Danh mục

Hình ảnh người cha trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 91.56 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nữ đầy tài năng. Nguyễn Ngọc Tư có cách xây dựng nhân vật rất riêng và độc đáo. Một trong những mô típ nhân vật quen thuộc thường xuất hiện trong truyện ngắn của nữ nhà văn Đất Mũi là hình tượng người cha. Khi khảo sát tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận, chúng tôi rút ra được những kết luận về người cha trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hình ảnh người cha trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00034 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 59-63 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn HÌNH ẢNH NGƯỜI CHA TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ Nguyễn Thị Quỳnh Thơ1 và Nguyễn Thị Quỳnh Thư2 1 KhoaNgữ văn, Trường Đại học Tây Nguyên 2 Sư phạm Ngữ văn K 2010, Trường Đại học Tây Nguyên Tóm tắt. Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nữ đầy tài năng. Nguyễn Ngọc Tư có cách xây dựng nhân vật rất riêng và độc đáo. Một trong nhưng mô típ nhân vật quen thuộc thường xuất hiện trong truyện ngắn của nữ nhà văn Đất Mũi là hình tượng người cha. Khi khảo sát tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận, chúng tôi rút ra được những kết luận về người cha trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Đó là hình ảnh người cha cô đơn, người cha trong cuộc sống mưu sinh, người cha với đức hi sinh. Và họ tiêu biểu cho tính cách của những người đàn ông Nam Bộ. Từ khóa: Nguyễn Ngọc Tư, hình tượng người cha, Cánh đồng bất tận. 1. Mở đầu Nguyễn Ngọc Tư là một hiện tượng văn học. Từ khi xuất hiện với tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt cho đến truyện vừa Cánh đồng bất tận, (chưa kể những tạp văn), nữ nhà văn trẻ đất Cà Mau luôn hâm nóng văn đàn, thu hút được nhiều sự quan tâm của giới chuyên môn tạo ra một hiệu ứng đọc hiếm thấy. Nhìn lại lịch sử nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, có thể thấy Nguyễn Ngọc Tư thu hút được sự quan tâm của giới chuyên môn, có thể kể ra một số công trình tiêu biểu như Giọng điệu chủ yếu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư[1]; Hình tượng con người cô đơn trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư hay Nguyễn Ngọc Tư một nhà văn trẻ Nam Bộ của Huỳnh Công Tín [6]. Có thể thấy các công trình nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư đi sâu vào các phương diện ngôn ngữ, giọng điệu, con người nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến hình ảnh người cha trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Hình tượng người cha trong tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận 2.1.1. Hình tượng người cha trong cuộc sống mưu sinh Những người cha nông dân vất vả trong cuộc sống được Nguyễn Ngọc Tư khắc họa khá nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ về số phận con người Nam Bộ. Ngày nhận bài: 1/1/2015 Ngày nhận đăng: 09/5/2015 Liên hệ: Nguyễn Thị Quỳnh Thơ, e-mail: quynhtho.1988@gmail.com 59 Nguyễn Thị Quỳnh Thơ và Nguyễn Thị Quỳnh Thư Con người làm đủ nghề để tồn tại nhưng vẫn không dứt khỏi cảnh nghèo, để rồi họ chấp nhận cái nghèo, cái túng thiếu như một lẽ thường tình: “Ông mướn một cái nhà nhỏ như hột quẹt, đủ cho hai người còm nhom chui ra chui vào, vét túi trên túi dưới sắm một chiếc xe kẹo kéo có dàn nhạc sống xập xình, kéo thằng Thàn theo. Ngày chạy ra bán ở chợ rau chợ cá, tối ghé vài quán nhậu, khuya về đậu ở ngã ba” [8;9]. Nhân vật người cha trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận hay Cái nhìn khắc khoải lại mưu sinh cuộc sống bằng nghề chăn vịt chạy đồng, cái công việc buộc họ phải sống một cuộc đời lang bạt, một cuộc sống trên đồng khơi. “Ông đậu ghe, lùa vịt lên những cánh đồng vừa mới gặt xong ngó chừng chừng sang những cánh đồng lúa mới vừa chín tới, và suy nghĩ về một vạt lúa khác vừa no đồng đồng” [8;52]. Riêng truyện ngắn Cánh đồng bất tận lại xây dựng gia đình chăn vịt chạy đồng đặc biệt. Người cha chọn nghề chăn vịt chạy đồng không phải vì nghèo, cũng không trở về nhà sau khi mùa gặt kết thúc, mà chọn cái nghề này vì muốn lìa bỏ quê hương, và sống cuộc sống như người du mục: “Thành ra, cái mùa du mục của chúng tôi kéo dài từ mùa mưa sang mùa nắng, rồi lại mưa. Đôi lúc tôi hơi nhớ con - người” [8;184]. Nguyễn Ngọc Tư đã phơi bày cuộc sống của những người dân miền Nam trần trụi thông qua cảnh thiên nhiên khốc liệt: “Chúng tôi cho vịt ăn thật xa trên đồng, vạ vật ở đó từ sáng tới chiều. . . ”. Chính cái cuộc sống đói nghèo buộc những người đàn ông phải đối mặt với nhũng khó khăn, thử thách. Những cánh đồng tàn tạ, những dòng nước nhiễm phèn, nhiễm mặn, những xóm làng xơ xác và không phải cuộc mưu sinh nào cũng đươc đền bù xứng đáng. Qua việc miêu tả cuộc sống mưu sinh của nhân vật, Nguyễn Ngọc Tư đã phác họa được sự khó khăn, vất vả và nghèo đói của người dân Nam Bộ. Tuy nhiên, không phải vì nghèo khổ, vất vả mà họ trở nên tham lam, ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mà không quan tâm người khác. Cái quan niệm “không có gì sâu nặng bằng tình cảm giữa người với người” của con người Nam Bộ như ăn sâu trong máu của những người cha này. Họ chất phác, hồn hậu và yêu thương con người lúc sa cơ lỡ vận. Trong truyện ngắn Cánh ...

Tài liệu được xem nhiều: