Danh mục

Hình tượng sông nước trong ca dao dân ca trữ tình Nam Bộ

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 155.59 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hình tượng sông nước trong ca dao dân ca trữ tình Nam BộNước ta, nơi đâu cũng có sông, nhưng với Nam Bộ, sông là đặc điểm nổi bậc của môi trường thiên nhiên. Trong sách “Gia Định thành công chí” (Nhà văn hoá xuất bản. 1972), Trịnh Hoài Đức đã miêu tả: “Ở Gia Định, sông suối dọc ngang chằng chịt”, “Đất Gia Định nhiều sông, kênh, cù lao và bãi cát...”, “Ở Gia Định, chỗ nào cũng có ghe thuyền hoặc dùng thuyền làm nhà ở, hoặc để đi chơi, đi thăm người thân, chở gạo củi, buôn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hình tượng sông nước trong ca dao dân ca trữ tình Nam Bộ Hình tượng sông nước trong ca dao dân ca trữ tình Nam Bộ Nước ta, nơi đâu cũng có sông, nhưng với Nam Bộ, sông là đặc điểm nổi bậc của môi trường thiên nhiên. Trong sách “Gia Định thành công chí” (Nhà văn hoá xuất bản. 1972), Trịnh Hoài Đức đã miêu tả: “Ở Gia Định, sông suối dọc ngang chằng chịt”, “Đất Gia Định nhiều sông, kênh, cù lao và bãi cát...”, “Ở Gia Định, chỗ nào cũng có ghe thuyền hoặc dùng thuyềnlàm nhà ở, hoặc để đi chơi, đi thăm người thân, chở gạo củi, buôn bán,....”. Theomột số tài liệu xưa, những kênh đào Nam Bộ có tổng chiều dài khoảng 2500 kmvà các sông rạch tự nhiên khoảng 2400 km. Trong quyển “Thiên nhiên ViệtNam”(NXB KHKT. 1989) của Lê Bá Thảo cũng ghi nhận có 4900km kênh đào.Như vậy, chỉ với khoảng 40.000km2, Nam Bộ có tổng chiều dài kênh rạch đến gần5000km. Kênh rạch chằng chịt, cắt xẻ ăn sâu khắp bề mặt vùng đất, tạo điều kiệnthuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và giao thông đường thuỷ. Làng xóm Nam Bộ thường lấy sông làm ranh giới địa phương, bên nàysông là một địa phương và bên kia sông là một địa phương khác. Dòng sông dọcngang chằng chịt như những mạch máu lớn nhỏ trong “cơ thể Nam Bộ”. NgườiNam Bộ quý đất như xương thịt, quý màu xanh cây trái như làn da tươi mát và quýsông như máu nuôi cơ thể mình. Cuộc sống người dân Nam Bộ gắn bó với dòngsông, con sông là vì vậy. Sông có vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá vật chất ở Nam Bộ.Dòng sông là đường giao thông huyết mạch, của ngõ sông là nơi lập chợ, nhiều cưdân sinh sống trên sông, cất nhà ven sông. Sông chở nặng phù sa, mang nước tướitiêu cho ruộng vườn và mang lại nhiều sản vật. đặc biệt là tôm cá. Đối với văn hoá tinh thần, nhiều tín ngưỡng, lễ hội dân gian và một số loạihình nghệ thuật dân gian hình thành từ môi trường sông nước. Môi trường đótrong nhiều trường hợp cũng chính là môi trường diễn xướng dân ca (ví dụ hòchèo ghe). Trong ca dao dân ca Viêt Nam nói chung, sông thường được nhắc đến nhưmột đặc trưng cho quê hương, cho miền quê,... Tuy nhiên không ở đâu hình ảnhsông được lặp đi lặp lại nhiều lần với những giá trị thẩm mỹ sâu sắc, phong phúnhư trong ca dao dân ca trữ tình Nam Bộ. Hình ảnh quen thuộc trong ca dao BắcBộ là cây đa, mái đình,...gợi rõ nét văn hoá cổ truyền của nông thôn Bắc Bộ. Cadao Trung Bộ là hình ảnh của núi, đèo, ruộng, rú, truông, phá,... thể hiện mộtkhông gian cao rộng từ địa hình tự nhiên của vùng đất. Khảo sát trong quyển “Ca dao dân ca Nam Bộ” của Bảo Định Giang,Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị - Nxb TPHCM, 1994 (ký hiệuTL 1), chúng tôi nhận thấy hình tượng sông có tần số xuất hiện rất cao: 144 lần vàviệc sử dụng hình tượng sông nước ở đây không nhằm tái hiện hình ảnh một consông cụ thể nào mà chủ yếu bị chi phối bởi các đặc thù của cảm xúc và mục đíchbiểu tượng hoá nghệ thuật – Sông trở thành một biểu tượng nghệ thuật khi được sửdụng với nghĩa bóng ổn định. Sông là hiện thân của dòng chảy lớn, dài, mênh mông, sâu và vô tận.Những đặc điểm này khiến người ta dễ hình dung nó như một thực thể sống động,có khả năng diễn đạt nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống con người. Từ quátrình khảo sát thống kê các bài ca, chúng tôi ghi nhận:1.Hình tượng sông khơi dậy ý niệm một cái gì đó mênh mông vô tận nên xu hướngphổ biến nhất là lấy đặc điểm hình thể: dài, rộng, sâu, bao la của sông để gợi liêntưởng về sự xa cách, sự bền vững, về cái lớn lao, vô tận: -Ơn hoài thai như biển Ngãi dưỡng dục tợ sông Em nguyền ở vậy không chồng Lo nuôi cha mẹ hết lòng đạo con. (I-479-5) -Ơn cha rộng thênh thênh tựa biển Nghĩa mẹ dài dằng dặc tựa sông.... (I-353-2)Sông thuộc loại thiên nhiên “lớn”. Đứng trước thiên nhiên “lớn”, con người cảmthấy mình trở nên nhỏ bé. Tầm vóc lớn lao của sông được làm cơ sở chứng minhcho sự bền vững: -Biển cạn, sông cạn, lòng qua không cạn Núi lở non mòn, nghĩa bạn không quên (I-189-5)Chiều dài của sông dễ gợi người ta liên tưởng đến chiều dài vô tận của sự xa cách,của không gian và thời gian: -Sông dài cá lội biệt tăm Thấy anh người nghĩa, mấy năm em cũng chờ (I-366-8) -Sông dài cá lội biệt tăm Phải duyên chồng vợ ngàn năm cũng chờ Sông sâu cá lội vào bờ, Phải duyên thì lấy, đợi chờ nhau chi (I-366-9) -Sông dài cá lội biệt tăm Người thương đâu vắng chỗ nằm còn đây ...

Tài liệu được xem nhiều: