Danh mục

Hiệu quả chi tiêu công tại thành phố Đà Nẵng

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 367.49 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ thực hiện phân tích hiệu quả chi tiêu công tại thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 1997-2012 bằng cách ứng dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu. Nghiên cứu phát hiện rằng chi tiêu công tại Đà Nẵng là chưa thật sự hiệu quả trong giai đoạn 1997- 2012. Cụ thể, ngân sách chi tiêu trong giai đoạn này chỉ mang lại 2/3 kết quả so với đầu ra hiệu quả mà thành phố có thể đạt được.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệu quả chi tiêu công tại thành phố Đà Nẵng TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HIỆU QUẢ CHI TIÊU CÔNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ThS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng ntmhanh.ntmh@gmail.com TÓM TẮT Trong những năm gần đây, hiệu quả chi tiêu công đã và đang nhận được sự quan tâm chú ý đặc biệt, nhất là trong bối cảnh nợ công của nhiều quốc gia tăng cao. Do đó, phân tích và đánh giá hiệu quả chi tiêu công một cách toàn diện là thật sự cần thiết, đòi hỏi những phương pháp đo lường phù hợp và chính xác. Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ thực hiện phân tích hiệu quả chi tiêu công tại thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 1997-2012 bằng cách ứng dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu. Nghiên cứu phát hiện rằng chi tiêu công tại Đà Nẵng là chưa thật sự hiệu quả trong giai đoạn 1997- 2012. Cụ thể, ngân sách chi tiêu trong giai đoạn này chỉ mang lại 2/3 kết quả so với đầu ra hiệu quả mà thành phố có thể đạt được. Từ khóa: chi tiêu công; chỉ số tổng hợp; DEA; Đà Nẵng; hiệu quả chi tiêu công 1. Đặt vấn đề Hiệu quả chi tiêu công đã và đang nhận được sự quan tâm chú ý đặc biệt trong những năm gần đây, nhất là trong bối cảnh nợ công của nhiều quốc gia tăng cao và một số quốc gia lâm vào tình trạng vỡ nợ do tình trạng chi tiêu công thiếu hiệu quả dẫn đến thâm hụt ngân sách không thể kiểm soát. Tại thành phố Đà Nẵng nói riêng, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa IX về việc chia tách địa giới hành chính, kể từ ngày 01/01/1997, thành phố Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc trung ương. Nhằm sớm đưa Đà Nẵng thành một trong những đô thị hiện đại, phát triển của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Thành phố đã nỗ lực xúc tiến đầu tư, thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước, chi tiêu ngân sách tập trung vào phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cấp và chỉnh trang đô thị, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, quá trình phát triển những năm qua cũng cho thấy chi tiêu công tại thành phố còn bộc lộ rất nhiều hạn chế như chi tiêu công chưa hợp lí và chưa xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài « Hiệu quả chi tiêu công tại Đà Nẵng » nhằm phân tích và đánh giá hiệu quả chi tiêu công tại thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 1997 – 2012 bằng cách ứng dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA. 2. Cơ sở lí thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết về hiệu quả trong chi tiêu công Trong rất nhiều nghiên cứu, hai khái niệm hiệu quả được sử dụng phổ biến là hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân bổ, được giới thiệu đầu tiên bởi Farrell (1957). Khái niệm hiệu quả kĩ thuật đo lường mối quan hệ thuần túy giữa chi phí đầu vào và kết quả đầu ra, phản ánh khả năng một đơn vị tối đa hóa đầu ra với một tập hợp đầu vào nhất định được sử dụng (gọi là hiệu quả kĩ thuật định hướng đầu ra) hay khả năng sử dụng các loại đầu vào ở mức cần thiết tối thiểu để sản xuất ra một tập hợp đầu ra nhất định (gọi là hiệu quả kĩ thuật định hướng đầu vào). Trong khi đó, hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng sử dụng tối ưu của các yếu tố đầu vào trong sự xem xét chi phí giá cả để đạt được một kết quả đầu ra nhất định (Mandl, Dierx, Ilzkovitz, 2008). Hai thành phần hiệu quả này được kết hợp để đo lường hiệu quả kinh tế (economic efficiency) hay còn gọi là hiệu quả toàn phần. Với trường hợp đo lường hiệu quả kĩ thuật định hướng đầu vào, Farrell đã sử dụng ví dụ đơn giản nhất với 2 biến đầu vào (x1, x2) để tạo ra 1 biến đầu ra (y) với giả thiết hiệu quả không đổi theo quy mô (hình 1). 104 HỘI THẢO 'NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG' Hình 1: Hiệu quả kĩ thuật định hướng đầu vào Đường đồng lượng đơn vị của một đơn vị ra quyết định (DMU – Decision making unit) được biểu diễn bằng đường cong SS’. Nếu DMU sử dụng một lượng đầu vào, biểu diễn bởi điểm P, để sản xuất một lượng đầu ra thì mức độ phi hiệu quả của DMU được biểu diễn bởi đoạn PQ, phản ánh lượng đầu vào mà đơn vị có thế cắt giảm nhưng không làm ảnh hưởng đến lượng đầu ra. Mức độ phi hiệu quả này thường được thể hiện dưới dạng tỉ số PQ/OP, phản ánh phần trăm có thể giảm được của tất cả các đầu vào và nhận giá trị từ 0 đến 1. Như vậy, hiệu quả kĩ thuật (TE – Technical efficiency) của DMU được tính bằng tỉ số: Với 0 ≤ TE ≤ 1 Như vậy, hiệu quả kĩ thuật định hướng đầu ra là tỉ lệ: TEO = 0A/0B. DMU được xem là hiệu quả tối đa khi 0Q/0P = 1, tức là P nằm trên đường đồng lượng đơn vị. Tỉ lệ phân bổ các yếu tố đầu vào được thể hiện qua AA’, tiếp tuyến với SS’ tại Q’. Theo đó, hiệu quả phân bổ AE của DMU tại P được thể hiện qua tỉ số: QR là khỏan chi phí sản xuất có thể cắt giảm nếu sản xuất diễn ra tại điểm hiệu quả phân bổ và hiệu quả kĩ thuật (hợp thành hiệu quả kinh tế) Q’ thay vì điểm hiệu quả kĩ thuật Q. Như vậy, hiệu quả kinh tế (EE) được xác định như sau: Với trường hợp đo lường hiệu quả kĩ thuật định hướng đầu ra, Farrell xem xét ví dụ gồm 2 đầu ra (y1 và y2) và 1 đầu vào đơn lẻ (x1) và cũng với giả thiết hiệu quả không đổi theo quy mô như được minh họa trong hình 2. Đường ZZ’ là đường cong khả năng sản xuất đơn vị. Điểm A đại diện cho một công ty họat động phi hiệu quả và mức độ phi hiệu quả được biểu diễn bởi đoạn AB, hay là phản ánh sản lượng đầu ra có thể được tăng lên mà không đòi hỏi nguồn lực đầu vào thêm vào. Nếu chúng ta có thêm thông tin về giá cả, chi phí đầu vào thì có thể xác định được đường doanh thu đồng loại DD’ và hiệu quả phân bổ sẽ bằng: AEO = 0B/0C 105 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴN ...

Tài liệu được xem nhiều: