Danh mục

Hiệu quả giảm đau chuyển dạ của gây tê ngoài màng cứng bằng bupivacain 0,08% phối hợp với fentanyl

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 313.58 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tình hình nghiên cứu và mục tiêu của đề tài trình bày về: Gây tê ngoài màng cứng giảm đau trong chuyển dạ là một phương pháp giảm đau hiệu quả nhất. Nhằm tránh các tai biến do nồng độ thuốc tê (bupivacain) còn cao, việc hạ thấp thuốc đến nồng độ 0,08% còn nhiều tranh cãi. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này nhằm so sánh hiệu quả giảm đau chuyển dạ của gây tê ngoài màng cứng bằng bupivacain 0,08% so với bupivacain 0,1% trên những sản phụ chuyển dạ
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệu quả giảm đau chuyển dạ của gây tê ngoài màng cứng bằng bupivacain 0,08% phối hợp với fentanyl Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CHUYỂN DẠ CỦA GÂY TÊ NGOÀI MÀNG  CỨNG   BẰNG BUPIVACAIN 0,08% PHỐI HỢP VỚI FENTANYL  Trần Thị Hoàn Mỹ*, Bùi Thị Phương Nga*, Trần Thị Liễu*, Mã Thanh Tùng*,   Nguyễn Thị Phương Dung**  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Gây tê ngoài màng cứng giảm đau trong chuyển dạ là một phương pháp giảm đau hiệu quả  nhất. Nhằm tránh các tai biến do nồng độ thuốc tê (bupivacain) còn cao, việc hạ thấp thuốc đến nồng độ 0,08%  còn nhiều tranh cãi.  Mục tiêu nghiên cứu: So sánh hiệu quả giảm đau chuyển dạ của gây tê ngoài màng cứng bằng bupivacain  0,08% so với bupivacain 0,1% trên những sản phụ chuyển dạ  Phương  pháp  nghiên  cứu: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu, ngẫu nhiên có nhóm chứng, mù đơn. Các sản  phụ được phân bố ngẫu nhiên vào hai nhóm: nhóm 0,08% gồm các sản phụ nhận bupivacain 0,08% phối hợp  fentanyl so với nhóm 0,1% nhận bupivacain 0,1% phối hợp fentany. Đánh giá điểm đau bằng thang điểm VAS,  mức độ phong bế vận động Bromage của hai nhóm, tỷ lệ sanh thường, tỷ lệ sanh mổ, tỷ lệ giúp sanh bằng dụng  cụ, chỉ số Apgar một phút và năm phút của trẻ sơ sinh, tỷ lệ các tác dụng phụ giữa hai nhóm.  Kết quả: Nhóm 0,08% (có 161 sản phụ), nhóm 0,1% (162 sản phụ). Tỷ lệ GTNMC giảm đau là 90,2% ở  nhóm 0,08% so với 91,4% ở nhóm 0,1% (p=0,601). Tỷ lệ sản phụ không liệt vận động là 98,2% ở nhóm 0,08%  so với 95,1% ở nhóm 0,1% (p = 0,032). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ sanh thường, sanh mổ,  tỷ lệ giúp sanh, chỉ số apgar của trẻ sơ sinh giữa hai nhóm.  Kết luận: Gây tê ngoài màng cứng với bupivacain 0,08% phối hợp với fentanyl đem lại hiệu quả giảm đau  tốt, ít phong bế vận động, và ít ảnh hưởng đến tình trạng của sản phụ và trẻ sơ sinh.   Từ khoá: gây tê ngoài màng cứng cho giảm đau sản khoa, Bupivacain  ABSTRACT  EFFICACY OF LABOR EPIDURAL ANALGESIA WITH BUPIVACAIN 0.08%   ASSOCIATED FENTANYL  Tran Thi Hoan My, Bui Thi Phuong Nga, Tran Thi Lieu, Ma Thanh Tung,Nguyen Thi Phuong Dung  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 163 ‐ 167  Background:  Epiduarl  analgesia  in  labor  is  the  most  efficacy  method  for  pain  relief  in  labor.  To  reduce  complications related to high concentration of bupivacain, these is a controversial in lowering concentration of  bupivacain.  Objectives: to compare efficacity of epidural analgesia in labor with bupivacain 0.08% versus bupivacain  0.1% associated with fentanyl.  Methods: The prospective cohort study. The patients were ramdomised in two group: group 0.08% included  161  pregnants  received  epidural  analgesia  with  bupivacain  0.08%  +  fentanyl  2mcg/ml  versus  162  pregnants  received epidural analgesia with bupivacain 0.1% + fentanyl 2mcg/ml in group 0.1%. The visual analogue scales  for pain, motor blockade Bromage, mode of delivery and neonatal apgar score were recorded.  * Bệnh viện Từ Dũ, ** Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh  Tác giả liên lạc: BS Trần Thị Hoàn Mỹ  Sản Phụ Khoa  ĐT: 0982866923  Email: vutungy02@yahoo.com.vn  163 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Results: There were 161 pregnants in group 0.08% versus 162 pregnants in group 0.1%. The successful  pain relief rate in group 0.08% was 90.2% versus 91.4% in group 0.1% (p= 0.601). There were no statistically  significant differences in mode of delivery, side effects, or neonatal apgar scores between groups.  Conclusion: Epidural analgesia with bupivacain 0.08% + fentanyl provides equivalent pain relief in labor  with less motor blockade and without maternal and fetal side effects.   Keyword: epidural analgesia in labor, Bupivacain  ĐẶT VẤN ĐỀ  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Gây tê ngoài màng cứng (GTNMC) đã xuất  hiện từ rất sớm vào năm 1901 đem lại nhiều hiệu  quả  ứng  dụng  trong  lĩnh  vực  gây  mê  hồi  sức,  đặc  biệt  trong  sản  khoa.  GTNMC  giảm  đau  trong chuyển dạ là một bước ngoặc đánh dấu sự  tiến bộ của ngành gây mê hồi sức  sản  khoa,  từ  đó không chỉ đem lại hiệu quả giảm đau tốt mà  còn  đem  lại  sự  thoải  mái  tinh  thần,  ổn  định  về  tâm  lý  của  các  sản  phụ  trong  giai  đoạn  “vượt  cạn”  khó  khăn  nhất  này(14).  Ngoài  ra,  có  nhiều  tác  giả  cũng  đồng  tình  rằng  GTNMC  cải  thiện  tình  trạng  tim  mạch  ‐  hô  hấp  của  mẹ  và  tình  trạng cân bằng toan kiềm ở thai nhi.   Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu, ngẫu nhiên có  nhóm  chứng,  mù  đơn  tại  bệnh  viện  Từ  Dũ  từ  01/07/2012  đến  01/07/2013.  Đối  tượng  nghiên  cứu là những sản phụ một thai, ngôi đầu, ASA  I_II,  chuyển  dạ  giai  đoạn  hoạt  động,  được  làm  giảm  đau  sản  khoa  với  GTNMC  và  không  có  chống chỉ định GTNMC như rối loạn đông máu,  huyết  động  không  ổn  định,  nhiễm  trùng  vùng  lưng, dị dạng cột sống.  Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả giảm đau của  GTNMC đem lại, người ta vẫn cò ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: