Danh mục

HÌNH THÀNH KỸ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN CHO SINH VIÊN

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 165.27 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt. Bài báo muốn trao đổi với bạn đọc những kinh nghiệm để hình thành kỹ năng soạn giáo án cho sinhviên sư phạm Toán. Đồng thời bài báo cũng chỉ ra phương hướng để hình thành kỹ năng soạn giáo án cho sinh viên.Theo quan điểm hoạt động, dạy học là một quá trình điều khiển hoạt động học tập của học sinh nhằm thực hiện các mục tiêu dạy học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HÌNH THÀNH KỸ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN CHO SINH VIÊN HÌNH THÀNH KỸ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN CHO SINH VIÊN ThS. Trần Thị Kim Trúc Khoa ToánAbstract. The author would like to exchange experiences of forming lesson plan making skill for Mathstudents. Also, the author points out the ways of forming lesson plan making for students in general.Tóm tắt. Bài báo muốn trao đổi với bạn đọc những kinh nghiệm để hình thành kỹ năng soạn giáo án cho sinhviên sư phạm Toán. Đồng thời bài báo cũng chỉ ra phương hướng để hình thành kỹ năng soạn giáo án cho sinhviên. Theo quan điểm hoạt động, dạy học là một quá trình điều khiển hoạt động học tập củahọc sinh nhằm thực hiện các mục tiêu dạy học. Xuất phát từ nội dung bài học ta cần phát hiệnnhững hoạt động liên hệ với nội dung đó, rồi căn cứ vào mục tiêu của bài mà chọn ra một sốhoạt động cho học sinh thực hiện, nhằm phát hiện kiến thức mới hoặc luyện tập các kỹ năng.Các hoạt động nghiên cứu này đều cần được thể hiện ở bài soạn cho một tiết lên lớp. Bài soạn là kế hoạch của giáo viên để dạy học từng tiết, nó thể hiện một cách sinhđộng mối liên hệ hữu cơ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và điều kiện dạy học. Vì vậyđể nâng cao chất lượng đào tạo dạy học cho sinh viên cần phải hình thành kỹ năng soạn bàicho họ. Kỹ năng soạn bài gồm nhiều kỹ năng bộ phận, có mối quan hệ mật thiết với nhau,gồm các kỹ năng sau : - Kỹ năng xác định mục tiêu bài dạy. - Kỹ năng xác định nội dung và cấu trúc bài dạy. - Kỹ năng xác định nguồn gốc thông tin phục vụ cho hoạt động dạy học (tài liệu thamkhảo). - Kỹ năng xác định những chiến lược hoạt động dạy học cho phù hợp (phương phápdạy học). Mục tiêu bài học là cái đích của một quá trình. Việc xác định mục tiêu đúng, cụ thể thìmới có căn cứ để đánh giá chất lượng, hiệu qủa của quá trình dạy học. Khi xác định mục tiêucần phải tính đến việc đánh giá. Đề ra mục tiêu cao mà không thực hiện và đánh giá đượccũng không mang lại kết quả gì. Theo quan điểm dạy học “ hướng vào học sinh, lấy họcsinh làm trung tâm, phát huy vai trò tích cực của chủ thể người học thì mục tiêu dạy họcphải hướng vào học sinh, do học sinh thực hiện”. Vì vậy để thực hiện tốt kỹ năng này sinhviên phải đạt được những nội dung sau : - Nêu đầy đủ các loại mục tiêu : kiến thức, kỹ năng, thái độ… - Mục tiêu dạy học phải cụ thể, có khả năng đo được, đánh giá được - Mục tiêu mỗi hoạt động học phải xác định được mức độ thành công của học sinh saumỗi bài học đó. Xác định nội dung và cấu trúc của bài dạy nói chung phụ thuộc nhiều vào sách giáokhoa và đặc điểm của người học, điều kiện giảng dạy của nhà trường. Ví dụ: sinh viên cótrong tay sách giáo khoa, hệ thống các tài liệu tham khảo với mức độ khác nhau, khi đó sinhviên sẽ chọn những gì làm nội dung dạy học? Sinh viên không thể lấy tất cả những kiến thứcđã học được làm nội dung dạy học, mà kiến thức dạy cần phải tinh giản trên cơ sở cấu trúcnhững kiến thức liên quan cần thiết cho người học, phù hợp với mục tiêu và điều kiện dạy họccủa nhà trường. Để thực hiện tốt kỹ năng này sinh viên phải thực hiện được các yêu cầu sau : - Xác định được nội dung chính, phụ trong bài dạy - Xác định lôgíc cấu trúc của các nội dung trong bài học - Xác định mối quan hệ của bài học với nội dung kiến thức khác trong chương trình. Sau khi xác lập được nguồn thông tin và cấu trúc của bài dạy thì sinh viên cũng phảibiết xác định nguồn tư liệu thông tin phục vụ cho việc giảng dạy và học tập. Sinh viên khôngthể chỉ dựa vào những kiến thức trong thời điểm mình học, trong giáo trình mà đòi hỏi họphải truy cập thông tin từ những tư liệu khác nhau, để bổ xung cho bài giảng. Các thông tinthu thập cần phải sàng lọc, cấu trúc lại cho người học sử dụng thuận tiện, dễ hiểu, dễ nhớ, dễvận dụng. Điều này đòi hỏi sinh viên phải thực hiện tốt các yêu cầu sau : - Xác định được những sách báo, tài liệu có liên quan đến nội dung bài dạy. - Xác định được các đồ dùng trực quan phục vụ cho bài dạy. - Kinh nghiệm cá nhân, các ví dụ cụ thể được sử dụng trong bài dạy. Đặc biệt khi cấu tạo lại các thông tin phải sắp xếp sao cho các thông tin đó phù hợpvới mục tiêu dạy học, với đặc điểm của người học, với điều kiện của nhà trường. Dạy học là quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh, đòi hỏi phải có sự chuẩn bịchu đáo. Giáo viên cần dự kiến cấu trúc phương pháp dạy cho phù hợp với mục tiêu, nộidung. Trong mỗi nội dung sử dụng phương pháp nào là chủ yếu, tiến trình bài học nên bắt đầutừ đâu? Để thực hiện tốt kỹ năng này sinh viên phải thực hiện tốt các việc sau : - Xác định phương pháp, phương tiện dạy chủ yếu. - Trình tự các hoạt động của giáo viên, của học sinh. - Xác định h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: