Hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2013, Vol. 58, No. 2, pp. 49-56 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Hỏa Diệu Thúy Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa Tóm tắt. Trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, người phụ nữ luôn chiếm một vị trí đặc biệt. Từ hình tượng người phụ nữ anh hùng trong những sáng tác trước 1975 đến hình tượng người phụ nữ “đa đoan” trong những sáng tác sau năm 1975 và bao trùm lên là hình tượng người phụ nữ mang chức năng thiên phú với vẻ đẹp “mẫu tính”. Đó hành trình nhận thức cũng là quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu. Thông qua hình tượng người phụ nữ, tác giả đã đi từ quan điểm của một thời đến quan điểm của mọi thời, từ cái đẹp của một dân tộc đến cái đẹp của nhân loại. Từ khóa: Nguyễn Minh Châu, hình tượng người phụ nữ, thời đại anh hùng, đa đoan, mẫu tính.1. Mở đầu Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Minh Châu được đánh giá là một têntuổi lớn. Ông đã tạo lập uy tín ở cả nhân cách lẫn tài năng văn chương. Đọc Nguyễn MinhChâu, sẽ nhận ra điều thú vị này, nhà văn của “chiến tranh và người lính” đồng thời cũnglà “nhà văn của phái đẹp”. Trong thế giới nghệ thuật của ông, người phụ nữ luôn chiếmmột vị trí đặc biệt, và họ đáng được trân trọng, ngưỡng mộ.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Từ hình tượng người phụ nữ lý tưởng của thời đại anh hùng Trong dàn đồng ca sử thi của nền văn học trước 1975, Nguyễn Minh Châu say mêmiêu tả con người của thời đại anh hùng. Hình tượng người phụ nữ cũng không là ngoại lệ.Nguyễn Minh Châu từng thốt lên: “Ở trong mỗi con người Việt Nam có một Đức ThánhGióng”. Sự thán phục ấy không phải là không có lý khi đi vào thực tế, nhà văn đã gặp họ.Những con người bình thường, giản dị, nhưng sống và hành động cao cả tuyệt đẹp, giúpNgày nhận bài 1/9/2012. Ngày nhận đăng 10/01/2013.Liên lạc Hỏa Diệu Thúy, e-mail: thuyhoadieu@gmail.com 49 Hỏa Diệu Thúynhà văn hiểu thêm “đất nước và dân tộc mình”. Dưới những tán rừng Trường Sơn đậm đặcmuỗi, vắt, sốt rét và B52, nhà văn chứng kiến những cô gái tuổi đời mười tám, đôi mươikhoác ba lô vào Trường Sơn, làm bất cứ việc gì cần đến bàn tay người phụ nữ và cần đếnbản lĩnh thép của người lính. Nhà văn muốn lý giải, muốn cắt nghĩa sức mạnh của conngười Việt Nam, cái sức mạnh tiềm ẩn mà nhà văn gọi là “hạt ngọc” ẩn trong mỗi tâmhồn con người. Bút pháp sử thi và cảm hứng lãng mạn đã là sự lựa chọn thích hợp để tácgiả thể hiện niềm tự hào về đất nước và con người dân tộc mình. Dưới bút pháp sử thi vàcảm hứng lãng mạn, người phụ nữ đã hai lần thăng hoa, khiến họ hóa thân vào lý tưởng. Nguyễn Minh Châu quả thật sắc sảo, khi ông biết khai thác lợi thế phái đẹp đểlý tưởng hóa nhân vật của mình. Nhà văn thực sự bị ám ảnh bởi vẻ đẹp mảnh mai, trongsáng. Họ hiện lên như những kiều nữ, có thể nhận ra thái độ nâng niu, trân trọng củatác giả dành cho nhân vật của mình: một cô Y Khiêu “gọn gàng”, dịu dàng trong nếp váyđen với đôi mắt ngời sáng trong Nguồn suối; cô Thận “cổ cao, răng trắng, nom dịu dàngvà thùy mị” trong Nhành mai; cô Nguyệt với “tấm thân mảnh dẻ”, và vẻ “mát mẻ nhưsương núi” tỏa ra từ “nét mặt, lời nói, cử chỉ” trong Mảnh trăng cuối rừng; cô Quý với“nét mặt thật nhẹ nhõm, xởi lởi”; cô giáo Thùy trẻ trung, trong sáng “có thân hình mảnhdẻ” và “đôi mắt đen trong suốt” trong Cửa sông v.v... Cái ác liệt của chiến tranh dườngnhư không làm cho vẻ đẹp của họ hao khuyết. Tuy nhiên, tác giả không “duy mỹ” và “duyý chí” đến mức không biết đến điều này, ông đã tỏ ra thực sự am tường về tâm lý phụ nữ.Ông đã để họ luôn sống giữa tình yêu, luôn lưu giữ và mang trong lòng một tình yêu sâusắc. Họ là những người đàn bà chỉ biết yêu một người. Yêu và được yêu, đó cũng là bíquyết để họ mãi xinh đẹp. Những người phụ nữ xinh đẹp của tình yêu kia không mâu thuẫn với người phụ nữanh hùng. Những người phụ nữ có tình yêu mãnh liệt, bền bỉ, thủy chung không thể lànhững người không dũng cảm. Để thấy được điều này, Nguyễn Minh Châu không ngầnngại đặt những bông hoa rực rỡ kia vào thử thách dữ dội của hoàn cảnh chiến tranh. Chiếntranh là lửa thử vàng, ở đó không có chỗ cho sự trung tính. Ở góc nhìn này, những ngườiphụ xinh đẹp của Nguyễn Minh Châu bộc lộ phẩm chất của người anh hùng của thời đạianh hùng. Tuy mức độ có thể khác nhau, mỗi người một vẻ, một hoàn cảnh, song họ đềubộc lộ phẩm chất dũng cảm và nghị lực phi thường của người anh hùng. Cô Y Khiêu đãtừng cõng anh chiến sỹ vệ quốc đoàn “chiến đấu bị thương lạc đơn vị, nằm gục bên bờsuối” về nhà mình. Trong vòng vây lùng sục gắt gao của Pháp và thổ phỉ, cha con cô đãche dấu người chiến sỹ, trở thành cơ sở kháng chiến. Từ đây, cách mạng đã được nhómlên ở vùng biên cương heo hút miền tây tổ quốc. Cô Thận trong Nhành mai cũng là mộtnữ du kích dũng cảm. Giáp ranh với vùng tề, làng cô liên tục bị càn quét, cô du kíchxinh đẹp trở thành bí thư chi bộ lãnh đạo nhân dân đánh lui nhiều trận càn quét của địch,bám trụ giữ làng. Cô Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng cũng thật đẹp, thật đáng khâmphục trong xử lý các tình huống phức tạp trên con đường ra tiền phương cùng với chànglái xe. Ở cái dáng ngồi thản nhiên giữa đoạn đường nguy hiểm, giọng nói bao giờ cũngbình tĩnh, rành rọt như đếm, ở việc cô tự nguyện làm cọc tiêu sống hướng dẫn người láixe qua ngầm, ở việc cô nhường chỗ cho người lái xe với thái độ vừa dịu dàng, vừa kiên50 Hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châuquyết. Cô giải thích việc mình làm cứ nhẹ như khô ...
Tìm kiếm tài liệu theo từ khóa liên quan:
Nguyễn Minh Châu Hhình tượng người phụ nữ Thời đại anh hùng Thế giới nghệ thuật Quan niệm nghệ thuật Văn học Việt Nam Văn học hiện đạiTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 373 12 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 341 8 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 258 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 229 0 0 -
91 trang 181 0 0
-
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 166 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 149 6 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 138 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn: Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
85 trang 131 0 0 -
Báo cáo khoa học: Bước đầu hiện đại hóa chữ quốc ngữ qua một số truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỷ 20
5 trang 125 0 0 -
Văn học bằng ngôn ngữ học-Thử xét văn hoá: Phần 2
149 trang 122 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều dưới góc nhìn trần thuật học
93 trang 117 0 0 -
totto-chan bên cửa sổ: phần 2 - nxb văn học
54 trang 111 0 0 -
Truyền thống văn hóa & phương pháp xây dựng văn hóa dân tộc: Phần 1
88 trang 108 0 0 -
Tập truyện Bông trái quê nhà: Phần 1
66 trang 106 0 0 -
112 trang 103 0 0
-
Những khả năng và thách thức nghiên cứu văn học Việt Nam
37 trang 99 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 2 (Tập 2)
78 trang 95 4 0 -
26 trang 88 0 0
-
229 trang 83 0 0