Hilton- mô hình thương hiệu của thương mại và du lịch
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hilton- mô hình thương hiệu của thương mại và du lịch Hilton- mô hình thương hiệu của thương mại và du lịch Hilton International cam kết mở rộng phạm vi toàn cầu, mang đến những dịch vụ khách sạn hoàn hảo nhất trên thế giới và có đẳng cấp phục vụ sang trọng nhất. Chỉ tập trung ở các trung tâm lớn, đầu tư cho những căn hộ nằm trong khu trung tâm thành phố, các sân bay quốc tế và các khu Resort sang trọng... Trong suốt năm 2004, Tập đoàn Hilton International đã mở thêm 18 khách sạn mới với mạng lưới xuyên suốt tại Anh, ấn Độ, Pháp và Malaysia. Năm 2005, kế hoạch tiếp tục mở rộng thêm 21 khách sạn trên toàn thế giới với những con số thần kỳ. Barron Hilton- Chủ tịch tập đoàn Hilton International Sinh ngày 23/10/1927 tại Dallas, Texas, Mỹ. Năm 1935, ông chuyển đến miền Nam California và định cư tại đó cho tới nay. Có cả một quãng thời gian dài rèn luyện trong quân đội nhưng ông đã sớm thể hiện khả năng nhạy bén của mình trong lĩnh vực kinh doanh. Sau một thời gian dài cống hiến công sức cho lực lượng Hải quân Hoa Kỳ ở cương vị của một nhiếp ảnh, dự án kinh doanh đầu tiên của ông là phân phối các sản phẩm về Cam, quýt mang nhãn hiệu Vita- Pakt tại Los Angeles. Ngay lập tức, thành công đã đến với ông khi các sản phẩm này đã có mặt trong từng gia đình tại Mỹ. Năm 1960, ông bắt đầu bước vào lĩnh vực kinh doanh mới có liên quan đến thể thao, bước đột phá đầu tiên là những kinh nghiệm gắn liền với đội bóng chuyên nghiệp Los Angeles Chargers để từ đó đưa ông trở thành chủ tịch liên đoàn bóng đá Mỹ. Năm 1954, Hilton bước sang lĩnh vực kinh doanh khách sạn với vai trò Phó Chủ tịch tập đoàn. Năm 1966, ông được bổ nhiệm tạm thời vào vị trí Chủ tịch tập đoàn Hilton và Giám đốc điều hành nhân sự. Tháng 2/1979, ông được giao thêm một vị trí mới là Chủ tịch Hội đồng quản trị và ông đã là người đưa thẻ tín dụng của tập đoàn Hilton tham gia vào hệ thống thẻ bạc Carte Blanche và phát triển ngành nghề kinh doanh khách sạn.Barron Hilton tiếp tục mở rộng công ty của mình đến Nevada trong lĩnh vực kinh doanh sòng bạc. Mở đầu là việc mua lại Las Vegas Hilton và Flamingo Hilton năm 1970. Khoản lợi nhuận thu được từ hai khách sạn và sòng bạc lớn này ước chừng xấp xỉ khoảng một nửa tổng thu nhập của công ty. Chính nó đã là nền tảng tạo dựng ra Tập đoàn khách sạn Hilton và đưa vận mệnh của tập đoàn khách sạn này vào thị trường chứng khoán ở New York. Tháng 12 năm 1956, Barron Hilton bước vào thị trường kinh doanh thương mại trong lĩnh vực hàng không với mục đích cho thuê dài hạn các loại máy bay. Do có cả một quá trình lâu dài sống trong quân đội nên ông rất tâm huyết vào những bản thiết kế và chế tạo các loại máy bay cho mục đích kinh doanh. Barron Hilton được xem là nhân vật đứng đầu trong số những doanh nhân giàu có đã bỏ ra 1,5 triệu đô la để xây dựng trường Cao đẳng Quản lý Khách sạn và Nhà hàng với tên gọi Conrad Hilton. Tiếp theo sau đó là công trình xây dựng một khu liên hợp các trường Cao đẳng South Wing. Hầu hết thời gian của ông cũng giành cho các tổ chức hoạt động mang tính chất Chính trị và xã hội. Ông đã từng là Uỷ viên quản trị của tổ chức City of Hope, Bệnh viện Saint John, trung tâm bảo vệ sức khoẻ Health Center Foundation và quỹ World Mercy Fund. Ông được xem như là một Hiệp sĩ của tổ chức Confrerie de la Chaine des Rotisseurs và đã giành được các giải thưởng như Mutual of Omaha Crisis award, giải thưởng danh giá trong quân đội như Sovereign Military Order of Malta, quỹ vì hoà bình Peace Foundation Council. Năm 1998, Giáo hoàng John II đã chấp nhận Barron Hilton được xếp vào vị trí thuộc giáo hoàng tối cao St. Gregory. Nhìn lại những chặng đường lịch sử. Năm 