HIỆU QUẢ CỦA PROGESTERONE ĐẶT ÂM ĐẠO TRONG DỰ PHÒNG SINH NON
Số trang: 20
Loại file: pdf
Dung lượng: 630.29 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của Progesterone đặt âm đạo trong dự phòng sinh non ở các thai phụ có tiền căn sinh non tại Bệnh viện Từ Dũ trong thời gian từ tháng 8/2007 đến tháng 5/2008. Phương pháp nghiên cứu: Trong thời gian từ tháng 8/2007 đến tháng 5/2008, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng trên 134 thai phụ có tiền căn sinh non đến khám thai tại bệnh viện Từ Dũ; ở tuổi thai từ 16-20 tuần được dùng 100mg Utrogestan đặt âm đạo mỗi ngày cho đến...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HIỆU QUẢ CỦA PROGESTERONE ĐẶT ÂM ĐẠO TRONG DỰ PHÒNG SINH NON HIỆU QUẢ CỦA PROGESTERONE ĐẶT ÂM ĐẠO TRONG DỰ PHÒNG SINH NON TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của Progesterone đặt âm đạo trong dự phòng sinh non ở các thai phụ có tiền căn sinh non tại Bệnh viện Từ Dũ trong thời gian từ tháng 8/2007 đến tháng 5/2008. Phương pháp nghiên cứu: Trong thời gian từ tháng 8/2007 đến tháng 5/2008, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng trên 134 thai phụ có tiền căn sinh non đến khám thai tại bệnh viện Từ Dũ; ở tuổi thai từ 16-20 tuần được dùng 100mg Utrogestan đặt âm đạo mỗi ngày cho đến khi thai đủ 37 tuần hoặc khi có dấu chuyển dạ sinh. Kết quả: Tỉ lệ sinh non hộ (0,8%). Tuy nhiên, không có thai phụ nào bỏ nhóm nghiên cứu vì những tác dụng phụ trên. Kết luận: Hiệu quả dự phòng sinh non của Progesterone đặt âm đạo trên các thai phụ có tiền căn sinh non không rõ nguyên nhân cần được nghiên cứu thêm bằng thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng. ABSTRACT THE EFFICACY OF VAGINAL PROGESTERONE IN THE PREVENTION OF PRETERM BIRTH Bui Thanh Van, Le Hong Cam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 56 - 61 Objective: To evaluate the efficacy of vaginal progesterone in preterm birth prevention among pregnant women having history of preterm birth labor at Tu Du hospital from 08/2007 to 05/2008 Methods: From 08/2007 to 05/2008, we carried out a non- controlled clinical trial which enrolled 134 pregnant women having previous preterm labor. These women had their prenatal care at Tu Du hospital. Between 16 and 20 weeks of gestation, patients received 100mg Utrogestan vaginally daily until 37 weeks’ gestation or delivery. Results: The preterm birth rate was 12.7%. The rate of women giving birth from 28 to 34 weeks was 3.7% and none delivered before 28 weeks. The study showed benefit to early start of Utrogestan administration as 16 to 17 weeks. The preterm birth rate was lower and there was an increasing week of gestation at birth (pĐẶT VẤN ĐỀ Sinh non là khi trẻ sinh ra ở tuổi thai từ 22 đến dưới 37 tuần vô kinh(12). Tại Mỹ, chiếm khoảng 12% tất cả các trường hợp sinh, sinh non là nguyên nhân chính của 75%-95% bệnh suất và tử suất chu sinh. Tại các nước đang phát triển tỉ lệ này còn cao hơn: đặc biệt cao ở thai phụ Châu Mỹ, Brazil tỉ lệ 22,5%, Châu Phi (17,8%) và Châu Á-Thái Bình Dương (10,5%)(6). Tại Việt Nam, tỉ lệ sinh non dao động từ 6,8% đến 13,8%, mỗi năm tại bệnh viện Từ Dũ có trên 5000 trường hợp sinh trước 37 tuần, chiếm tỉ lệ 12,5%(Error! Reference source not found.). Những nghiên cứu hiện nay đang phát triển với khuynh hướng dự phòng nguy cơ sinh non (điều trị viêm âm đạo, đo chiều dài cổ tử cung qua siêu âm, khâu dự phòng hở eo tử cung…), kết quả cũng chưa hoàn toàn thuyết phục, trong đó việc dùng Progesterone trong lần mang thai này cho những thai phụ có tiền căn sinh non lần trước cũng là một trong các nghiên cứu để dự phòng sanh non ở các thai phụ có nguy cơ. Xuất phát từ những kết quả nghiên cứu trên và những yêu cầu thực tế của quá trình chăm sóc thai kỳ cho những thai phụ có tiền căn sinh non, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Hiệu quả của Progesterone đặt âm đạo trong dự phòng sinh non”. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong thời gian từ tháng 8/2007 đến tháng 5/2008, chúng tôi thực hiện nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng trên 143 thai phụ có tuổi thai từ 16-20 tuần, tiền căn sinh non không rõ nguyên nhân đến khám thai và sinh tại BVTD. Tiêu chuẩn loại trừ: tiền căn sinh non tháng có lý do (bệnh lý của mẹ hoặc bất thường của thai buộc phải chấm dứt thai kỳ), hoặc tiền căn sinh non nhưng thai kỳ ngay sau đó sinh đủ tháng. Thai kỳ lần này có bệnh lý mẹ: nhiễm trùng tiểu, viêm âm đạo chưa được điều trị ở thời điểm tiến hành nghiên cứu, hoặc cao huyết áp, bệnh tim, đái tháo đường cần phải chấm dứt thai kỳ sớm, hoặc hở eo tử cung, tử cung dị dạng. Thai: dị tật bẩm sinh nặng phải chấm dứt thai kỳ, đa thai, đa ối, ối vỡ non, ối vỡ sớm, nhau tiền đạo, nhau bong non. Có chống chỉ định dùng Progesterone hay bị dị ứng Progesterone. Thai phụ bỏ dở nghiên cứu hoặc nhập viện điều trị dọa sinh non. Thai phụ sẽ được hướng dẫn đặt âm đạo Utrogestan 100mg (1 viên) mỗi tối trước khi đi ngủ cho đến khi thai được 36 tuần 6 ngày hoặc khi nhập viện chuyển dạ sinh non. Trường hợp nhập viện vì dọa sinh non, thai phụ vẫn tiếp tục dùng Utrogestan đến khi sinh non hoặc tuổi thai đủ 36 tuần 6 ngày. Tiêu chuẩn thành công: khi tuân thủ điều trị và chuyển dạ sinh khi tuổi thai >37 tuần vô kinh, không có triệu chứng dọa sinh non phải nhập viện. Tiêu chuẩn thất bại: có triệu chứng dọa sinh non phải nhập viện và điều trị thêm các thuốc giảm co khác như béta-mimetic nên không đánh giá được hiệu quả của Progesterone trong dự phòng sinh non. Hoặc khi tuân thủ điều trị nhưng chuyển dạ sinh non trước 37 tuần vô kinh, hoặc khi có tác dụng phụ của thuốc bu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HIỆU QUẢ CỦA PROGESTERONE ĐẶT ÂM ĐẠO TRONG DỰ PHÒNG SINH NON HIỆU QUẢ CỦA PROGESTERONE ĐẶT ÂM ĐẠO TRONG DỰ PHÒNG SINH NON TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của Progesterone đặt âm đạo trong dự phòng sinh non ở các thai phụ có tiền căn sinh non tại Bệnh viện Từ Dũ trong thời gian từ tháng 8/2007 đến tháng 5/2008. Phương pháp nghiên cứu: Trong thời gian từ tháng 8/2007 đến tháng 5/2008, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng trên 134 thai phụ có tiền căn sinh non đến khám thai tại bệnh viện Từ Dũ; ở tuổi thai từ 16-20 tuần được dùng 100mg Utrogestan đặt âm đạo mỗi ngày cho đến khi thai đủ 37 tuần hoặc khi có dấu chuyển dạ sinh. Kết quả: Tỉ lệ sinh non hộ (0,8%). Tuy nhiên, không có thai phụ nào bỏ nhóm nghiên cứu vì những tác dụng phụ trên. Kết luận: Hiệu quả dự phòng sinh non của Progesterone đặt âm đạo trên các thai phụ có tiền căn sinh non không rõ nguyên nhân cần được nghiên cứu thêm bằng thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng. ABSTRACT THE EFFICACY OF VAGINAL PROGESTERONE IN THE PREVENTION OF PRETERM BIRTH Bui Thanh Van, Le Hong Cam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 56 - 61 Objective: To evaluate the efficacy of vaginal progesterone in preterm birth prevention among pregnant women having history of preterm birth labor at Tu Du hospital from 08/2007 to 05/2008 Methods: From 08/2007 to 05/2008, we carried out a non- controlled clinical trial which enrolled 134 pregnant women having previous preterm labor. These women had their prenatal care at Tu Du hospital. Between 16 and 20 weeks of gestation, patients received 100mg Utrogestan vaginally daily until 37 weeks’ gestation or delivery. Results: The preterm birth rate was 12.7%. The rate of women giving birth from 28 to 34 weeks was 3.7% and none delivered before 28 weeks. The study showed benefit to early start of Utrogestan administration as 16 to 17 weeks. The preterm birth rate was lower and there was an increasing week of gestation at birth (pĐẶT VẤN ĐỀ Sinh non là khi trẻ sinh ra ở tuổi thai từ 22 đến dưới 37 tuần vô kinh(12). Tại Mỹ, chiếm khoảng 12% tất cả các trường hợp sinh, sinh non là nguyên nhân chính của 75%-95% bệnh suất và tử suất chu sinh. Tại các nước đang phát triển tỉ lệ này còn cao hơn: đặc biệt cao ở thai phụ Châu Mỹ, Brazil tỉ lệ 22,5%, Châu Phi (17,8%) và Châu Á-Thái Bình Dương (10,5%)(6). Tại Việt Nam, tỉ lệ sinh non dao động từ 6,8% đến 13,8%, mỗi năm tại bệnh viện Từ Dũ có trên 5000 trường hợp sinh trước 37 tuần, chiếm tỉ lệ 12,5%(Error! Reference source not found.). Những nghiên cứu hiện nay đang phát triển với khuynh hướng dự phòng nguy cơ sinh non (điều trị viêm âm đạo, đo chiều dài cổ tử cung qua siêu âm, khâu dự phòng hở eo tử cung…), kết quả cũng chưa hoàn toàn thuyết phục, trong đó việc dùng Progesterone trong lần mang thai này cho những thai phụ có tiền căn sinh non lần trước cũng là một trong các nghiên cứu để dự phòng sanh non ở các thai phụ có nguy cơ. Xuất phát từ những kết quả nghiên cứu trên và những yêu cầu thực tế của quá trình chăm sóc thai kỳ cho những thai phụ có tiền căn sinh non, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Hiệu quả của Progesterone đặt âm đạo trong dự phòng sinh non”. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong thời gian từ tháng 8/2007 đến tháng 5/2008, chúng tôi thực hiện nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng trên 143 thai phụ có tuổi thai từ 16-20 tuần, tiền căn sinh non không rõ nguyên nhân đến khám thai và sinh tại BVTD. Tiêu chuẩn loại trừ: tiền căn sinh non tháng có lý do (bệnh lý của mẹ hoặc bất thường của thai buộc phải chấm dứt thai kỳ), hoặc tiền căn sinh non nhưng thai kỳ ngay sau đó sinh đủ tháng. Thai kỳ lần này có bệnh lý mẹ: nhiễm trùng tiểu, viêm âm đạo chưa được điều trị ở thời điểm tiến hành nghiên cứu, hoặc cao huyết áp, bệnh tim, đái tháo đường cần phải chấm dứt thai kỳ sớm, hoặc hở eo tử cung, tử cung dị dạng. Thai: dị tật bẩm sinh nặng phải chấm dứt thai kỳ, đa thai, đa ối, ối vỡ non, ối vỡ sớm, nhau tiền đạo, nhau bong non. Có chống chỉ định dùng Progesterone hay bị dị ứng Progesterone. Thai phụ bỏ dở nghiên cứu hoặc nhập viện điều trị dọa sinh non. Thai phụ sẽ được hướng dẫn đặt âm đạo Utrogestan 100mg (1 viên) mỗi tối trước khi đi ngủ cho đến khi thai được 36 tuần 6 ngày hoặc khi nhập viện chuyển dạ sinh non. Trường hợp nhập viện vì dọa sinh non, thai phụ vẫn tiếp tục dùng Utrogestan đến khi sinh non hoặc tuổi thai đủ 36 tuần 6 ngày. Tiêu chuẩn thành công: khi tuân thủ điều trị và chuyển dạ sinh khi tuổi thai >37 tuần vô kinh, không có triệu chứng dọa sinh non phải nhập viện. Tiêu chuẩn thất bại: có triệu chứng dọa sinh non phải nhập viện và điều trị thêm các thuốc giảm co khác như béta-mimetic nên không đánh giá được hiệu quả của Progesterone trong dự phòng sinh non. Hoặc khi tuân thủ điều trị nhưng chuyển dạ sinh non trước 37 tuần vô kinh, hoặc khi có tác dụng phụ của thuốc bu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kiến thức y học tài liệu y khoa bệnh thường gặp nghiên cứu y học lý thuyết y họcTài liệu liên quan:
-
Tổng quan hệ thống về lao thanh quản
6 trang 316 0 0 -
5 trang 309 0 0
-
8 trang 263 1 0
-
Tổng quan hệ thống hiệu quả kiểm soát sâu răng của Silver Diamine Fluoride
6 trang 254 0 0 -
Vai trò tiên lượng của C-reactive protein trong nhồi máu não
7 trang 239 0 0 -
Khảo sát hài lòng người bệnh nội trú tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
9 trang 226 0 0 -
13 trang 206 0 0
-
5 trang 205 0 0
-
8 trang 205 0 0
-
9 trang 200 0 0