Phát triển nguồn nhân lực bền vững thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 322.01 KB
Lượt xem: 31
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu "Phát triển nguồn nhân lực bền vững thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030" nhằm nhấn mạnh đến vai trò của các nguồn lực, trong đó có nhân tố con người. Phát triển bền vững nguồn nhân lực chính là cách thức để thúc đẩy nền kinh tế đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh trong bối cảnh thách thức của biến đổi khí hậu, hội nhập kinh tế quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nguồn nhân lực bền vững thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC BỀN VỮNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH GIAI ĐOẠN 2021-2030 TS. Trần Thị Bảo Khanh Trường Đại học Công đoàn / Email: tranbaokhanh181182@gmail.com Tóm tắt: Tăng trưởng xanh là nội dung quan trọng của phát triển bền vững và là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại, nhưng không làm ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai. Ðể giải quyết nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm và suy thoái môi trường sống, các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang từng bước chuyển dịch mô hình theo hướng tăng trưởng xanh. Mô hình này nhấn mạnh đến vai trò của các nguồn lực, trong đó có nhân tố con người. Phát triển bền vững nguồn nhân lực chính là cách thức để thúc đẩy nền kinh tế đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh trong bối cảnh thách thức của biến đổi khí hậu, hội nhập kinh tế quốc tế. Từ khóa: phát triển, nhân lực bền vững, tăng trưởng xanh, Việt Nam 1. Tăng trưởng xanh và yêu cầu đặt ra cho phát triển nguồn nhân lực bền vững Sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã đem lại nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế. Các xu hướng chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, từ sản xuất, công nghiệp, nông nghiệp đến giáo dục… Tuy nhiên, sự đột phá này chưa diễn ra đồng bộ và toàn diện do những rào cản của mô hình kinh tế hiện tại. Mô hình khai thác tài nguyên thiên nhiên ở quy mô không bền vững gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu... kéo theo nhiều vấn đề xã hội phức tạp khác, ảnh hưởng đến cơ hội kinh tế cho các thế hệ tương lai. Để giải quyết những rào cản này, tăng trưởng xanh trở thành một xu hướng tất yếu mà các quốc gia trên thế giới đang theo đuổi. Để theo đuổi mô hình tăng trưởng xanh đòi hỏi việc huy động các nguồn lực trong xã hội, trong đó không thể thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực bền vững. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực bền vững chỉ mới xuất hiện ở nước ta những năm gần đây, khi mô hình tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế được đề cao. Phát triển nguồn nhân lực bền vững về thực chất là đảm bảo đáp ứng về nguồn cung nhân lực để phát triển quốc gia hay cộng đồng trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục đáp ứng các nhu cầu phát triển của quốc gia hay cộng đồng trong tương lai xa [1]. Phát triển nguồn Economy and Forecast Review 217 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP nhân lực bền vững trong bối cảnh tăng trưởng xanh phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: Một là, phát triển nguồn nhân lực bền vững phải có kế hoạch và được đặt trong chiến lược phát triển chung của đất nước và nguồn nhân lực của quốc gia. Hai là, tăng trưởng xanh đi kèm với xu hướng chuyển đổi số trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực, đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực cần có trình độ chuyên môn kỹ thuật và các kỹ năng nhất định. Do đó, chất lượng nguồn nhân lực phải đảm bảo tăng dần phù hợp với xu hướng và trình độ phát triển nền kinh tế - xã hội mỗi quốc gia. Ba là, xây dựng cơ cấu về số lượng nguồn nhân lực một cách hợp lý, dựa trên quy mô dân số vừa phải không quá đông cũng như không quá ít so với yêu cầu phát triển của quốc gia. Nếu dân số quá đông sẽ dẫn đến hiện tượng thừa nhân lực, ngược lại dân số quá ít có thể dẫn đến hiện tượng thiếu nhân lực. Bốn là, việc sử dụng nguồn nhân lực phải đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong từng giai đoạn. Tính hợp lý và hiệu quả trong sử dụng nguồn nhân lực thể hiện ở chỗ xã hội tạo ra những công việc phù hợp nhằm tận dụng tối đa năng lực nguồn nhân lực hiện có; bố trí và sử dụng nguồn nhân lực cũng phải phù hợp với cơ cấu số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực được sử dụng trong từng ngành, vùng và lĩnh vực cụ thể. Tránh tình trạng vừa thừa vừa thiếu nguồn nhân lực. 2. Thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam trong bối cảnh thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh Nguồn nhân lực của Việt Nam đang ngày càng tăng cùng với sự gia tăng của dân số. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2021, quy mô dân số cả nước ước đạt 99 triệu người, trong đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 49 triệu người, giảm 1 triệu người so với năm 2020 [3]. Trung bình mỗi năm có khoảng 500 nghìn người gia nhập lực lượng lao động. Riêng trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước giảm 1,2 triệu người so với năm 2019, chủ yếu là do sự sụt giảm ở khu vực nông thôn (giảm hơn 1,1 triệu người). Trong số lực lượng lao động năm 2020, có 53,4 triệu người đang làm việc, trên 1 triệu người thất nghiệp; khoảng 17,3 triệu người (số liệu năm 2018 và 2019) không hoạt động kinh tế vì các lý do khác nhau [3]. Không chỉ gia tăng về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam cũng có những cải thiện rõ rệt. Theo Ngân hàng Thế giới (WB, 2020), chỉ số vốn nhân lực (HCI) của Việt Nam đã tăng từ 0,66 lên 0,69 trong 10 năm 2010- 2020. Chỉ số vốn nhân lực của Việt Nam tiếp tục cao hơn mức trung bình của các nước có cùng mức thu nhập, mặc ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nguồn nhân lực bền vững thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC BỀN VỮNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH GIAI ĐOẠN 2021-2030 TS. Trần Thị Bảo Khanh Trường Đại học Công đoàn / Email: tranbaokhanh181182@gmail.com Tóm tắt: Tăng trưởng xanh là nội dung quan trọng của phát triển bền vững và là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại, nhưng không làm ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai. Ðể giải quyết nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm và suy thoái môi trường sống, các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang từng bước chuyển dịch mô hình theo hướng tăng trưởng xanh. Mô hình này nhấn mạnh đến vai trò của các nguồn lực, trong đó có nhân tố con người. Phát triển bền vững nguồn nhân lực chính là cách thức để thúc đẩy nền kinh tế đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh trong bối cảnh thách thức của biến đổi khí hậu, hội nhập kinh tế quốc tế. Từ khóa: phát triển, nhân lực bền vững, tăng trưởng xanh, Việt Nam 1. Tăng trưởng xanh và yêu cầu đặt ra cho phát triển nguồn nhân lực bền vững Sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã đem lại nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế. Các xu hướng chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, từ sản xuất, công nghiệp, nông nghiệp đến giáo dục… Tuy nhiên, sự đột phá này chưa diễn ra đồng bộ và toàn diện do những rào cản của mô hình kinh tế hiện tại. Mô hình khai thác tài nguyên thiên nhiên ở quy mô không bền vững gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu... kéo theo nhiều vấn đề xã hội phức tạp khác, ảnh hưởng đến cơ hội kinh tế cho các thế hệ tương lai. Để giải quyết những rào cản này, tăng trưởng xanh trở thành một xu hướng tất yếu mà các quốc gia trên thế giới đang theo đuổi. Để theo đuổi mô hình tăng trưởng xanh đòi hỏi việc huy động các nguồn lực trong xã hội, trong đó không thể thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực bền vững. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực bền vững chỉ mới xuất hiện ở nước ta những năm gần đây, khi mô hình tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế được đề cao. Phát triển nguồn nhân lực bền vững về thực chất là đảm bảo đáp ứng về nguồn cung nhân lực để phát triển quốc gia hay cộng đồng trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục đáp ứng các nhu cầu phát triển của quốc gia hay cộng đồng trong tương lai xa [1]. Phát triển nguồn Economy and Forecast Review 217 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP nhân lực bền vững trong bối cảnh tăng trưởng xanh phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: Một là, phát triển nguồn nhân lực bền vững phải có kế hoạch và được đặt trong chiến lược phát triển chung của đất nước và nguồn nhân lực của quốc gia. Hai là, tăng trưởng xanh đi kèm với xu hướng chuyển đổi số trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực, đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực cần có trình độ chuyên môn kỹ thuật và các kỹ năng nhất định. Do đó, chất lượng nguồn nhân lực phải đảm bảo tăng dần phù hợp với xu hướng và trình độ phát triển nền kinh tế - xã hội mỗi quốc gia. Ba là, xây dựng cơ cấu về số lượng nguồn nhân lực một cách hợp lý, dựa trên quy mô dân số vừa phải không quá đông cũng như không quá ít so với yêu cầu phát triển của quốc gia. Nếu dân số quá đông sẽ dẫn đến hiện tượng thừa nhân lực, ngược lại dân số quá ít có thể dẫn đến hiện tượng thiếu nhân lực. Bốn là, việc sử dụng nguồn nhân lực phải đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong từng giai đoạn. Tính hợp lý và hiệu quả trong sử dụng nguồn nhân lực thể hiện ở chỗ xã hội tạo ra những công việc phù hợp nhằm tận dụng tối đa năng lực nguồn nhân lực hiện có; bố trí và sử dụng nguồn nhân lực cũng phải phù hợp với cơ cấu số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực được sử dụng trong từng ngành, vùng và lĩnh vực cụ thể. Tránh tình trạng vừa thừa vừa thiếu nguồn nhân lực. 2. Thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam trong bối cảnh thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh Nguồn nhân lực của Việt Nam đang ngày càng tăng cùng với sự gia tăng của dân số. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2021, quy mô dân số cả nước ước đạt 99 triệu người, trong đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 49 triệu người, giảm 1 triệu người so với năm 2020 [3]. Trung bình mỗi năm có khoảng 500 nghìn người gia nhập lực lượng lao động. Riêng trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước giảm 1,2 triệu người so với năm 2019, chủ yếu là do sự sụt giảm ở khu vực nông thôn (giảm hơn 1,1 triệu người). Trong số lực lượng lao động năm 2020, có 53,4 triệu người đang làm việc, trên 1 triệu người thất nghiệp; khoảng 17,3 triệu người (số liệu năm 2018 và 2019) không hoạt động kinh tế vì các lý do khác nhau [3]. Không chỉ gia tăng về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam cũng có những cải thiện rõ rệt. Theo Ngân hàng Thế giới (WB, 2020), chỉ số vốn nhân lực (HCI) của Việt Nam đã tăng từ 0,66 lên 0,69 trong 10 năm 2010- 2020. Chỉ số vốn nhân lực của Việt Nam tiếp tục cao hơn mức trung bình của các nước có cùng mức thu nhập, mặc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển nguồn nhân lực bền vững Chiến lược tăng trưởng xanh Bảo vệ môi trường Phát triển kinh tế - xã hội Thúc đẩy tăng trưởng xanh Phát triển bền vữngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Kạn lớp 1
60 trang 675 0 0 -
342 trang 340 0 0
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 305 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 297 0 0 -
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 284 0 0 -
10 trang 265 0 0
-
95 trang 259 1 0
-
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường định lượng
11 trang 241 0 0 -
Biểu mẫu Cam kết an toàn lao động
2 trang 220 4 0 -
9 trang 205 0 0