1919 Khách sạn Hilton là một chuỗi hệ thống các khách sạn đầu tiên có tên trong danh sách thị trường chứng khoán ở NewYork. Đến năm 1929, Hilton hợp nhất trở thành tập đoàn khách sạn Hilton Hotels Incorporate. Năm 1931, Hilton rơi vào tình trạng khủng hoang về kinh tế do lĩnh vực du lịch tại Mỹ lúc bấy giờ có chiều hướng không phát triển. Hilton chỉ đứng vững trở lại nhờ vào sự giúp đỡ của Shearn và William Lewis Moody từ tập đoàn Galveston và một số nhà đầu tư khác. Ngay lập tức, tập đoàn Hilton hợp nhất các khách sạn của mình với cơ quan điều hành của Moody để tạo lập ra một công ty kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn có tầm cỡ quốc gia. Năm 1934, Hilton phục hồi lại hoạt động độc lập của mình với số lượng 5 khách sạn. Năm 1938, Hilton mua lại được Khách sạn Sir Francis Drake ở San Francisco. Đây là khách sạn đầu tiên nằm ngoài phạm vi Texas. Năm 1942, Tổng hành dinh của Hilton thành lập tại Beverly Hills, California. Khách sạn Hilton đã trở thành Tập đoàn khách sạn xuyên quốc gia nằm dưới sự bảo trợ về thương hiệu của điều luật Delaware. Năm 1946, Hilton quay trở lại danh sách thị trường chứng khoán NewYork ở vị trí của một tập đoàn lớn mạnh bắt đầu từ Mexico Năm 1948 Hilton đã trở thành Tập đoàn khách sạn mang tầm cỡ Quốc tế với cái tên Hilton Hotels International. Năm 1949 công ty bước vào lĩnh vực kinh doanh sòng bạc cùng với sự phát triển của các Casino đầu tiên tại San Juan, Puerto Rico. Năm 1954, Hilton cầm cố toàn bộ tài sản và mọi hoạt động của khách sạn Shamrock tại Houston để mua lại chuỗi khách sạn Statler bao gồm hệ thống 8 khách sạn . Năm 1959, Hilton đã đi tiên phong mở đường cho ý tưởng loạt khách sạn thuộc phạm vi hàng không. Mở đầu là khách sạn có tên gọi San Francisco Airport Hilton. Tiếp theo là Mayflower ở Washington, Palmer House ở Chicago, Plaza và Waldorf- Astoria ở NewYork với một hệ thống bao gồm 44 khách sạn khác. Năm 1965, một hệ thống Statler Hilton Inns ra đời bao gồm những khu nghỉ ngơi, thư giãn cao cấp. Năm 1975, Hilton đã bán 50% cổ phần của 6 khách sạn cho tập đoàn bảo hiểm Prudential. Ngày 13/ 1/ 1997, Hilton thông báo sự có mặt của tổ chức Hilton Hotels Corporation tại Mỹ, là tập đoàn hợp nhất các chi nhánh khách sạn Hilton. Nó kết hợp với tổ chức Hilton International trong các kế hoạch kinh doanh thuộc lĩnh vực marketing và bán ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kiến thức thương hiệu chiến lược thương hiệu bí quyết marketing kĩ năng quản trị thương hiệu phát triển thương hiệuGợi ý tài liệu liên quan:
-
5 sai lầm trong chiến lược quảng cáo
3 trang 357 0 0 -
28 trang 250 2 0
-
Giá trị vô hình của thương hiệu.
5 trang 229 0 0 -
Chương 8: Truyền thông marketing
43 trang 223 0 0 -
Sau sự sụp đổ: Điều gì thật sự xảy ra đối với các thương hiệu
4 trang 219 0 0 -
4 trang 218 0 0
-
Xây dựng nhãn hiệu mạnh bằng lý thuyết 9C
5 trang 153 0 0 -
Xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam - Phát triển thương hiệu hàng Việt
5 trang 133 0 0 -
Lợi thế của thị trường truyền thông kỹ thuật số
7 trang 129 0 0 -
Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp
6 trang 116 0 0 -
Engagement – Cách Quảng Cáo Mới
3 trang 115 0 0 -
Tiểu luận: Kế hoạch phát triển thương hiệu trà Ô Long Cao Sơn tại thị trường Việt Nam
28 trang 106 0 0 -
107 trang 93 0 0
-
'Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi' – Liệu có đúng ở thị trường Việt Nam?
4 trang 91 0 0 -
Narrow branding – Xây dựng thương hiệu hẹp
5 trang 90 0 0 -
Phân biệt giữa PR và quảng cáo
6 trang 81 0 0 -
9 trang 71 1 0
-
4 phương thức để tận dụng tốt mẫu quảng cáo hơn
3 trang 67 0 0 -
Bài giảng Quản trị thương hiệu: Chương 4 – ThS. Đặng Đình Trạm
37 trang 64 0 0 -
10 tips event marketing không thể bỏ qua
5 trang 58 0 0