Hình tượng 'nhân vật nữ nổi loạn' trong tiểu thuyết của Nhất Linh (thời kì Tự lực văn đoàn)
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 689.52 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này trình bày “vấn đề phụ nữ” với kiểu nhân vật nữ nổi loạn trong Tự lực văn đoàn và trong tiểu thuyết của Nhất Linh để cho thấy Nhất Linh công tâm nhìn nhận lại vai trò, vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, bước đầu đặt nền móng cho những chặng đường xác lập bình đẳng giới và tiến tới nữ quyền trong văn học Việt Nam sau này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hình tượng “nhân vật nữ nổi loạn” trong tiểu thuyết của Nhất Linh (thời kì Tự lực văn đoàn) TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 18, Số 7 (2021): 1191-1199 Vol. 18, No. 7 (2021): 1191-1199 ISSN: 2734-9918 Website: http://journal.hcmue.edu.vn Bài báo nghiên cứu* HÌNH TƯỢNG “NHÂN VẬT NỮ NỔI LOẠN” TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHẤT LINH (THỜI KÌ TỰ LỰC VĂN ĐOÀN) Nguyễn Thị Hoàng Mai Trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Hoàng Mai – Email: hoangmaiptnk@yahoo.com.vn Ngày nhận bài: 31-3-2021; ngày nhận bài sửa: 05-4-2021; ngày duyệt đăng: 22-7-2021 TÓM TẮT “Nhân vật nữ nổi loạn” là kiến tạo mới của Nhất Linh, phát triển hình tượng nhân vật nữ Việt Nam trong hệ quy chiếu với văn học truyền thống, cho thấy sự nhạy bén của nhà cách tân trước những đổi mới của đời sống văn hóa xã hội tiền bán thế kỉ XX – vấn đề phụ nữ. Bằng phương pháp nghiên cứu văn học sử và phương pháp nghiên cứu hệ thống, bài viết này trình bày “vấn đề phụ nữ” với kiểu nhân vật nữ nổi loạn trong Tự lực văn đoàn và trong tiểu thuyết của Nhất Linh để cho thấy Nhất Linh công tâm nhìn nhận lại vai trò, vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, bước đầu đặt nền móng cho những chặng đường xác lập bình đẳng giới và tiến tới nữ quyền trong văn học Việt Nam sau này. Đây là sự vận động mạnh mẽ và tiến bộ trong quan điểm thẩm mĩ cũng như tư duy, nhận thức của nhà văn, ghi lại một dấu ấn quan trọng trong tiến trình văn học nước nhà. Từ khóa: bình đẳng giới; Nhất Linh; nhân vật nữ nổi loạn; Tự lực văn đoàn; vấn đề phụ nữ 1. Đặt vấn đề Con người là điểm xuất phát, vừa là đối tượng khám phá chủ yếu vừa là cái đích cuối cùng của văn học; đồng thời cũng là điểm quy chiếu và là thước đo giá trị của mọi vấn đề xã hội, sự kiện và biến cố xã hội. Nguồn gốc sâu xa của tiến trình đổi mới văn học nói chung, của một tác giả cách tân nói riêng đều bắt nguồn từ trong cảm hứng sáng tạo, trong quan niệm nghệ thuật và trong tư duy nghệ thuật về con người. Trong bối cảnh xung đột và giao thoa mạnh mẽ văn hóa Đông – Tây ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, có thể thấy những chuyển biến rõ rệt về nhân sinh quan và quan điểm nghệ thuật của đội ngũ sáng tác Tự lực văn đoàn, thể hiện rõ nhất ở thủ lĩnh Nhất Linh. Một trong những biểu hiện ấy là cách ông nghiêm túc và có hệ thống nhìn nhận, định vị lại người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ đến văn học trong Cite this article as: Nguyen Thi Hoang Mai (2021). The depiction of “Rebellious female character” in Nhat Linh novels (Tu luc van doan period). Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 18(7), 1191-1199. 1191 Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 7 (2021): 1191-1199 giai đoạn này, góp phần tạo nên một loạt các nhân vật khá nhất quán về cách hành xử mà chúng ta có thể gọi là “nhân vật nữ nổi loạn”, một dấu ấn trong tiến trình văn học dân tộc. 2. Giải quyết vấn đề 2.1. “Vấn đề phụ nữ” Như một dạng thức nhân vật, người phụ nữ từ lâu đã có mặt trong văn học Việt Nam, đặc biệt nổi bật lên từ thế kỉ XVIII-XIX. Thế nhưng, dù là nhân vật chính hay nhân vật phụ, họ đều được xây dựng như những nạn nhân của số phận (thuyết tài mệnh) trong xã hội cường quyền và nam quyền, hay để chứng minh cho phẩm chất công dung ngôn hạnh, tiết liệt, thủy chung, tuyệt nhiên không có tiếng nói riêng. Và như thế, người phụ nữ không được đặt ra như “vấn đề” của xã hội. Bước sang thế kỉ XX, vấn đề này thực sự được đặt ra. Mới đầu là báo chí, sau đó là văn học, hai mặt trận sát cánh và tương hỗ nhau. Cuối thế kỉ XIX – bước sang thế kỉ XX, phong trào đấu tranh vì quyền lợi của phụ nữ diễn ra ngày càng rộng khắp trên thế giới và ảnh hưởng đến Việt Nam, trước tiên là báo chí. Trong ba làn sóng của phong trào Nữ quyền thì đây là khoảng thời gian của làn sóng thứ nhất, tập trung vào đấu tranh đòi quyền bình đẳng cơ bản: bình đẳng xã hội, bình đẳng đạo đức, quyền bầu cử... Ở Việt Nam giai đoạn này, những đòi hỏi cho phụ nữ cũng không thể đi xa hơn thế. Tiếng nói của người phụ nữ lần đầu tiên được chính thức vang lên vào năm 1918, trên tờ báo Nữ giới chung (Tiếng chuông của nữ giới) của nữ chủ bút Sương Nguyệt Anh (1864-1921). Tờ báo đề cao vai trò phụ nữ trong xã hội, đòi nam nữ bình quyền, lấy gương sáng của phụ nữ Tây Âu để khuyến khích chị em. Tiếp theo, hàng loạt dòng báo “nữ lưu” ra đời: Phụ nữ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hình tượng “nhân vật nữ nổi loạn” trong tiểu thuyết của Nhất Linh (thời kì Tự lực văn đoàn) TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 18, Số 7 (2021): 1191-1199 Vol. 18, No. 7 (2021): 1191-1199 ISSN: 2734-9918 Website: http://journal.hcmue.edu.vn Bài báo nghiên cứu* HÌNH TƯỢNG “NHÂN VẬT NỮ NỔI LOẠN” TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHẤT LINH (THỜI KÌ TỰ LỰC VĂN ĐOÀN) Nguyễn Thị Hoàng Mai Trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Hoàng Mai – Email: hoangmaiptnk@yahoo.com.vn Ngày nhận bài: 31-3-2021; ngày nhận bài sửa: 05-4-2021; ngày duyệt đăng: 22-7-2021 TÓM TẮT “Nhân vật nữ nổi loạn” là kiến tạo mới của Nhất Linh, phát triển hình tượng nhân vật nữ Việt Nam trong hệ quy chiếu với văn học truyền thống, cho thấy sự nhạy bén của nhà cách tân trước những đổi mới của đời sống văn hóa xã hội tiền bán thế kỉ XX – vấn đề phụ nữ. Bằng phương pháp nghiên cứu văn học sử và phương pháp nghiên cứu hệ thống, bài viết này trình bày “vấn đề phụ nữ” với kiểu nhân vật nữ nổi loạn trong Tự lực văn đoàn và trong tiểu thuyết của Nhất Linh để cho thấy Nhất Linh công tâm nhìn nhận lại vai trò, vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, bước đầu đặt nền móng cho những chặng đường xác lập bình đẳng giới và tiến tới nữ quyền trong văn học Việt Nam sau này. Đây là sự vận động mạnh mẽ và tiến bộ trong quan điểm thẩm mĩ cũng như tư duy, nhận thức của nhà văn, ghi lại một dấu ấn quan trọng trong tiến trình văn học nước nhà. Từ khóa: bình đẳng giới; Nhất Linh; nhân vật nữ nổi loạn; Tự lực văn đoàn; vấn đề phụ nữ 1. Đặt vấn đề Con người là điểm xuất phát, vừa là đối tượng khám phá chủ yếu vừa là cái đích cuối cùng của văn học; đồng thời cũng là điểm quy chiếu và là thước đo giá trị của mọi vấn đề xã hội, sự kiện và biến cố xã hội. Nguồn gốc sâu