Danh mục

Hồ Chí Minh và đường đến nền cộng hòa hợp hiến

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 150.80 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 19,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ “Bản án chế độ thực dân Pháp” cho đến Hiến pháp năm 1946, Hồ Chí Minh đã từng bước đưa dân tộc Việt Nam đến nền cộng hòa hợp hiến... Từ “Bản án chế độ thực dân Pháp” cho đến Hiến pháp năm 1946, Hồ Chí Minh đã từng bước đưa dân tộc Việt Nam đến nền cộng hòa hợp hiến: khởi đầu bằng sự lên án chính quyền bất hợp hiến (Bản án chế độ thực dân Pháp), tiến đến mong muốn về một chính quyền hợp hiến (Việt Nam yêu cầu ca), rồi tạo tiền đề...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hồ Chí Minh và đường đến nền cộng hòa hợp hiến Hồ Chí Minh và đường đến nền cộng hòa hợp hiếnTừ “Bản án chế độ thực dân Pháp” cho đến Hiến pháp năm 1946, Hồ Chí Minh đ ãtừng bước đưa dân tộc Việt Nam đến nền cộng hòa hợp hiến...Từ “Bản án chế độ thực dân Pháp” cho đến Hiến pháp năm 1946, Hồ Chí Min h đãtừng bước đưa dân tộc Việt Nam đến nền cộng hòa hợp hiến: khởi đầu bằng sự lênán chính quyền bất hợp hiến (Bản án chế độ thực dân Pháp), tiến đến mong muốnvề một chính quyền hợp hiến (Việt Nam yêu cầu ca), rồi tạo tiền đề cho mongmuốn đó thành hiện thực (Tuyên ngôn Độc lập), và khi có tiền đề rồi thì biếnmong muốn trở thành hiện thực (Hiến pháp 1946). Mạch nguồn của con đườngđến nền cộng hòa hợp hiến đó vẫn tiếp tục chảy trong tương lai của Hiến phápViệt Nam.1. Bản án chế độ thực dân Pháp - sự lên án chính quyền thuộc địa bất hợphiến ở Việt NamTại Đại hội toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp ngày 26T/12/1920,Nguyễn Ái Quốc phát biểu: “Các đồng chí đều biết rằng chủ nghĩa tư bản Pháp đãvào Đông Dương từ nửa thế kỷ nay; vì lợi ích của nó, nó đã dùng lưỡi lê để chinhphục đất nước chúng tôi. Từ đó chúng tôi không những bị áp bức và bóc lột mộtcách nhục nhã mà còn bị hành hạ và đầu (độc) một cách thê thảm nữa (1)”.Vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc ta sinh ra trong thời kỳ cả dân tộc đang rên xiếtdưới ách đô hộ của thực dân Pháp. ách đô hộ đó đã đặt ra trước những người ưuthời mẫn thế của dân tộc Việt Nam câu hỏi: làm thế nào để đánh đuổi thực dânPháp, giành chủ quyền cho đất nước, đem lại hạnh phúc cho nhân dân?Năm 1923, trả lời phỏng vấn tạp chí “Ngọn lửa nhỏ” Liên Xô, đồng chí NguyễnÁi Quốc đã giải thích quyết định của mình: “Vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên tôi đãđược nghe những từ ngữ tiếng Pháp, thế là tôi đã muốn làm quen với văn minhPháp, tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy” (2). Không tán thànhđường lối cách mạng của những nhà yêu nước đương thời, Nguyễn Tất Thànhquyết định tự mình ra đi tìm đường cứu nước. “Tôi muốn đi ra nước ngoài, xemxét nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở vềgiúp đồng bào ta” (3).Trong những năm bôn ba hải ngoại, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy và tố cáo bộmặt thật của thực dân Pháp ở Việt Nam, thể hiện sự phản đối chính quyền bất hợphiến của thực dân Pháp ở Việt Nam.Chính quyền thuộc địa của Pháp ở Việt Nam là một chính quyền bất hợp hiến.Không có cơ sở từ một hiến pháp dân chủ, chính quyền thuộc địa cai trị theo mộtlề lối tuỳ tiện, độc đoán. Từ nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã viết nhiều bài báo,nhiều tác phẩm lên án chế độ thực dân Pháp nói chung và hình thức cai trị củachúng nói riêng ở Đông Dương. Những bài viết, tác phẩm Tâm địa thực dân, Bìnhđẳng, Vực thẳm thuộc địa, công cuộc khai hoá giết người, Đông Dương... đặc biệtlà tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp của Người đã vạch trần bản chất tuỳtiện, chuyên chế của cách thức cai trị thực dân. “ở các tỉnh, người bản xứ bị tróitay trói chân, phải gánh chịu thói tuỳ hứng, chuyên quyền của các quan cai trịngười Pháp và thói tham tàn của bọn làm tôi tớ ngoan ngoãn của chúng, bọn quanlại, sản phẩm của chế độ mới ấy là công lý bị bán đứt cho kẻ nào mua đắt nhất, trảhời nhất”... “Như ở các tỉnh, một tỉnh Bắc Kỳ cũng có một vị công sứ Pháp... ôngta là Chủ tịch tỉnh, đốc lý, chánh án, mõ tòa, chủ thầu. Ông kiêm tất cả mọi quyềnhành: tư pháp, thuế vụ, sinh mệnh và tài sản của người bản xứ, việc bầu cử nhữngngười cầm quyền bản xứ, quyền lợi của công chức v.v..” (4).Tố cáo bộ mặt tàn bạo, lố lăng, giả nhân giả nghĩa... của những cá nhân đại diệnthực hành chế độ thực dân, Nguyễn Ái Quốc đồng thời vạch trần bản chất phảndân chủ, vô nhân đạo, phi công lý của nền cai trị thực dân. An -be Xa-rô, mộtToàn quyền có tên tuổi ở Đông Dương, đã tuyên bố trong Hạ nghị viện rằng:“Trung thành với sứ mệnh cao cả đã làm rạng danh nước Pháp trên thế giới và lịchsử, nước Pháp đầy lòng bác ái đang theo đuổi tại hải ngoại một sự nghiệp tiến bộ,chính nghĩa, sự nghiệp dìu dắt các chủng tộc, sự nghiệp khai hoá cao cả, tính chấtcao quý của sự nghiệp đó đã làm cho truyền thống rực rỡ lâu đời của n ước Phápcàng thêm phần rực rỡ” (5). Đập tan luận điểm giả tạo của An -be Xa-rô, trongmột bức thư ngỏ gửi cho ông ta, Nguyễn Ái Quốc viết: “Th ưa ngài, chúng tôi hoàntoàn hiểu rõ rằng, đối với dân bản xứ ở thuộc địa nói chung, và đối với dân AnNam nói riêng, lòng thương yêu của ngài thật bao la rộng rãi. Dưới quyền cai trịcủa ngài, dân An Nam đã được hưởng phồn vinh thực sự và hạnh phúc thực sự,hạnh phúc được thấy nhan nhản khắp trong nước, những ty rượu và những tythuốc phiện, những thứ đó song song với sự bắn giết hàng loạt, nhà tù, nền dânchủ và tất cả bộ máy tinh vi của nền văn minh hiện đại, đã làm cho người An Namtiến bộ nhất Châu*Á và sung sướng nhất trần đời” (6).Có thể thấy rằng, Nguyễn Ái Quốc đã không chấp nhận một chính quyền thực dânbất hợp hi ...

Tài liệu được xem nhiều: