Danh mục

Hình thức phân xử của luật tục Ê Đê trong xã hội cổ truyền và xã hội đương đại

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 258.22 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong xã hội Ê đê cổ truyền, luật tục là công cụ để chủ làng - thông qua người xử kiện - điều hành cuộc sống của dân làng theo chiều hướng chân - thiện - mĩ. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hình thức phân xử của luật tục Ê Đê trong xã hội cổ truyền và xã hội đương đạiHÌNH THỨC PHÂN XỬ CỦA LUẬT TỤC Ê ĐÊTRONG XÃ HỘI CỔ TRUYỀN VÀ XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠIĐỖ HỒNG KỲ*Trong xã hội Ê đê cổ truyền, luật tục làcông cụ để chủ làng - thông qua người xửkiện - điều hành cuộc sống của dân làngtheo chiều hướng chân - thiện - mĩ. Trongxã hội mới, luật tục có những thay đổi,nhưng nó vẫn đóng vai trò rất quan trọngđối với đời sống của bộ phận người Ê đêkhông theo đạo Công giáo và Tin lành.*I. QUÁ TRÌNH XỬ KIỆNTrong xã hội cổ truyền, mỗi buôn làng Êđê thường có 1, 2 người thông thạo luật tụcgọi là pô phat kđi1. Mỗi khi trong buônlàng có xích mích, mâu thuẫn và xung độtgiữa các thành viên trong cộng đồng màdăm dei của các dòng họ không giải quyếtđược thì pô phat kđi đứng ra giải quyết.Người xử kiện là người thuộc nhiều kleiduê (lối nói vần giàu hình ảnh nhịp điệu),nhất là bi duê (thơ luật tục), ăn nói có lý lẽ,biết phân tích phải trái một cách thấu tình đạtlý, được mọi người tin yêu, kính trọng.Địa điểm xử kiện được Pô Phat kđi đặtở nhà người đề nghị luật tục giải quyếttranh chấp. Thời gian không quy định vàolúc nào, nhưng thường vào buổi tối. Thànhphần dự gồm Pô Phat kđi, đương sự, dămdei hai dòng họ và những người thân thiếtcủa hai bên đương sự. Ngoài pô khat kđi,những người có mặt trong cuộc phán xử*PGS.TS. Viện Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên.đều có quyền giám sát, theo dõi, tranhluận, góp ý cho việc phân xử khách quan,đúng với quy ước của tập quán pháp, đồngthời cũng làm sao cho vừa thấu tình đạt lý.Diễn biến của một buổi xử kiện ở ngườiÊ đê như sau:- Pô Phat kđi điểm xem những ngườicần phải có mặt đã đầy đủ chưa. Nếu thiếuai (đương sự, đại diện dăm dei hai bêndòng họ) thì cho người đi gọi.- Người xử kiện yêu cầu hai bên đươngsự tháo vòng đeo tay cho mình cầm. Khi đãthực hiện hành động như vậy, tức là haiđương sự đã thừa nhận và chấp thuận chongười xử kiện quyền chất vấn, chỉ ra phảitrái, quyết định ai đúng, ai sai và xử phạttheo luật tục.- Người xử kiện dùng lời nói vần để“khai mạc” buổi hoà giải. Nội dung lời nóivần thường như sau2: Vì sự việc đó màngười ấy ngủ không yên, ở không ổn, đilàm rẫy không được vui. Người đó cầmvòng tay vấy bẩn mang đến nhà tù trưởng,cầm vòng tay oan ức đến nhà giàu có,mong họ lo cho việc này công bằng, ổnthoả. Vòng tay khởi kiện đã đến nhà tùtrưởng, vòng tay vấy bẩn người ta đã nhậnđược rồi. Bây giờ mọi người đều có mặt ởđây đông đủ, có nhiều cái sừng, đầu óc aitài giỏi giúp cho việc hoà giải. Chúng tađều không đứng về phía bên này, cũngHình thức phân xử của luật tục Ê đê…không đứng về phía bên kia, mà đứng ởgiữa. Ai biết nhiều nói nhiều, ai biết ít nóiít, nói lời vừa phải cho hợp lòng nhau.- Tiếp đến, Pô Phat kđi yêu cầu ngườikhởi kiện tường thuật lại sự việc mà ngườiđó nhờ “toà án phong tục” phân xử. Nếungười khởi kiện nói chỗ nào không rõ ràng,tình tiết nào không có sức thuyết phục thìngười xử kiện yêu cầu nói lại cho rõ.Trường hợp tranh cãi nhau khó ngã ngũ,người xử kiện mời nhân chứng hoá giảitình hình. Tiếp đến ông ta hỏi họ hàng haibên đương sự có ý kiến gì không3? Nếukhông có ai có ý kiến gì thì pô khat kđitham khảo ý kiến của dăm dei hai dòng họlần cuối để đưa ra quyết định cuối cùng làai đúng ai sai. Pô Phat kđi dùng lời duê đểkết thúc phần “nghị án” như sau: con lươnsống dưới bùn lầy đã phơi lên bờ, tôm téptrong rêu đã phơi ra ngoài, kẻ này sai,người kia đúng đã rõ ràng. Người đúngmuốn đòi phạt heo mấy con, heo mấy gangđể bên sai làm cúng cho mình.- Nếu người thắng kiện yêu cầu phạtngười thua kiện nặng quá (không theo quyđịnh của luật tục) thì người xử kiện độngviên người đó giảm bớt để thể hiện tìnhlàng “mình ăn chung một lá, mình uốngnước một bầu, mình nói cười đủ chị đủem” (dân ca Ê đê). Để thuyết phục đượcngười thắng kiện, nhiều khi người xử kiệnphải huy động hết khả năng tài ăn nói củamình để lôi cuốn đám đông ủng hộ ý tưởngcủa mình. Qua đó sẽ “ép” người thắng kiệnphải giảm bớt mức phạt theo tập tục.Ngược lại, nếu thấy người thắng kiện chỉđòi phạt nhẹ hơn nhiều theo quy định của75tập tục thì người xử kiện yêu cầu đương sựmời họ hàng ra ngồi ở một góc riêng đểbàn bạc thống nhất. Thông thường họ hàngđều tôn trọng, đồng tình với ý kiến củangười thân khi thắng kiện. Mỗi khi sự việcđã có sự thống nhất của mọi người trongbuổi phân xử thì người xử kiện mới tuyênbố mức phạt.Sau khi đã thống nhất mức phạt đền mộtcách công khai, dân chủ như trên, người xửkiện đề nghị hai bên đương sự đưa tay rađeo vòng đồng và chạm vòng đồng vàonhau. Hành động này được coi như là lờicam kết thực hiện theo sự phán xét củangười xử kiện4.Tập quán pháp Ê đê cũng quy địnhngười thua kiện phải làm cúng cho ngườithắng kiện. Người phạm tội mang con vật(gà, heo) và ché rượu cần đến nhà người bịhại làm cúng. Họ làm như vậy là vừa đểđền bù về vật chất vừa để thể hiện ướcnguyện rằng thần linh sẽ phù hộ cho ngườibị hại khoẻ mạnh, sống l ...

Tài liệu được xem nhiều: