Từ xa xưa con Rồng đã có trong tâm thức người Việt, nhiều huyền thoại về rồng, với biểu hiện linh thiêng. Rồng là điểm hội tụ với ý nghĩa vũ trụ và nhân sinh. Chúng ta có nguồn cội Lạc Hồng (Lạc Long Quân và Âu Cơ). Rồng là biểu tượng vật linh trong tín ngưỡng văn hoá dân gian. Rồng được sáng tạo thành hình tượng nghệ thuật và có mặt trong các thời kỳ nghệ thuật truyền thống của các vương triều tự chủ. Hình tượng con Rồng sáng tạo không chỉ mang tính ứng dụng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HÌNH TƯỢNG RỒNG TRONG MỸ THUẬT CỔ VIỆT NAM
HÌNH TƯỢNG RỒNG TRONG
MỸ THUẬT CỔ VIỆT NAM
Đầu rồng (Hoàng thành Thăng Long)
Từ xa xưa con Rồng đã có trong tâm thức người Việt, nhiều huyền thoại về rồng,
với biểu hiện linh thiêng. Rồng là điểm hội tụ với ý nghĩa vũ trụ và nhân sinh.
Chúng ta có nguồn cội Lạc Hồng (Lạc Long Quân và Âu Cơ). Rồng là biểu tượng
vật linh trong tín ngưỡng văn hoá dân gian. Rồng được sáng tạo thành hình tượng
nghệ thuật và có mặt trong các thời kỳ nghệ thuật truyền thống của các vương
triều tự chủ.
Hình tượng con Rồng sáng tạo không chỉ mang tính ứng dụng trang trí trong
Hoàng cung, các ngôi Chùa, cung Điện mà còn có giá trị cái đẹp tạo hình. Hình
tượng Rồng phát triển ở các vương triều, mỗi thời đều có đặc điểm phong cách đặc
trưng. Cơ sở nhận diện hình tượng trên các phần thể hiện: Đầu Rồng (mắt, mũi,
mồm, râu, bờm, sừng); hình dáng thân Rồng (các khúc uốn lượn); các chi tiết (vây,
móng, đuôi) và đối chiếu với niên đại di tích để xác định Rồng các thời:
- Rồng thời Lý (thế kỷ XI-XII): Thăng Long nơi rồng vàng xuất hiện, cũng là nơi
vương triều Lý (1010-1125) xây dựng nhiều công trình kiến trúc hoàng thành,
chùa, tháp mở đầu cho độc lập tự chủ của Đại Việt. Duy trì gìn giữ những biểu
tượng Rồng truyền thống vốn có lâu đời của dân tộc, các nghệ nhân thời Lý đ ã
sáng tạo hình tượng Rồng, đưa lại ý nghĩa mới. Hình tượng Rồng chỉ thực sự phát
triển từ triều Lý, trở thành biểu tượng cao quý, quyền uy của Vương quyền và linh
thiêng của Thần quyền (đạo Phật là Quốc giáo). Nó thể hiện trong các hợp thể
nghệ thuật đường nét uyển chuyển, tinh tế, bố cục hoàn chỉnh, phong cách độc
đáo. Hình tượng Rồng có kiểu dáng nhất quán, được nghệ nhân tuân thủ triệt để.
Bất kỳ hình rồng ở di tích nào dù ở cách xa nhau, dù làm vào những năm khác
nhau, dù là kiến trúc vương quyền hay kiến trúc thần quyền, thì hình tượng con
Rồng Lý đều có kiểu dáng và cấu trúc chung. Đặc điểm hình tượng: Đầu Rồng với
cổ ngước cao. Mắt Rồng to tròn và hơi lồi. Trên lông mày kết xoắn hình số 3 ngửa
(theo nhãn vòng Kim cô nhà Phật), và trán kết xoắn hình chữ S ký hiệu hình chớp
(ý niệm về hiện tượng tự nhiên sấm - chớp), uy lực của Phật Pháp Lôi, Pháp Điện.
Hai bên dưới mang tai có dải bờm nhiều tua kết vào nhau uốn lượn vút ra sau.
Chòm râu dưới cằm kết xoắn uốn lượn. Mũi Rồng cũng được kéo dài thành hình
vòi. Mào của Rồng hơi uốn khúc, chung quanh có viền kiểu ngọn lửa. Quanh đầu
mây quấn có những viên ngọc lơ lửng. Miệng rồng há rộng hứng ngọc. Môi dưới
ngắn, lưỡi dài uốn lượn vươn ra đỡ lấy viên ngọc. Hai hàm có răng nanh nhọn kéo
dài uốn cong liền sát mũi. Cũng còn có loại đầu Rồng: cổ uốn khúc xuống rồi
ngược lên. Hình dáng thân Rồng thể hiện theo lối nhìn nghiêng, uốn lượn mềm
mại (như hình giun đất uốn lượn). Các khúc uốn lượn phình to và co lại gần nhau
(như hình túi phình đáy, miệng co) đặt xuôi, đặt ngược đều đặn, liên tục thu dần về
đuôi. Mình Rồng tròn để trơn (chỉ có vẩy trên thân rồng to, chạm nông nên trông
vẫn trơn mượt). Toàn bộ thân hình Rồng nở về phần đầu, thu nhọn về phía đuôi,
quy gọn vào một nửa hình lá Đề. Rồng Lý 4 chân có khuỷu và mỗi chân đều 3
móng.
Các di vật mỹ thuật thời Lý còn lại đến ngày nay không nhiều, những hình tượng
Rồng còn lại ở các Chùa (như các chùa: Dạm, Phật Tích, Long Đội, Chương Sơn,
Quỳnh Lâm, Báo Ân, Linh Xứng, Sùng Nghiêm, Diên Thánh ... và mới tìm thấy
thêm ở Hoàng thành Thăng Long (2000-2005) hình Rồng trên gốm thời đầu lập đô
nhà Lý. Những hình tượng Rồng không chỉ là mô típ trang trí chau chuốt, tinh tế,
thanh mảnh mà còn là hình tượng sinh động. Nội dung tư tưởng thẩm mỹ, bộc lộ ý
nghĩa tín ngưỡng dân gian cổ của cư dân nông nghiệp, tâm hồn khoáng đạt thanh
cao, hàm chứa trí tuệ uyên bác.
- Rồng thời Trần (TK XIII- XIV): trong chạm khắc, còn có tượng Rồng ở thành
bậc thành quách, lăng mộ và chùa. Hình tượng Rồng có nhiều thay đổi so với thời
Lý. Thân Rồng to mập, khoẻ chắc, khúc nới ra uốn lượn đều đặn hình sin thu dần
về đuôi. Đầu xuất hiện cặp sừng, đôi tai và những chi tiết mới. Hình dáng Rồng uy
nghi mang ý nghĩa mới của vương triều. Nổi rõ phong cách với những hình khối,
đường nét mập khỏe, tinh lọc giản dị, vững chãi mà không nặng nề, không tĩnh
của cốt cách truyền thống. Tượng Rồng ở khu lăng mộ An Sinh (Thế kỷ XIV
Đông Triều Quảng Ninh). Điển hình là đôi tượng (thành bậc cửa lăng vua Trần
Anh Tông, dài 1.70m) mình tròn mập, đuôi dài và nhọn. Bốn chân to khỏe, có bốn
móng nhọn. Đầu dữ tợn, mào kéo dài ra phía trước, cặp sừng nhọn vút về phía sau.
Bờm tóc to trải dài, những chòm lông quanh cổ hình xoắn ốc dựng lên. Trên thân
có chạm vẩy. Đôi tượng Rồng (ở thành nhà Hồ, dài 3.60m) đầu bị gãy mất, còn lại
từ má bờm uốn sóng đều đặn trải dài nhọn. Thân Rồng dài và mập, có vẩy hình
vòng cung, uốn khúc cong sáu nhịp đều đặn thon đến cuối đuôi.
Hình dáng Rồng thời Trần đa dạng, nên trong cùng một thời gian, những chi tiết
hình Rồng đã có những khác nhau. Chẳng hạn: Có dạng đuôi thẳng vút nhọn, lại
có đuôi xoắn tròn, hay có đuôi chạm văn xoắn ốc. Có Rồng chạm 3 móng, lại có
Rồng 4 móng. Hình Rồng với bốn khúc uốn, trên bệ tượng chùa Thanh Sam (ứng
Hòa - Hà Tây nay là Hà Nội) chạm đầu quay lại nằm gọn trong khúc uốn lớn. Râu
uốn lượn dài, hai chân trước to, giơ ba móng. Cũng Rồng với bốn khúc uốn thì
chạm đá bệ tượng chùa Đô Quan (Yên Khang, ý Yên, Nam Định), khúc lớn vòng
qua đầu, ba khúc uốn còn lại gần như thẳng. Râu uốn lượn dài, hai chân trước to
bốn móng. Lại có hình Rồng với bảy khúc uốn chạm đá bệ tượng chùa Thầy (Sài
Sơn, Quốc oai, Hà Tây) dáng Rồng trườn lên phía trước. Đầu ngước ngậm ngọc,
hai mào dài xoắn lại, bờm tỏa dài uốn lượn ra phía sau, vây rồng nhọn cao. Bốn
chân to với bốn móng nhọn, Còn có các đầu Rồng (đất nung) thấy ở Tháp Phổ
Minh (Nam Định), hay ở Đông Triều - Quảng Ninh, ở Hoàng thành Thăng Long.
Hoặc có hình Rồng trang trí trên gạch gốm tráng men chùa Hoa Yên (Yên Tử -
Quảng Ninh),
- Rồng thời Lê sơ (TK XV): phát triển trên cơ sở tiếp thu Rồng thời Trần, cơ bản
vẫn giữ hình ...