xa của tiến trình đổi mới văn học nói chung, của một tác giả cách tân nói riêng đều bắt nguồn từ trong cảm hứng sáng tạo, trong quan niệm nghệ thuật và trong tư duy nghệ thuật về con người. Trong bối cảnh xung đột và giao thoa mạnh mẽ văn hóa Đông – Tây ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, có thể thấy những chuyển biến rõ rệt về nhân sinh quan và quan điểm nghệ thuật của đội ngũ sáng tác Tự lực văn đoàn, thể hiện rõ nhất ở thủ lĩnh Nhất Linh. Một trong những biểu hiện ấy là cách ông nghiêm túc và có hệ thống nhìn nhận, định vị lại người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ đến văn học trong Cite this article as: Nguyen Thi Hoang Mai (2021). The depiction of “Rebellious female character” in Nhat Linh novels (Tu luc van doan period). Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 18(7), 1191-1199. 1191 Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 7 (2021): 1191-1199 giai đoạn này, góp phần tạo nên một loạt các nhân vật khá nhất quán về cách hành xử mà chúng ta có thể gọi là “nhân vật nữ nổi loạn”, một dấu ấn trong tiến trình văn học dân tộc. 2. Giải quyết vấn đề 2.1. “Vấn đề phụ nữ” Như một dạng thức nhân vật, người phụ nữ từ lâu đã có mặt trong văn học Việt Nam, đặc biệt nổi bật lên từ thế kỉ XVIII-XIX. Thế nhưng, dù là nhân vật chính hay nhân vật phụ, họ đều được xây dựng như những nạn nhân của số phận (thuyết tài mệnh) trong xã hội cường quyền và nam quyền, hay để chứng minh cho phẩm chất công dung ngôn hạnh, tiết liệt, thủy chung, tuyệt nhiên không có tiếng nói riêng. Và như thế, người phụ nữ không được đặt ra như “vấn đề” của xã hội. Bước sang thế kỉ XX, vấn đề này thực sự được đặt ra. Mới đầu là báo chí, sau đó là văn học, hai mặt trận sát cánh và tương hỗ nhau. Cuối thế kỉ XIX – bước sang thế kỉ XX, phong trào đấu tranh vì quyền lợi của phụ nữ diễn ra ngày càng rộng khắp trên thế giới và ảnh hưởng đến Việt Nam, trước tiên là báo chí. Trong ba làn sóng của phong trào Nữ quyền thì đây là khoảng thời gian của làn sóng thứ nhất, tập trung vào đấu tranh đòi quyền bình đẳng cơ bản: bình đẳng xã hội, bình đẳng đạo đức, quyền bầu cử... Ở Việt Nam giai đoạn này, những đòi hỏi cho phụ nữ cũng không thể đi xa hơn thế. Tiếng nói của người phụ nữ lần đầu tiên được chính thức vang lên vào năm 1918, trên tờ báo Nữ giới chung (Tiếng chuông của nữ giới) của nữ chủ bút Sương Nguyệt Anh (1864-1921). Tờ báo đề cao vai trò phụ nữ trong xã hội, đòi nam nữ bình quyền, lấy gương sáng của phụ nữ Tây Âu để khuyến khích chị em. Tiếp theo, hàng loạt dòng báo “nữ lưu” ra đời: Phụ nữ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bình đẳng giới Nhân vật nữ nổi loạn Tự lực văn đoàn Tiểu thuyết của Nhất Linh Tư duy nghệ thuật về con ngườiTài liệu liên quan:
-
Bài tiểu luận Thực trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam
24 trang 558 0 0 -
19 trang 127 0 0
-
7 trang 96 0 0
-
Bình đẳng giới trong truyền thống dân tộc qua ca dao, tục ngữ của người Việt
4 trang 89 0 0 -
6 trang 84 0 0
-
10 trang 59 0 0
-
Tài liệu hướng dẫn sử dụng Bảng kiểm về giới trong công tác cán bộ
35 trang 58 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Diễn ngôn về giới trên truyền thông sau đổi mới
234 trang 54 1 0 -
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVMN30: Vấn đề lồng ghép giới trong giáo dục mầm non
4 trang 46 0 0 -
Giáo trình Dân số phát triển (tài liệu đào tạo sơ cấp dân số y tế): Phần 2
30 trang 43 0 0