Danh mục

Hiệu quả sử dụng bóng đối xung nội động mạch chủ trên các bệnh nhân suy tim nặng trong phẫu thuật tim mạch

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 520.05 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bóng đối xung nội động mạch chủ là phương tiện cơ học thường được sử dụng để hỗ trợ suy thất trái không thể điều trị hiệu quả bằng phương pháp nội khoa đơn thuần. Nghiên cứu tại Viện Tim TPHCM nhằm đánh giá hiệu quả trong việc cải thiện huyết động, tỷ lệ biến chứng và bước đầu tìm kiếm những yếu tố nguy cơ có liên quan đến tử vong sớm ở những bệnh nhân này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệu quả sử dụng bóng đối xung nội động mạch chủ trên các bệnh nhân suy tim nặng trong phẫu thuật tim mạch Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BÓNG ĐỐI XUNG NỘI ĐỘNG MẠCH CHỦ TRÊN CÁC BỆNH NHÂN SUY TIM NẶNG TRONG PHẪU THUẬT TIM MẠCH Nguyễn Tất Bình*, Hoàng Anh Khôi*, Nguyễn Thị Quý* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Bóng đối xung nội động mạch chủ (BĐXNĐMC) là phương tiện cơ học thường được sử dụng để hỗ trợ suy thất trái không thể điều trị hiệu quả bằng phương pháp nội khoa đơn thuần. Nghiên cứu tại Viện Tim TPHCM nhằm đánh giá hiệu quả trong việc cải thiện huyết động, tỷ lệ biến chứng và bước đầu tìm kiếm những yếu tố nguy cơ có liên quan đến tử vong sớm ở những bệnh nhân này. Kết quả: Hiệu quả của BĐXNĐMC cho thấy cải thiện được huyết áp tâm trương ngay sau khi đặt bóng và rõ nhất sau 72 giờ (p = 0,028). Nhịp tim bắt đầu cải thiện từ ngày thứ 5 (p = 0,008). Liều thuốc tăng co bóp cơ tim (dobutamine, epinephrine, norepinephrine) giảm được từ ngày thứ 5 và 7 sau khi đặt bóng (p = 0,007). Biến chứng thường gặp là nhiễm trùng (24,3%) và thiếu máu chi (5,4%). Kết luận: Nghiên cứu đã cho thấy BĐXNĐMC có vai trò hỗ trợ tuần hoàn hiệu quả trong giai đoạn chu phẫu cho các bệnh nhân phẫu thuật tim mạch nặng. Tuy nhiên, đây là một phương tiện hỗ trợ xâm lấn nên tỉ lệ biến chứng còn cao. Những yếu tố có liên quan đến nguy cơ tử vong sớm bao gồm: mổ cấp cứu và thời gian gây mê phẫu thuật kéo dài trên 8 giờ. Từ khoá: BĐXNĐMC: Bóng đối xung nội động mạch chủ, Hội chứng cung lượng tim thấp, THNCT: Tuần hoàn ngoài cơ thể. ABSTRACT EFFECTIVENESS OF INTRA – AORTIC BALLOON PUMPING IN SEVERE HEART FAILURE PATIENTS IN CARDIAC SURGERY Nguyen Tat Binh, Hoang Anh Khoi, Nguyen Thi Quy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 94 - 100 Objective: To define the effectiveness on hemodynamic, complications of intra – aortic balloon pumping (IABP) support in cardiac surgery. As a first step, we identify the risk factors for early mortality in these patients. Design: Retrospectively study. Setting: Uni-institution. Participants: A total of 37 consecutive adult patients requiring IABP support of 3,112 patients undergoing cardiac surgery from 01/01/2005 to 30/06/2010 at Heart Institute of Ho Chi Minh City. Intervention: All patients were assigned into 1 of 2 groups: survival (n = 20) and non – survival (n = 17). Main results: The effectiveness on hemodynamic showed that the diastolic pressure improved after balloon insertion increased significantly after 72 hours (p = 0.028). The heart rate reduced after 5 days (p = 0.008). Inotropic dosages (dobutamine, epinephrine, norepinephrine) were reduced after 5 or 7 days (p = 0.007). Complications were infection (24.3%), and limb ischemia (5.5%). Conclusion: These data suggest that IABP has got success in hemodynamic supporting for severe patients in intra – operative period. However, it is an invasive mechanical assistant device. So the mortality and morbidity * Khoa Gây mê – Viện Tim Thành Phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: Bs Nguyễn Tất Bình, 94 ĐT: 01219.406.208 Email: drnguyentatbinh@gmail.com Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học are high. The risk factors for early mortality were emergency operation and anesthetic duration over 8 hours. Key words: IABP: Intra – aortic balloon pump, cardiac surgery, LCOS: Low cardiac output syndrome, CPB: cardio – pulmonary bypass. sách nghiên cứu. ĐẶT VẤN ĐỀ Mặc dù ngày càng có nhiều tiến bộ mới trong điều trị nội khoa, nhưng trong một số tình huống suy tim cấp (đặc biệt là suy thất trái) chúng ta không thể điều trị hiệu quả bằng phương pháp nội khoa đơn thuần. Trong trường hợp này, chỉ có hỗ trợ tuần hoàn theo phương pháp cơ học mới cho phép cải thiện được tình trạng huyết động, giúp cho chức năng thất trái có thời gian hồi phục trở lại. Một trong những thiết bị thường được sử dụng nhất là bóng đối xung nội động mạch chủ (BĐXNĐMC)(11). Phương pháp nghiên cứu BĐXNĐMC được sử dụng lần đầu tiên trong lâm sàng vào năm 1968 để hỗ trợ cho những bệnh nhân (BN) bị sốc tim (cardiogenic shock) sau nhồi máu cơ tim cấp. Sau đó, BĐXNĐMC nhanh chóng được phát triển rộng ra trong việc hỗ trợ cai tuần hoàn ngoài cơ thể (THNCT) cũng như hồi sức sau mổ tim. Tại Viện Tim Thành Phố Hồ Chí Minh (TPHCM), BĐXNĐMC đã được đưa vào sử dụng từ năm 2003 để hỗ trợ tuần hoàn trên các bệnh nhân sốc tim sau nhồi máu cơ tim cấp cần can thiệp ĐMV, thất bại khi cai THNCT và đặc biệt trong giai đoạn hồi sức đã cho phép cải thiện đáng kể kết quả phẫu thuật. Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả trong việc cải thiện huyết động, tỷ lệ các biến chứng và bước đầu tìm kiếm các yếu tố nguy cơ có liên quan đến tử vong sớm ở những BN suy tim nặng có đặt BĐXNĐMC được phẫu thuật tại Viện Tim TPHCM. Bệnh nhân được chia thành hai nhóm: nhóm sống và nhóm tử vong. Số liệu thu thập dựa trên hồ sơ bệnh án gồm các biến số liê ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: