Danh mục

Hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam và định hướng hoàn thiện

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 394.06 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ khái quát một số vấn đề về lý luận, phân tích một số bất cập về hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, để từ đó có những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người chưa thành niên phạm tội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam và định hướng hoàn thiện HÌNH PHẠT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN Nguyễn Công Tín Đoàn Công Quốc Tóm tắt: Điều 98 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Gọi tắt là“BLHS năm 2015”) quy định hệ thống hình phạt áp dụng riêng đối với người dưới 18tuổi phạm tội đã thể hiện quyết tâm của Nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp của người dưới 18 tuổi theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên và theochính sách nhân đạo của pháp luật Việt Nam. Tuy vậy, các vấn đề lý luận và thực tiễn vềhình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội còn nhiều bất cập, đặt ra yêu cầuvề hoàn thiện pháp luật. Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ khái quát một số vấn đề vềlý luận, phân tích một số bất cập về hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạmtội, để từ đó có những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, bảo đảm quyền lợi tốt nhấtcho người chưa thành niên phạm tội. Từ khóa: người dưới 18 tuổi, tội phạm, hình phạt, Luật hình sự Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Điều 3 Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên Hợp Quốcthông qua ngày 20/11/1989, nêu: “Trong mọi hoạt động liên quan tới trẻ em, dù đượcthực hiện bởi các cơ quan phúc lợi xã hội của nhà nước hay tư nhân, bởi tòa án, các nhàchức trách hành chính hay cơ quan pháp luật, thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mốiquan tâm hàng đầu”. Tương thích với luật quốc tế, pháp luật hình sự Việt Nam hiện hànhđề ra một trong những nguyên tắc cơ bản khi xử lý người chưa thành niên phạm tội là bảođảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi, chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họsửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Nguyên tắcnày đỏi hỏi người và cơ quan tiến hành tố tụng khi quyết định xử lý người chưa thànhniên phạm tội phải áp dụng biện pháp phù hợp nhất với người chưa thành niên, đặt trongquan hệ với các lợi ích khác nhưng phải bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật. Hìnhphạt với tư cách là công cụ được con người sử dụng một cách có ý thức, sẽ là phươngtiện hữu hiệu để Nhà nước thực hiện tốt và hài hòa nguyên tắc trên. 2. Một số vấn đề lý luận về hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạmtội Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy địnhtrong Bộ luật Hình sự, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhânthương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân Luật sư thuộc Công ty Luật TNHH MTV AMI, Đoàn Luật sư thành phố Đà Nẵng; Email:luatsunguyencongtin@gmail.com; Điện thoại: 0343359796; Địa chỉ: 28 Trần Qúy Cáp, quận Hải Châu, thành phốĐà Nẵng Thẩm phán Tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng; Điện thoại: 0905013069 35thương mại đó. Đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, việc truy cứu trách nhiệm hình sựđối với họ chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lànhmạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Theo quy định tại Điều 12 BLHS năm 2015 thì người từ đủ 14 tuổi trở lên mới phảichịu trách nhiệm hình sự. Do đó, hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tộitheo pháp luật hình sự Việt Nam được hiểu là hình phạt áp dụng đối với người từ đủ 14tuổi đến dưới 18 tuổi. Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếuxét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáodục (tại Mục 2 Chương VII BLHS năm 2015) hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tạitrường giáo dưỡng (tại Mục 3 Chương VII BLHS năm 2015) không bảo đảm hiệu quảgiáo dục, phòng ngừa. Khi bị buộc phải áp dụng hình phạt, người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ bị áp dụng mộttrong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm: - Hình phạt cảnh cáo: Là sự khiển trách công khai của Nhà nước đối với người bịkết án. Đây là hình phạt chính thuộc loại nhẹ nhất trong hệ thống hình phạt của Việt Namnói chung và hệ thống hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi nói riêng. ChươngXII [Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội] BLHS năm 2015 không cóquy định điều kiện áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. TheoĐiều 90 BLHS năm 2015 thì các quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật Hình sự sẽđược áp dụng. Theo Điều 34 BLHS năm 2015 thì hình phạt cảnh cáo được áp dụng đối với ngườiphạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hìnhphạt. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không chịu trách nhiệm hình sự với tội phạmít nghiêm trọng nên thực chất, trong quyết định hình phạt vớ ...

Tài liệu được xem nhiều: