Danh mục

Hình tượng người phụ nữ miền núi trong tiểu thuyết Lặng yên dưới vực sâu của Đỗ Bích Thúy

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 376.04 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết sử dụng phương pháp loại hình kết hợp với phân tích, so sánh, tổng hợp để làm rõ cách “Lặng yên dưới vực sâu” xây dựng người phụ nữ miền núi với vẻ đẹp từ phẩm chất cho đến cốt cách cũng như cách họ đã đối diện, ứng xử với số phận của mình ra sao trong môi trường sống vẫn còn những định chế, định kiến về tập tục, lề thói. Từ đó, bài viết đi đến đánh giá một phần lối viết riêng của Đỗ Bích Thuý trong việc lý giải thân phận người phụ nữ miền núi qua tiểu thuyết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hình tượng người phụ nữ miền núi trong tiểu thuyết Lặng yên dưới vực sâu của Đỗ Bích Thúy HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ MIỀN NÚI TRONG TIỂU THUYẾT LẶNG YÊN DƯỚI VỰC SÂU CỦA ĐỖ BÍCH THÚY Lê Thị Thủy1, Nguyễn Thị Kim Tiến2 1. Lớp CH22VH01, Trường Đại học Thủ Dầu Một 2. Giảng viên, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Đỗ Bích Thúy sáng tác nhiều về đề tài miền núi ở nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn,tiểu thuyết, tản văn… Trong sáng tác của mình, chị dành phần nhiều tác phẩm viết về người phụ nữvùng cao. “Lặng yên dưới vực sâu” là một tiểu thuyết thể hiện rõ nhất về hình tượng đó. Bài viết sửdụng phương pháp loại hình kết hợp với phân tích, so sánh, tổng hợp để làm rõ cách “Lặng yên dướivực sâu” xây dựng người phụ nữ miền núi với vẻ đẹp từ phẩm chất cho đến cốt cách cũng như cáchhọ đã đối diện, ứng xử với số phận của mình ra sao trong môi trường sống vẫn còn những định chế,định kiến về tập tục, lề thói. Từ đó, bài viết đi đến đánh giá một phần lối viết riêng của Đỗ Bích Thuýtrong việc lý giải thân phận người phụ nữ miền núi qua tiểu thuyết này. Từ khoá: Đỗ Bích Thuý, Lặng yên dưới vực sâu, người phụ nữ, tiểu thuyết1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đỗ Bích Thúy là gương mặt tiêu biểu trên văn đàn văn học Việt Nam hiện nay. Với cái nhìntinh tế, nhạy cảm và bản lĩnh của mình, chị đã tạo dựng cho mình một phong cách nghệ thuật độcđáo, mang đậm hơi thở của của người dân miền núi. Qua sáng tác của chị, hình ảnh thiên nhiên hoangsơ, hùng vĩ và cuộc sống sinh hoạt của người dân miền núi cao Hà Giang hiện lên một cách rõ nét.Trong đó, hình tượng người phụ nữ được tác giả ưu ái dành sự tập trung hơn cả. Người phụ nữ miềnnúi trong sáng tác của chị vừa mang vẻ đẹp thể chất lại vừa mang những nét riêng độc đáo, cá tính vàbản lĩnh. Đó là hình ảnh của những nhân vật nữ dù có số phận, nỗi niềm, hoàn cảnh khác nhau nhưngđều mang trong mình vẻ đẹp của lòng vị tha, sự hi sinh, cam chịu và luôn khát khao được sống hạnhphúc. Vì vậy, bài viết “Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Lặng yên dưới vực sâu của ĐỗBích Thúy”, chúng tôi hy vọng sẽ có thể khai thác, tìm hiểu rõ hơn về hình ảnh người phụ nữ miềnnúi trong sáng tác của Đỗ Bích Thuý, qua đó, cho thấy tinh thần nhân văn sâu sắc mà nhà văn dànhcho các nhân vật nữ của mình.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong bài viết này chúng tôi tiếp cận phương pháp nghiên cứu thi pháp học, tập trung nhất làthi pháp nhân vật để khám phá cách tác giả thể hiện người phụ nữ qua kiểu nhân vật nữ miền núitrong tiểu thuyết Lặng yên dưới vực sâu. Ngoài ra chúng tôi cũng sử dụng các phương pháp nghiêncứu cơ bản như phân tích, tổng hợp, so sánh để làm rõ vẻ đẹp phẩm chất mang tính khu biệt của ngườiphụ nữ miền núi trong cuốn tiểu thuyết trên.3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Đỗ Bích Thúy sáng tác nhiều về đề tài miền núi, trên nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn,tiểu thuyết, tản văn… Trong sáng tác về miền núi, nhà văn dành nhiều trang để viết về người phụ nữmiền núi. Chị viết về đối tượng này bằng tất cả tình yêu thương, sự cảm thông và sẻ chia của một ngườitừng được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hà Giang. Qua sáng tác của nhà văn, ta có cái nhìn trọn vẹn 482hơn về kiểu người phụ nữ miền núi. Bắt gặp nhiều nhất trong sáng tác của chị là những người phụ nữgặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống nhưng họ vẫn giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp. Trong khókhăn, trong đau khổ và trong tận cùng của nỗi đau, họ vẫn luôn vững tin, biết khát khao và vươn lêntrong cuộc sống. Bằng giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng và lối tả thực, Đỗ Bích Thúy đã khơi dậy tronglòng bạn đọc sự rung cảm, xót xa cho những người phụ nữ nơi mảnh đất miền núi phía Bắc. 3.1. Vẻ đẹp ngoại hình của những người phụ nữ vùng U Khố Sủ Khi xây dựng nhân vật người phụ nữ miền núi, Đỗ Bích Thúy vừa trực tiếp đặc tả một số chitiết về ngoại hình, vừa để vẻ đẹp của họ bộc lộ qua điểm nhìn của những nhân vật khác. Trong cácsáng tác của nhà văn, người phụ nữ miền núi dù sống trong hoàn cảnh nào, có số phận ra sao đều cóngoại hình rất đẹp. Trong tiểu thuyết Lặng yên dưới vực sâu, Đỗ Bích Thúy đã xây dựng được hệ thống nhân vậtnữ có ngoại hình xinh đẹp, khỏe mạnh, cứng rắn của núi rừng như Súa, Xí, Chía hay cả những ngườimẹ, người bà như mẹ Phống, mẹ Vừ… Đặc biệt, vẻ ngoại hình của Súa, nhân vật trung tâm của tiểuthuyết Lặng yên dưới vực sâu, được tác giả miêu tả qua nhiều điểm nhìn khác nhau. Qua lời kể kháchquan, Súa là “một cô Mông đẹp nhất U Khố Sủ” (Đỗ Bích Thúy, 2017, tr. 49). Súa mang vẻ đẹp tựnhiên, với làn da trắng hồng, khỏe khoắn khiến cho bao chàng trai si mê, các cô gái Mông khác thìghen tỵ “Súa cao lớn, ngực nở, mông to, đùi to, má căng tròn, hồng rực. Súa là cô gái Mông khỏemạnh việc gì cũng làm được, việc gì cũng dám làm, bất kể những cô Mông khác có chỉ chỏ, nhănnhó, chê bai” (Đ ...

Tài liệu được xem nhiều: