Danh mục

Hiệu quả của gây tê tủy sống trong mổ lấy thai ở sản phụ tiền sản giật

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 399.60 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài "Hiệu quả của gây tê tủy sống trong mổ lấy thai ở sản phụ tiền sản giật" được tiến hành với mục tiêu nhằm đánh giá chất lượng vô cảm, chất lượng phẫu thuật, hiệu quả giảm đau sau mổ, xác định tỉ lệ hạ huyết áp, các tác dụng phụ sau tê tủy sống và sự an toàn trên con.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệu quả của gây tê tủy sống trong mổ lấy thai ở sản phụ tiền sản giật Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 HIỆU QUẢ CỦA GÂY TÊ TỦY SỐNG   TRONG MỔ LẤY THAI Ở SẢN PHỤ TIỀN SẢN GIẬT  Nguyễn Thị Kim Hà*, Nguyễn Thị Phương Thảo*, Nguyễn Thị Thanh**, Lê Hữu Bình***,   Nguyễn Anh Thư***  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Tiền sản giật (TSG) là một hội chứng bệnh lí phức tạp, chiếm tỉ lệ 5 ‐8% thai kỳ, có thể gây tử  vong cho bà mẹ và trẻ sơ sinh. Sự phong bế hệ thống giao cảm mạnh khi gây tê tủy sống (TTS) cùng với sự giảm  thể tích tuần hoàn ở các sản phụ TSG có thể gây hạ huyết áp nên sẽ ảnh hưởng đến mẹ và con. Tê tủy sống với  bupivacaine kết hợp fentanyl và morphine để giảm tụt huyết áp, giảm đau tốt, kéo dài sau mổ.   Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá chất lượng vô cảm, chất lượng phẫu thuật, hiệu quả giảm đau sau mổ, xác  định tỉ lệ hạ huyết áp, các tác dụng phụ sau TTS và sự an toàn trên con.   Đối  tượng  và  phương  pháp  nghiên  cứu: Báo cáo loạt trường hợp. Gây TTS TSG với liều 7 – 8,5 mg  bupivacaine ưu trọng 0,5% phối hợp với 15mcg fentanyl và 0,1mg morphine cho 124 sản phụ TSG mổ lấy thai  trong khoảng thời gian từ tháng 10/2012 đến tháng 4/2013 tại bệnh viện Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh.   Kết quả: Chất lượng giảm đau trong mổ tốt là 97,7%; Chất lượng phẫu thuật tốt là 100%. Thời gian giảm  đau hiệu quả kéo dài sau mổ 24 giờ là 94,4%. Tình trạng huyết động trong mổ ổn định, tỉ lệ hạ huyết áp trong  mổ 28,2%; Tỉ lệ buồn nôn và nôn là 21%. Tỉ lệ lạnh run là 27,4%. Tỉ lệ ngứa là 10,5%. Không ghi nhận trường  hợp nào suy hô hấp trong và sau mổ, không ảnh hưởng đến Apgar thai nhi.  Kết luận: Tê tủy sống mổ lấy thai ở sản phụ TSG là phương pháp vô cảm hiệu quả, ít tụt huyêt áp, ít có tác  dụng phụ.  Từ khóa: tê tủy sống, tiền sản giật, mổ lấy thai.  ABSTRACT  EFFECTIVENESS OF SPINAL ANESTHESIA   FOR CESAREAN SECTION IN PREECLAMPTIC PARTURIENTS  NguyenThi Kim Ha, Nguyen Thi Thanh, Nguyen Thi Phuong Thao, Le Huu Binh, Nguyen Anh Thu  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 168 ‐ 174  Background: Preeclampsia is a complex medical syndrome, accounting for 5 ‐8% of pregnancy, can be fatal  to both the mother and child. Sympathetic block during spinal anesthesia together with a reduction circulating  volume  in  preeclamptic  parturients  can  cause  hypotension.  Spianal  anesthesia  with  bupivacaine  combined  fentanyl and morphine reduced hypotesion and prolonged postoperative analspinal.  Objectives:  To  assess  the  quality  of  perioperative  anesthesia,  postoperative  analgesia,  hypotension,  side  effects of spinal anesthesia and the safety of child.  Methods: Case‐series. Spinal anesthesia with 7‐8,5 mg bupivacaine combined 15 mcg fentanyl and 0.1 mg  morphine  was  used  for  caesarean  section  in  124  preeclamptic  parturients  during  the  period  from  10/2012  to  04/2013 at Hung Vuong Hospital.  * Khoa gây mê hồi sức bệnh viện Hùng Vương, ** Bộ môn gây mê hồi sức –Đại học Y Phạm Ngọc Thạch   *** Bộ môn gây mê hồi sức Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh  Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thị Kim Hà  ĐT: 0908365774 Email: nguyenthikimha77@yahoo.com.vn 168 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Results: Good perioperative anesthesia was 97.7%. Good surgical quality was 100%. Effective postoperative  analgesia during first 24 hours was 94.4%. Stable hemodynamic during surgery. The rate of hypotension was  28.2%;  nausea  and  vomiting  was  21%;  shivering  was  27.4%;  itching  was  10.5%.  No  respiratory  depression  during and after surgery. No changes Apgar scores.  Conclusion: Spinal anaesthesia for cesarean section in preeclamptic parturients is considered effective, safe  and less side effects.  Keywords: Spinal anesthesia, preeclampsia, cesarean section  chúng  tôi  hy  vọng  sẽ  góp  phần  làm  sáng  tỏ  ĐẶT VẤN ĐỀ  phương pháp vô cảm trên cho bác sĩ gây mê hồi  Tiền sản giật (TSG) là một hội chứng bệnh lí  sức sản khoa trong thực hành lâm sàng.  phức tạp, chiếm tỉ lệ 5 ‐ 8% thai kỳ, có thể gây tử  Mục tiêu nghiên cứu  vong cho bà mẹ và trẻ sơ sinh(6). TSG nặng gây  Đánh giá chất lượng vô cảm trong mổ, chất  tăng nguy cơ tử vong cho bà mẹ là 0,2% và tăng  lượng phẫu thuật, hiệu quả giảm đau sau mổ.  tỉ  lệ  mẹ  mắc  các  bệnh  kèm  theo  là  5%  như  co  giật,  phù  phổi,  suy  thận  cấp,  suy  gan,  xuất  huyết, rối loạn đông máu nội mạc, đột quỵ(9). Do  đó, việc chấm dứt thai kỳ và lấy nhau thai ra là  chỉ  định  điều  trị  duy  nhất(6).Vô  cảm  để  mổ  lấy  thai  an  toàn  ở  sản  phụ  TSG  là  một  thách  thức  lớn  đối  với  các  nhà  gây  mê  hồi  sức  sản  khoa.  Trước đây, tỉ lệ mổ lấy thai ở sản phụ TSG nặng  lên đến 85% và gây mê toàn diện thường được  áp dụng. Ngày nay, gây tê tủy sống (TTS) trong  mổ lấy thai là phương pháp vô cảm được chọn  lựa  vì  nó  tránh  được  những  bất  lợi  do  gây  mê  toàn thân gây ra ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: