàn ngoài cơ thể (THNCT). Mục đích lực tĩnh mạch trung ương và 1-2 catheter tĩnh nghiên cứu của chúng tôi là đánh giá hiệu quả mạch ngoại vi. Các phương tiện kiểm báo gồm: bảo vệ cơ tim của s ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: