Danh mục

Hình tượng Bụt trong tục ngữ- ca dao Việt Nam

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 172.65 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong tục ngữ, ca dao hình tượng Bụt xuất hiện với nhiều ý nghĩa phong phú trong một phạm vi rộng. Ông Bụt không chỉ là hình tượng biểu trưng tôn giáo hay tín ngưỡng dân gian mà đã đi vào đời sống hàng ngày của người bình dân để chuyển hoá thành nhiều ý nghĩa khác nhau. Sự chuyển hoá đó thể hiện rõ nhất là trong thể loại tục ngữ, có lẽ là do tính chất đặc trưng gồm hai nghĩa (nghĩa đen và nghĩa bóng) của thể loại này. Hình tượng Bụt trong tục ngữ dù được...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hình tượng Bụt trong tục ngữ- ca dao Việt Nam Hình tượng Bụt trong tục ngữ- ca dao Việt NamTrong tục ngữ, ca dao hình tượng Bụt xuất hiện với nhiều ý nghĩa phong phú trong mộtphạm vi rộng. Ông Bụt không chỉ là hình tượng biểu trưng tôn giáo hay tín ngưỡng dângian mà đã đi vào đời sống hàng ngày của người bình dân để chuyển hoá thành nhiều ýnghĩa khác nhau. Sự chuyển hoá đó thể hiện rõ nhất là trong thể loại tục ngữ, có lẽ là dotính chất đặc trưng gồm hai nghĩa (nghĩa đen và nghĩa bóng) của thể loại này. Hình tượngBụt trong tục ngữ dù được thể hiện dưới góc độ nào đi nữa cũng bao gồm những ý nghĩasâu xa hơn những gì nó thể hiện trên văn bản....1. Nguồn gốc từ Bụt trong dân gian:Đạo Phật đến nước ta vào đầu Tây lịch khi nhân dân Việt Nam đang sống những thángngày nô lệ Bắc thuộc. Người dân Việt Nam lúc bấy giờ chỉ cầu mong một cuộc sống tựdo, thanh bình, giải thoát khỏi những gông kiềm ngoại quốc. Trong hoàn cảnh đó Phậtgiáo đã xuất hiện và mau chóng trở thành chỗ dựa tinh thần cho một dân tộc đang bị mấtnước. “Phật giáo lấy lý tính làm chủ đạo, lấy sự giác ngộ để giải thoát, giải cứu”(1) vì thếkhông có gì đáng ngạc nhiên khi Phật giáo hoà nhập vào tín ngưỡng dân gian, trở thànhnơi gởi gắm niềm tin của nhân dân lao động.“Phật – tiếng Phạn là Buddha (âm Hán Việt là Phật Đà, gọi tắt là Phật) nghĩa là bậc giácngộ viên mãn. Từ tiếng Phạn Buddha, người Việt Nam ngày xưa đọc là Bụt”(2)“Chúng ta thấy cái tên đức Chúa hay đức Mẹ truyền vào Việt Nam từ thế kỷ XVI kể đếnnay đã hơn 400 năm mà vẫn chưa thể nào quen với tâm lý dân tộc. Trái lại cái tên Bụt,Tiên cũng là mượn của những thứ tôn giáo ngoại lai nhưng đã trở thành truyền thống, vìtừ rất xưa, những tôn giáo này đã từng hoá thân vào đời sống dân tộc, chấp nhận nhữngthứ thanh lọc gay gắt, trở thành tôn giáo chung chi phối tâm linh của cộng đồng”(3)2. Sự chuyển nghĩa từ đức Phật tôn giáo đến ông Bụt dân gian:Từ khi hòa nhập vào tín ngưỡng dân gian và được dân gian hóa thì hình tượng Bụt trongdân gian không còn nguyên vẹn ý nghĩa là bậc giác ngộ như trong giáo lý đạo Phật. Bụtkhông còn là một đấng Thích Ca uy nghiêm trầm mặc ngự trên toà sen cao chín bệ ởtrong các ngôi chùa nữa. Mà Phật bây giờ đã trở thành Bụt – một ông Phật của dân gian,một vị thần của dân gian, một ông Bụt hiền, Bụt lành đầy quyền năng phép màu nhưngkhông cao siêu huyền bí mà gần gũi cạnh bên. Bụt trong tâm thức của dân gian là mộtông thần Thiện có quyền năng tuyệt đối, có thể nghe thấu được mọi ước vọng, mọi lờicầu xin của người bất hạnh, nghèo khổ. Ông Bụt luôn luôn xuất hiện bên cạnh nhữngngười chân thật hiền lành, yếu đuối khi họ bị các thế lực mạnh hơn ức hiếp. Ông Bụt cònlà vị quan toà đứng ra giải quyết mọi bất công trong xã hội dân gian xa xưa, trừng trị kẻác đem lại thanh bình yên vui cho người nghèo khổ, hiền lành.Từ một con người của tôn giáo, đức Phật trở thành một con người của dân gian, đượcdân gian âu yếm gọi bằng một cái tên thân thương, bình dân là “Bụt”. Ông Bụt ấy khôngmặc áo cà sa, không xuống tóc, không ngồi xếp bằng dưới bóng cây bồ đề mà lại xuấthiện trong hình dáng của một ông già râu tóc bạc phơ giống một ông Tiên hơn là một đứcPhật.“Các nhân vật vốn là biểu tượng của tôn giáo như Bụt, Tiên, Ngọc Hoàng … đều đã đượccái nhìn thực tiễn của dân gian – dân tộc nhân cách hoá để trở thành lực lượng cứu tinhđối với mọi người dân cùng khổ..”(4)Việt Nam là một đất nước đa tôn giáo nhưng qua nhiều biến động lịch sử và qua sựthanh lọc gay gắt của thời gian, của tâm lý dân tộc thì những tôn giáo còn tồn tại trong tínngưỡng dân gian không nhiều. Qua lịch sử văn học dân gian ta có thể thấy được Phật giáochính là tôn giáo phù hợp nhất với tâm lý của nhân dân lao động Việt nam và đã chiếmlĩnh hoàn toàn đời sống tinh thần của họ. Dù được chuyển hoá dưới hình thức nào đi nữanhư là một ông Tiên hay một ông Thần thì ta vẫn biết đó chính là đức Phật Thích Cađược nhìn qua con mắt của người dân lao động.Từ biểu trưng tôn giáo, hình tượng Bụt đi vào dân gian và được thể hiện bằng nhiều hìnhảnh đặc sắc trong văn học. Đặc biệt trong tục ngữ, ca dao hình tượng Bụt đã được chuyểnhóa với nhiều hàm nghiã phong phú. Tùy theo tính chất đặc trưng cuả từng thể loại, ýnghĩa của hình tượng Bụt được thể hiện khác nhau trong tục ngữ, ca dao.3. Những xu hướng chung quy định sự hình thành các hàm nghĩa của hình tượng Bụttrong tục ngữ và ca dao:a. Hình tượng Bụt trong tục ngữ:Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, có ý nghĩa hàm súc do nhân dân lao động sáng tạonên và lưu truyền qua nhiều thế kỷ. Mỗi câu tục ngữ thường có hai nghĩa, nghĩa đen vànghĩa bóng (nghĩa đen là nghĩa gốc chỉ ý nghĩa trực tiếp, ý nghĩa ban đầu khi mới hìnhthành câu tục ngữ. Còn nghĩa bóng là ý nghĩa được lan tỏa, mở rộng qua quá trình lưutruyền trong không gian và thời gian)Lối nói bằng tục ngữ thường là một lối nói ẩn dụ, hình thức thể hiện súc tích, giàu hìnhảnh, do đó có tác dụng truyền cảm và ...

Tài liệu được xem nhiều: