Hình tượng làng quê trong thơ đoàn văn cừ và thơ Xecgây Exênhin
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 110.27 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong bài báo này, bằng phương pháp so sánh song hành, chúng tôi mong muốn làm nổi bật sự tương đồng và khác biệt trong sự sáng tạo hình tượng làng quê của hai nhà thơ Đoàn Văn Cừ và Exênhin và lí giải sự tương đồng và độc đáo đầy bất ngờ của hai thi sĩ thuộc hai dân tộc Nga – Việt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hình tượng làng quê trong thơ đoàn văn cừ và thơ Xecgây Exênhin JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 10, pp. 76-84 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn HÌNH TƯỢNG LÀNG QUÊ TRONG THƠ ĐOÀN VĂN CỪ VÀ THƠ XECGÂY EXÊNHIN Đào Thị Anh Lê Khoa Xã hội, Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định Tóm tắt. Xecgây Exênhin (1895 -1925) là nhà thơ Nga nổi tiếng đầu thế kỉ XX, ông được biết đến như thi sĩ cuối cùng của làng quê Nga. Trong khi đó, ở Việt Nam, Đoàn Văn Cừ (1913 -2004) là một thi sĩ thuộc phái thơ điền viên trong phong trào thơ Mới. Hai nhà thơ có sự gặp gỡ đầy thú vị trong hồn thơ đồng quê, đậm đà tính dân tộc. Trong bài báo này, bằng phương pháp so sánh song hành, chúng tôi mong muốn làm nổi bật sự tương đồng và khác biệt trong sự sáng tạo hình tượng làng quê của hai nhà thơ Đoàn Văn Cừ và Exênhin và lí giải sự tương đồng và độc đáo đầy bất ngờ của hai thi sĩ thuộc hai dân tộc Nga – Việt. Từ khóa: Exênhin, Đoàn Văn Cừ, hình tượng làng quê, tương đồng, độc đáo.1. Mở đầu Đầu thế kỉ XX, trên thi đàn Nga, Xecgây Exênhin (1895 -1925) xuất hiện như một tài năng“độc đáo, kiệt xuất, thấm nhuần hương vị Nga thuần khiết” (M.Gorki). Trong thơ trữ tình Exênhinbộc lộ tuyệt đẹp cái tôi đồng quê mang đậm chất dân gian. “Phái viên của làng thôn Nga” là danhhiệu cao quí mà giới văn học Pêtecbua trao tặng thi sĩ tài hoa. Sau này, B.Paxtecnăc gọi Exênhinlà “người thể hiện tuyệt vời hương thơm của mảnh đất Nga”. Đoàn Văn Cừ (1913 -2004) là mộtnhà thơ thuộc phái thơ điền viên của phong trào thơ Mới, được vinh danh là người vun gốc hồndân tộc, người neo giữ hồn quê. Cùng với Anh Thơ, Nguyễn Bính, Bàng Bá Lân; Đoàn Văn Cừ trởthành một trong tứ trụ của dòng thơ đồng quê trong phong trào thơ Mới. Hai nhà thơ Exênhin vàĐoàn Văn Cừ là con của hai dân tộc khác nhau nhưng có sự gặp gỡ hết sức thú vị trong hồn thơđồng quê đậm đà bản sắc dân tộc. Trong khi sáng tạo hình tượng làng quê, hai nhà thơ có sự tươngđồng và cả sự khác biệt. Chúng tôi dùng phương pháp so sánh song hành để mô tả cả hai thái cựcvà bước đầu lí giải hiện tượng văn học này. Khi triển khai vấn đề, thơ Exênhin rất phong phú vềnội dung, chúng tôi chỉ dừng trên mảng thơ đồng quê của ông để nghiên cứu. Trái lại, thơ ĐoànVăn Cừ khá thuần nhất về đề tài làng quê nhưng đề tài này của ông có nhiều biến đổi kéo dài trongsuốt con đường thơ của ông. Do đường thơ và đường đời của Exênhin ngắn ngủi, chúng tôi chọntập Thôn ca I bao gồm những sáng tác về nông thôn trước Cách mạng tháng Tám của Đoàn VănCừ để làm cứ liệu so sánh với Exênhin và triển khai bài viết này.Ngày nhận bài 11/1/2014. Ngày nhận đăng 25/05/2014.Liên lạc Đào Thị Anh Lê, e-mail: anhle7277@gmail.com76 Hình tượng làng quê trong thơ Đoàn Văn Cừ và thơ Xecgây Exênhin2. Nội dung nghiên cứu2.1. Sự gặp gỡ của hai hồn quê Nga – Việt2.1.1. Bức họa làng quê Làng quê, nơi thân thương yêu dấu của biết bao người, nơi tình sâu nghĩa nặng đã trở thànhcảm hứng của bao thi nhân trên thế giới. Với Exênhin và Đoàn Văn Cừ, làng quê là cảm hứng chủđạo trong thi ca. Thật lạ là tuy không có sự liên hệ nhưng hai nhà thơ cùng khắc tạc được nhữngbức họa đồng quê tuyệt đẹp theo cùng một hình thức giống nhau. Trong thơ Exênhin, ta bắt gặp các hình ảnh đồng quê quen thuộc như những cánh đồng lúamạch chín vàng, những thảo nguyên xanh tít tắp chân trời, những cánh đồng xơ xác gốc rạ sau mùagặt hái, những khu rừng mùa thu trải vàng lá rụng, những ngôi nhà gỗ izơba bình yên, mùa xuânvườn cây đâm chồi nảy lộc. Chất đồng quê còn được khắc họa bằng những thanh âm và hương vịđồng quê. Trong thơ Exênhin là bản hòa ca của tiếng nước chảy, tiếng lá rơi, tiếng chim hót, tiếngdế kêu trong bụi cây, tiếng cú vọng trên thảo nguyên, tiếng sói tru thảm thiết ngoài cánh đồng tuyếttrắng, tiếng kẽo kẹt của cỗ xe tam mã lăn bánh qua thảo nguyên, tiếng chuông nhà thờ ngân vang...Thơ Exênhin không có thứ “mùi nhà hầm” phả ra nồng nặc trong tiểu thuyết của Đôtxtôiexki màtỏa ngát thứ hương thơm đồng nội vô cùng quyến rũ: mùi mật ong, mùi táo chín, mùi nhựa thôngthơm lừng, mùi ngải cứu thơm nồng, mùi rơm mới, mùi đất khô ngai ngái, mùi tuyết chín, hươngtrầm, hương hoa hồng. Tất cả hòa quyện thành hương đồng nội “Những mùi hương say đắm tựahơi men” (Nguyễn Viết Thắng dịch). Chưa hết, còn hương hoa dại, mùi tuyết chín, mùi cỏ khônồng nàn đến mức tác giả phải thốt lên: Tôi nghe trên môi mình một mùi không chịu nổi Mùi cỏ dại nồng nàn da thiếu phụ hồi xuân. (Đoàn Minh Tuấn dịch) Trong ngôi nhà gỗ nông dân cũng tỏa ra hương bánh mì nướng thơm phức, mùi nước kvatthơm lừng. Thậm chí cỗ xe ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hình tượng làng quê trong thơ đoàn văn cừ và thơ Xecgây Exênhin JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 10, pp. 76-84 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn HÌNH TƯỢNG LÀNG QUÊ TRONG THƠ ĐOÀN VĂN CỪ VÀ THƠ XECGÂY EXÊNHIN Đào Thị Anh Lê Khoa Xã hội, Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định Tóm tắt. Xecgây Exênhin (1895 -1925) là nhà thơ Nga nổi tiếng đầu thế kỉ XX, ông được biết đến như thi sĩ cuối cùng của làng quê Nga. Trong khi đó, ở Việt Nam, Đoàn Văn Cừ (1913 -2004) là một thi sĩ thuộc phái thơ điền viên trong phong trào thơ Mới. Hai nhà thơ có sự gặp gỡ đầy thú vị trong hồn thơ đồng quê, đậm đà tính dân tộc. Trong bài báo này, bằng phương pháp so sánh song hành, chúng tôi mong muốn làm nổi bật sự tương đồng và khác biệt trong sự sáng tạo hình tượng làng quê của hai nhà thơ Đoàn Văn Cừ và Exênhin và lí giải sự tương đồng và độc đáo đầy bất ngờ của hai thi sĩ thuộc hai dân tộc Nga – Việt. Từ khóa: Exênhin, Đoàn Văn Cừ, hình tượng làng quê, tương đồng, độc đáo.1. Mở đầu Đầu thế kỉ XX, trên thi đàn Nga, Xecgây Exênhin (1895 -1925) xuất hiện như một tài năng“độc đáo, kiệt xuất, thấm nhuần hương vị Nga thuần khiết” (M.Gorki). Trong thơ trữ tình Exênhinbộc lộ tuyệt đẹp cái tôi đồng quê mang đậm chất dân gian. “Phái viên của làng thôn Nga” là danhhiệu cao quí mà giới văn học Pêtecbua trao tặng thi sĩ tài hoa. Sau này, B.Paxtecnăc gọi Exênhinlà “người thể hiện tuyệt vời hương thơm của mảnh đất Nga”. Đoàn Văn Cừ (1913 -2004) là mộtnhà thơ thuộc phái thơ điền viên của phong trào thơ Mới, được vinh danh là người vun gốc hồndân tộc, người neo giữ hồn quê. Cùng với Anh Thơ, Nguyễn Bính, Bàng Bá Lân; Đoàn Văn Cừ trởthành một trong tứ trụ của dòng thơ đồng quê trong phong trào thơ Mới. Hai nhà thơ Exênhin vàĐoàn Văn Cừ là con của hai dân tộc khác nhau nhưng có sự gặp gỡ hết sức thú vị trong hồn thơđồng quê đậm đà bản sắc dân tộc. Trong khi sáng tạo hình tượng làng quê, hai nhà thơ có sự tươngđồng và cả sự khác biệt. Chúng tôi dùng phương pháp so sánh song hành để mô tả cả hai thái cựcvà bước đầu lí giải hiện tượng văn học này. Khi triển khai vấn đề, thơ Exênhin rất phong phú vềnội dung, chúng tôi chỉ dừng trên mảng thơ đồng quê của ông để nghiên cứu. Trái lại, thơ ĐoànVăn Cừ khá thuần nhất về đề tài làng quê nhưng đề tài này của ông có nhiều biến đổi kéo dài trongsuốt con đường thơ của ông. Do đường thơ và đường đời của Exênhin ngắn ngủi, chúng tôi chọntập Thôn ca I bao gồm những sáng tác về nông thôn trước Cách mạng tháng Tám của Đoàn VănCừ để làm cứ liệu so sánh với Exênhin và triển khai bài viết này.Ngày nhận bài 11/1/2014. Ngày nhận đăng 25/05/2014.Liên lạc Đào Thị Anh Lê, e-mail: anhle7277@gmail.com76 Hình tượng làng quê trong thơ Đoàn Văn Cừ và thơ Xecgây Exênhin2. Nội dung nghiên cứu2.1. Sự gặp gỡ của hai hồn quê Nga – Việt2.1.1. Bức họa làng quê Làng quê, nơi thân thương yêu dấu của biết bao người, nơi tình sâu nghĩa nặng đã trở thànhcảm hứng của bao thi nhân trên thế giới. Với Exênhin và Đoàn Văn Cừ, làng quê là cảm hứng chủđạo trong thi ca. Thật lạ là tuy không có sự liên hệ nhưng hai nhà thơ cùng khắc tạc được nhữngbức họa đồng quê tuyệt đẹp theo cùng một hình thức giống nhau. Trong thơ Exênhin, ta bắt gặp các hình ảnh đồng quê quen thuộc như những cánh đồng lúamạch chín vàng, những thảo nguyên xanh tít tắp chân trời, những cánh đồng xơ xác gốc rạ sau mùagặt hái, những khu rừng mùa thu trải vàng lá rụng, những ngôi nhà gỗ izơba bình yên, mùa xuânvườn cây đâm chồi nảy lộc. Chất đồng quê còn được khắc họa bằng những thanh âm và hương vịđồng quê. Trong thơ Exênhin là bản hòa ca của tiếng nước chảy, tiếng lá rơi, tiếng chim hót, tiếngdế kêu trong bụi cây, tiếng cú vọng trên thảo nguyên, tiếng sói tru thảm thiết ngoài cánh đồng tuyếttrắng, tiếng kẽo kẹt của cỗ xe tam mã lăn bánh qua thảo nguyên, tiếng chuông nhà thờ ngân vang...Thơ Exênhin không có thứ “mùi nhà hầm” phả ra nồng nặc trong tiểu thuyết của Đôtxtôiexki màtỏa ngát thứ hương thơm đồng nội vô cùng quyến rũ: mùi mật ong, mùi táo chín, mùi nhựa thôngthơm lừng, mùi ngải cứu thơm nồng, mùi rơm mới, mùi đất khô ngai ngái, mùi tuyết chín, hươngtrầm, hương hoa hồng. Tất cả hòa quyện thành hương đồng nội “Những mùi hương say đắm tựahơi men” (Nguyễn Viết Thắng dịch). Chưa hết, còn hương hoa dại, mùi tuyết chín, mùi cỏ khônồng nàn đến mức tác giả phải thốt lên: Tôi nghe trên môi mình một mùi không chịu nổi Mùi cỏ dại nồng nàn da thiếu phụ hồi xuân. (Đoàn Minh Tuấn dịch) Trong ngôi nhà gỗ nông dân cũng tỏa ra hương bánh mì nướng thơm phức, mùi nước kvatthơm lừng. Thậm chí cỗ xe ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Educational science Đoàn Văn Cừ Hình tượng làng quê Xecgây Exênhin Văn học Nga Thơ trữ tình ExênhinTài liệu liên quan:
-
Vận dụng phạm trù thiện ác vào quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay
6 trang 337 1 0 -
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm thơ A. X. Puskin
89 trang 192 0 0 -
Thực trạng liên kết trong nghiên cứu khoa học giữa các trường sư phạm
17 trang 57 0 0 -
Thi hài sống - Kiệt tác sân khấu thế giới: Phần 1
86 trang 47 0 0 -
chúng ta thoát thai từ đâu - nxb thế giới
75 trang 44 0 0 -
110 trang 36 0 0
-
Đạo đức học thực tiễn của Xô-Crát
5 trang 33 0 0 -
Đánh giá tính sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi bằng TSD – Z của Klaus K. Urban
7 trang 31 0 0 -
Khó khăn tâm lí của người đồng tính nam
8 trang 30 0 0 -
Truyện ngắn Con tàu trắng: Phần 1
253 trang 30 0 0