Danh mục

Hồ Chí Minh với luận cương của V.I. Lênin, chủ nghĩa Mác - Lênin qua lăng kính của các nhà văn, nhà thơ

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 559.45 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tác giả nghiên cứu, tìm hiểu sự kiện Hồ Chí Minh đến với Luận cương của V.I. Lênin, chủ nghĩa Mác - Lênin qua lăng kính của các nhà văn, nhà thơ với các nội dung cơ bản: 1) Hồ Chí Minh - “Người đã khóc” khi đến với Luận cương của V.I. Lênin, chủ nghĩa Mác - Lênin; 2) Hồ Chí Minh - “Một con người chủ nghĩa Mác - Lênin sinh ra”, - Chung đúc, kết tinh, hội tụ, thăng hoa, tỏa sáng tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại. 3) Hồ Chí Minh -“Một người rất Mác mà ngoài Mác”, kiên định, trung thành, thủy chung, son sắt; sáng tạo trong vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hồ Chí Minh với luận cương của V.I. Lênin, chủ nghĩa Mác - Lênin qua lăng kính của các nhà văn, nhà thơ Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam HỒ CHÍ MINH VỚI LUẬN CƯƠNG CỦA V.I. LÊNIN, CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN - QUA LĂNG KÍNH CỦA CÁC NHÀ VĂN, NHÀ THƠ TS. Đoàn Sỹ Tuấn* ThS. Lê Thị Ngọc Thùy** Trường Đại học Hoa Lư Tóm tắt Bài viết tác giả nghiên cứu, tìm hiểu sự kiện Hồ Chí Minh đến với Luận cương của V.I. Lênin, chủ nghĩa Mác - Lênin qua lăng kính của các nhà văn, nhà thơ với các nội dung cơ bản: 1) Hồ Chí Minh - “Người đã khóc” khi đến với Luận cương của V.I. Lênin, chủ nghĩa Mác - Lênin; 2) Hồ Chí Minh - “Một con người chủ nghĩa Mác - Lênin sinh ra”, - Chung đúc, kết tinh, hội tụ, thăng hoa, tỏa sáng tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại. 3) Hồ Chí Minh -“Một người rất Mác mà ngoài Mác”, kiên định, trung thành, thủy chung, son sắt; sáng tạo trong vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ khóa: Hồ Chí Minh, luận cương của V.I. Lênin, chủ nghĩa Mác - Lênin, nhà thơ, nhà văn. I. MỞ ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Người nhà thơ lớn, nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca. Nhà thơ Phêlích Pita Rôđri-ghết (Felix Pita Rodriguez) nói “tên Người là cả một niềm thơ”1. Cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là đề tài lớn cho sáng tác thi ca. Sự kiện lịch sử Hồ Chí Minh đến với Luận cương của V.I. Lênin2, chủ nghĩa Mác - Lênin được nhiều nhà văn, nhà thơ đặc biệt quan tâm, chú ý. Bài viết bước đầu nghiên cứu, * Trưởng Bộ môn Lý luận chính trị ** Phó trưởng Bộ môn Lý luận chính trị 1 Nguyên bản tác phẩm bằng tiếng Tây Ban Nha có nhan đề là “Ho Chi Minh, su nombre puede escribir en puema” (dịch nghĩa: “Hồ Chí Minh, tên của Người có thể viết thành thơ”). Dịch giả Hoàng Hiệp đã chuyển tác phẩm sang tiếng Việt một cách sáng tạo, diễn tả được thần thái của thi phẩm thành bài thơ mà nhiều người biết tới: “Hồ chí Minh, tên Người là cả một niềm thơ”. Tác giả bài thơ ấy là Phêlích Pita Rôđrighết (Felix Pita Rodriguez). 2 “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I. Lênin. |170 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) tìm hiểu sự kiện Hồ Chí Minh đến với Luận cương của V.I. Lênin, chủ nghĩa Mác - Lênin qua lăng kính của các nhà văn, nhà thơ, góp phần nhận thức sâu sắc hơn và cung cấp một góc nhìn mới về sự kiện lịch sử quan trọng này. II. NỘI DUNG 2.1. Hồ Chí Minh - “Người đã khóc” khi đến với Luận cương của V.I. Lênin, chủ nghĩa Mác - Lênin Hồ Chí Minh (khi đó là Nguyễn Ái Quốc) đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đánh dấu bằng sự kiện Người bắt gặp Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin vào ngày 16 - 17/7/1920. Sự kiện lịch sử quan trọng Hồ Chí Minh khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà cách mạng, đồng bào, báo giới, giới nghiên cứu lý luận chính trị, lịch sử mà còn có sự thu hút đặc biệt của các nhà văn, nhà thơ. Trong Bài ca dâng Đảng, tác giả Nguyên Hồ viết: “Vì yêu nước mưu tìm cứu nước/ Bước Lênin gọi bước chân Người/ Hào quang Cách mạng tháng Mười/ Bác đem soi sáng đất trời Việt Nam”3. Trong “Bông sen vàng - Diễn ca về Bác Hồ vĩ đại”, tác giả Chu Hà - Lã Xuân Choát viết: “Nguyễn Ái Quốc bừng ngôi sao sáng/ Người Việt Nam Cách mạng đầu tiên/ Đã tìm ở Mác, Lênin/ Nguồn chân lý đỏ con tim của mình/ Nguyễn Ái Quốc kết tinh truyền thống/ Tên Người mang sức sống toàn dân/ Tên Người thức tỉnh lương tâm/ Tên Người thôi thúc tinh thần đấu tranh/ Nguyễn Ái Quốc tên thành lửa đuốc/ Tên tượng trưng hồn nước thiêng liêng/ Ngọn cờ dân tộc trương lên/ Sáng vầng dương đỏ, ngời thiên sử vàng/ Đọc “Luận cương Lênin” kiệt tác/ Niềm vui mừng nước mắt trào êm/ Một mình phòng vắng nửa đêm/ Khoa tay Người nói hồn nhiên tự hào: Hỡi đồng bào khổ đau rên xiết/ Đây là điều cần thiết cho ta!/ Đây đường cứu nước cứu nhà/ Đây đường gian khổ chói lòa vinh quang”4. Trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước”, nhà thơ Chế Lan Viên viết: “Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc/ Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin/ Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp/ Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin/ Bác reo lên một mình như nói trước toàn dân tộc:/ “Cơm áo là đây, hạnh phúc đây rồi!””5… Trong bài thơ “Lương tâm”, nhà thơ Bằng Việt viết: “Bao chặng đường Các Mác đã đi qua/ Bao bài học Lênin còn nóng hổi/ Đã giúp Bác xóa cho mình 3 Nguyên Hồ (1970), Bài ca dâng Đảng (Kỷ niệm lần thứ 40 thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam), Nxb Phổ thông Hà Nội, tr.6. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: