Danh mục

Hình tượng Phạm Nhan trong truyền thuyết dân gian người Việt

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 83.02 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung làm rõ Phạm Nhan là ai? Đặc điểm, hành trạng của nhân vật và những ảnh hưởng của vị tà thần này trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của nhân dân. Hình tượng Phạm Nhan trong truyền thuyết là một hiện tượng đặc biệt và hết sức phức tạp trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hình tượng Phạm Nhan trong truyền thuyết dân gian người ViệtJOURNAL OF SCIENCE OF HNUESocial Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 76-80This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2017-0091HÌNH TƯỢNG PHẠM NHANTRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN NGƯỜI VIỆTĐoàn Thị Ngọc AnhKhoa Ngữ văn & Địa lí, Đại học Hải PhòngTóm tắt. Phạm Nhan là nhân vật phản diện trong truyền thuyết của người Việt. Hình tượngnhân vật Phạm Nhan được tác giả dân gian xây dựng vừa thực vừa hư, vừa thần bí vừa cósức ảnh hướng lớn trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Bài viết tập trung làm rõ Phạm Nhanlà ai? Đặc điểm, hành trạng của nhân vật và những ảnh hưởng của vị tà thần này trong đờisống văn hóa tín ngưỡng của nhân dân. Hình tượng Phạm Nhan trong truyền thuyết là mộthiện tượng đặc biệt và hết sức phức tạp trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.Từ khóa: Phạm Nhan, truyền thuyết dân gian, hình tượng nhân vật.1.Mở đầuPhạm Nhan là nhân vật có nguồn gốc từ lịch sử. Truyền thuyết Phạm Nhan được xây dựngnhằm thoả mãn tính hiếu kì và lòng căm thù giặc của nhân dân. Hình tượng Phạm Nhan trongtruyền thuyết người Việt chưa được nghiên cứu một cách hệ thống. Lâu nay, một số công trình,bài viết có đề cập tới Phạm Nhan đều ở dạng những bài viết riêng lẻ, và những nhận định rời rạc.Tài liệu Thần tích Đức Thánh Trần do Bắc Việt tương kế hội xuất bản năm 1963, tại Sài Gòn cóbài viết về Phạm Nhan với nhan đề Phạm Nhan một kẻ tà thần hại dân hại nước gươm thần trừđi [5].Viết về câu chuyện Phạm Nhan, sách Việt Điện u linh tập lục toàn biên chép: hồn PhạmNhan sau khi bị Hưng Đạo Vương hành hình đi khắp nơi hớp hồn phụ nữ, khiến cho họ đau ốmliên miên. Hồ Đức Thọ trong công trình Trần triều Hưng Đạo Đại Vương trong tâm thức ngườiViệt có nhắc đến: “Phạm Nhan là một tên tướng giặc có yêu thuật thường hay gây tai vạ cho nhândân, nhất là phụ nữ nên khi ốm đau dai dẳng không rõ nguyên nhân thường nghi là ma làm (chỉPhạm Nhan)” [3]. Khi Khảo sát truyền thuyết và một số phong tục, lễ hội ở vùng đảo Hà Nam Quảng Ninh (Luận văn thạc sĩ), tác giả Nghiêm Thị Mai Lan đã xếp Phạm Nhan vào nhóm nhânvật kẻ thù trong chuỗi truyền thuyết khảo sát được ở vùng đảo này. Có khá nhiều ý kiến thống nhấtPhạm Nhan vốn là kẻ thù của dân tộc, khi sống đi đến đâu gây tàn sát cả muôn loài cây cỏ, khichết trở thành loài quỷ hút máu người. Nhân vật Phạm Nhan trở thành nỗi ám ảnh không nguôicủa người dân Việt. Trong bài viết này, chúng tôi nghiên cứu về truyền thuyết Phạm Nhan dướigóc độ một thể loại văn học. Lí giải hình tượng Phạm Nhan trong truyền thuyết, khai thác nhữngđiểm khác biệt về truyền thuyết Phạm Nhan so với những truyền thuyết về các nhân vật phúc thầnkhác. Đây là một vấn đề mới và hấp dẫn.Ngày nhận bài: 15/5/2017. Ngày sửa bài: 21/7/2017. Ngày nhận đăng: 20/10/2017Liên hệ: Đoàn Thị Ngọc Anh, e-mail: ngocanhdt.dhhp@gmail.com76Hình tượng Phạm Nhan trong truyền thuyết dân gian người Việt2.2.1.Nội dung nghiên cứuTên gọi Phạm NhanĐa số các truyền thuyết kể về Phạm Nhan đều có nhắc tới tên thật của nhân vật này làNguyễn Bá Linh. Nhân vật được giới thiệu đến có gốc tích, lai lịch cụ thể: mẹ người làng An Bài,Đông Triều; cha là thương khách người Phúc Kiến - Quảng Đông (Trung Quốc). Có truyền thuyếtcòn kể cha Phạm Nhan tên là Nguyễn Bá Quang. Một số truyền thuyết kể rằng Phạm Nhan là concủa một người con gái họ Nguyễn, quê ở Đông Triều. Lại có truyền thuyết gọi: Nguyễn Nhan tênchữ là Bá Linh. Cách gọi tên họ khác nhau đối với một nhân vật thực sự có những căn nguyên cầnđược lí giải. Trong quá trình điền dã và sưu tầm tài liệu chúng tôi thu thập được những ý kiến khácnhau về tên gọi của nhân vật này. Có hai giả thiết được đưa ra: thứ nhất, Bá Linh là tên thật củanhân vật này, và sau khi sang Trung Quốc theo học thi đỗ Tiến sĩ mới lấy tên chữ là Phạm Nhan.Theo giả thiết thứ nhất, thì Phạm Nhan là tên chữ của Nguyễn Bá Linh. Như vậy, chữ Phạm trong“Phạm Nhan” sẽ không được hiểu là họ của nhân vật, mà nên hiểu là tên chữ, hay tên hiệu màngười xưa hay đặt. Giả thiết thứ hai, cũng cho rằng nhân vật có tên thật là Nguyễn Bá Linh, cònPhạm Nhan là tên gọi sau khi ông đã chết. Theo Từ điển Trích dẫn [6]: (phạm) có nghĩa là xâm(nhan) là dáng mặt, vẻ mặt. Phạm nhan là xâm phạm, động chạm vào dánglấn, động chạm;vẻ, nhan sắc. Theo giả thiết thứ hai, chúng tôi thấy sự hợp lí của tên gọi này liên quan đến nhữngtruyền thuyết có kể về căn bệnh mà người phụ nữ mắc phải có tên là bệnh Phạm Nhan. Chuyệnkể về việc trước khi chết, nhân vật này hỏi Hưng Đạo Vương: Ngài cho tôi ăn món gì? Căm phẫntrước những việc làm quái ác của kẻ dẫn giặc về dày xéo quê mẹ, Hưng Đạo Vương đã tức giậnmà nói rằng: cho mi ăn máu đẻ của đàn bà. Vì vậy mà sau khi chết, hắn luôn tìm phụ nữ để tác oaitác quái, hoành hành gây bệnh. Nhất là đàn bà sau khi mới sinh nở nếu có việc phải đi qua chỗ màPhạm Nhan bị hành hình thì sẽ bị bắt vía, hút hết máu, gầy mòn dần cho đến chết.Như vậy về ...

Tài liệu được xem nhiều: