Danh mục

Hình ảnh người anh hùng cứu nước hiên ngang lẫm liệt qua bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 120.71 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đầu thế kỷ XX, người anh hùng yêu nước Phan Bội Châu đã từng cho rằng việc ở tù chỉ là lúc tạm nghỉ chân trên con đường cứu nước:Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu Chạy mỏi chân thì hãy ở tùPhan Chu Trinh cũng vậy, mọi đày ải, khổ cực chốn lao tù đối với ông chỉ là việc “con con”, là chút ít thử thách để bộc lộ chí khí của người nam nhi. Con người ấy hiện lên thật đẹp, thật lẫm liệt, ngang tàng trong bà ithơ Đập đá ở Côn Lôn được viết...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hình ảnh người anh hùng cứu nước hiên ngang lẫm liệt qua bài thơ Đập đá ở Côn Lôn Hình ảnh người anh hùng cứu nước hiên ngang lẫm liệt qua bài thơ Đập đá ở Côn Lôn Đầu thế kỷ XX, người anh hùng yêu nước Phan Bội Châu đã từng cho rằngviệc ở tù chỉ là lúc tạm nghỉ chân trên con đường cứu nước: Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu Chạy mỏi chân thì hãy ở tù Phan Chu Trinh cũng vậy, mọi đày ải, khổ cực chốn lao tù đối với ông chỉ làviệc “con con”, là chút ít thử thách để bộc lộ chí khí của người nam nhi. Con người ấyhiện lên thật đẹp, thật lẫm liệt, ngang tàng trong bà ithơ Đập đá ở Côn Lôn được viếtkhi tác giả bị đày ở Côn Đảo. Côn Đảo – nơi trước kia được mệnh danh là “địa ngục trần gian”, nơi mà thựcdân Pháp đã lập nên nhà tù giam cầm những người chiến sĩ yêu nước và cách mạngvcới tất cả những kiểu đày ải, tra tấn con người tàn nhẫn nhất. Chúng quyết tâm làmlung lay, tiêu tan ý chí, lý tưởng của những người tù yêu nước. Chúng nhầm tưởngrằng sẽ dễ dàng khuất phục được lòng yêu nước của những người tù An Nam. Nhưngnhững con người ấy với dòng máu nóng của hồn Việt, với tinh thần quả cảm, ý chíkiên cường luôn tỏ rõ được thế đứng bất khuất trước kẻ thù. Dù lúc nào họ cũng phảiđối mặt với những đày ải, lao động khổ sai nặng nhọc, dã man nhất. Dù phải chốngchọi với cái khắc nghiệt giữa nơi đảo xa trơ trọi, giữa biển khơi, giữa cái ngột ngạt nơinhà tù kìm hãm, bó buộc thể xác con người, những người tù yêu nước như Phan ChuTrinh vẫn luôn dõng dạc thể hiện chính mình trước kẻ thù, trước trời đất: Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn Lừng lẫy làm cho lở núi non “Làm trai” – Phan Chu Trinh đầy tự hào khi được là một đấng nam nhi đứnggiữa trời đất. Rất kiêu hãnh, người anh hùng đã tự khẳng định mình với tất cả khátvọng mãnh liệt được cống hiến cho đời. Hình ảnh người trai sừng sững đứng giữa đấtCôn Lôn, đầu đội trời chân đạp đất, hiên ngang ngẩng mặt trước thiên nhiên rộng lớnlàm ta chợt gặp lại một Nguyễn Công Trứ cũng với ý chí ấy: Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông. Tiếp nối với quan niệm truyền thống, Phan Chu Trinh đã thể hiện rõ bản lĩnhcủa những con người đất Việt anh hùng. Vẻ đẹp hùng tráng của ông còn được thể hiệnqua hành động, qua sức mạnh của kẻ làm trai: “Lừng lẫy làm cho lở núi non”., Đấngnam nhi không hề e ngại trước công việc đập đá nặng nề, mệt nhọc mà quyết chí làmcho “lở núi non”, quyết chí thể hiện cái tôi bản lĩnh, cái chí làm trai mong mỏi, khaokhát được “lừng lẫy”, vang danh trong trời đất. Người anh hùng ấy với tư thế chủđộng vượt lên cả thân phận của người tù để thể hiện chính mình, khẳng định sức mạnhbản thân: Xách búa đánh tan năm bảy đống Ra tay đập bể mấy trăm hòn Đập đá giờ đây không còn là công việc khổ sai, không còn là nỗi ám ảnh nặngnề trong công việc của người tù. Đập đá đối với Phan Chu Trinh bỗng chốc trở thànhmột cuộc chiến đấu chinh phục thiên nhiên. Và hiện ra trong cuộc chiến đấu ấy là tưthế hùng dũng của người anh hùng trong thần thoại, lẫm liệt, phi thường. Vận dụng lốikhoa trương trong văn chương truyền thống, việc đập đá thể hiện một sức mạnh ghêgớm “đánh tan năm bảy đống” – “đập bể mấy trăm hòn” với hành động hết sức dứtkhoát, nhanh lẹ, nhẹ nhàng “xách búa” – “ra tay”. Hai câu thực đã thật sự làm choángngợp trong tâm trí người đọc hình ảnh người tù yêu nước thật đẹp, thật kỳ lạ trong cáitư thế ngạo nghễ hiên ngang giữa vũ trụ đất trời với tất cả lòng ngưỡng mộ và kínhphục. Bên trong con người anh hùng đầy hiên ngang đầy kiêu hãnh, bên trong cáigiọng điệu hùng dũng hào sảng là cả một con người son sắt niềm tin, bền gan vữngchí, một con người mang đầy tâm trạng trước thời cuộc với giọng điệu lãng mạn: Tháng ngày bao quản thân sành sỏi Mưa nắng càng bền dạ sắt son Đã bước vào con đường cứu nước, giải phóng dân tộc nghĩa là người anh hùngPhan Chu Trinh đã chấp nhận chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ, vậy thì sá gì thángngày – mưa nắng, sá gì thử thách cuộc đời. Để rồi càng vất vả, càng thử thách thìngười anh hùng càng chịu đựng dẻo dai, càng kiên cường bất khuất. Và việc chịu cảnhtù đày, lao động khổ nhọc chỉ làm cho phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cứu nướcđược khắc hoạ rõ nét hơn mà thôi. Lời khẳng định đầy khí phách, đầy rắn rỏi củangười tù khiến ta hiểu thêm, yêu thêm, phục thêm cho một con người xem thường mọigian lao thử thách và luôn vững niềm tin, vững lòng vững dạ không nguôi đi ý chíchiến đấu của mình. Không phải ai cũng như Phan Chu Trinh, giữa hoàn cảnh đầy khắc nghiệt nhưvậy mà lại có khẩu khí ngang tàng: Những kẻ vá trời khi lỡ bước Gian nan chi kể việc con con Thần thoại Trung Quốc đã có một bà Nữ Oa đội đá vá trời thì trong công việccứu nước ngày nay, có những con người gan dạ, anh hùng đ ...

Tài liệu được xem nhiều: