Danh mục

Hồ Chí Minh với trí thức tôn giáo

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 202.29 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích tư tưởng của Hồ Chí Minh trong việc tập hợp sửdụng, bồi dưỡng và đãi ngộ trí thức tôn giáo nhằm phát huy vai trò của họ trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hồ Chí Minh với trí thức tôn giáoTRIẾT - LUẬT - TÂM LÝ - XÃ HỘI HỌCHoàng Thị ThuậnHồ Chí Minh với trí thức tôn giáoHoàng Thị Thuận *Tóm tắt: Bài viết phân tích tư tưởng của Hồ Chí Minh trong việc tập hợp sửdụng, bồi dưỡng và đãi ngộ trí thức tôn giáo nhằm phát huy vai trò của họ trong sựnghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. HồChí Minh luôn đánh giá cao vai trò của trí thức nói chung và trí thức tôn giáo nóiriêng. Với chủ trương giương cao ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc, Người luôn quantâm, tạo điều kiện để trí thức tôn giáo phát huy vai trò của mình trong sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngược lại trí thức tôn giáo cũng luôn coi Người là linh hồncủa khối đại đoàn kết và là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Tư tưởng của Người đối vớitrí thức tôn giáo là cơ sở lý luận quan trọng của Đảng ta trong việc xây dựng khốiđại đoàn kết dân tộc.Từ khóa: Hồ Chí Minh; trí thức; tôn giáo; đại đoàn kết dân tộc; Việt Nam.1. Mở đầuHồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai tròcủa trí thức nói chung và trí thức tôn giáonói riêng. Theo Người trí thức là người có trithức, có tầm hiểu biết sâu rộng. Đặc điểmnày cũng là của trí thức tôn giáo, bởi vì tríthức tôn giáo là người trí thức theo một tôngiáo nhất định. Người viết: “Một người họcxong đại học, có thể gọi là trí thức. Song ykhông biết cày ruộng, không biết làm công,không biết đánh giặc, không biết làm nhiềuviệc khác. Nói tóm lại: công việc thực tế, ykhông biết gì cả. Thế là y chỉ là trí thức mộtnửa. Trí thức của y là trí thức học sách, chưaphải trí thức hoàn toàn. Y muốn thành tríthức hoàn toàn, thì phải đem cái tri thức đóáp dụng vào thực tế” [4, tr.275].Hồ Chí Minh nhận thức thấu đáo mốiquan hệ giữa trí thức với tôn giáo. Đối vớiNgười, tôn giáo là một thành tố cấu thànhcủa nền văn hóa; sự tồn tại của tôn giáotrong đời sống xã hội là tất yếu và kháchquan. Người trí thức tôn giáo nhận thứcđược giá trị nhân văn, nhân đạo mà các tôngiáo hướng đến để vận dụng vào cuộc sống.Trí thức tôn giáo tuy đề cao đức tin tôn giáonhưng không phải là những người chỉ biếtđến các đấng tối cao. Trí thức tôn giáo chânchính luôn gắn liền đạo với đời, gắn giáo lýtôn giáo với hiện thực cuộc sống. Ngườikhẳng định sự tương đồng và gắn bó củađức tin tôn giáo với lòng yêu nước. Ngườinhấn mạnh: “Dân tộc có giải phóng thì tôngiáo mới giải phóng được. Lúc này chỉ cóquốc gia và không phân biệt tôn giáo nữa,mỗi người đều là công dân của nước ViệtNam và có nhiệm vụ chiến đấu cho nền độclập hoàn toàn của Tổ quốc” [4, t.3, tr.10].(*)Sức hấp dẫn của Hồ Chí Minh đối với tríthức tôn giáo không chỉ ở sự đánh giákhách quan của Người về vai trò trí thứctôn giáo trong lĩnh vực đời sống tâm linhhay trong cách mạng, mà quan trọng hơncòn là ở chỗ Người thấu hiểu tâm tư, tìnhcảm, trí tuệ và nguyện vọng của họ. Tuy(*)Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.ĐT: 0989927867. Email: Thuantb01@gmail.com.27Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2(99) - 2016đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng nhưng Hồ Chí Minh không đốkỵ hay đả kích tôn giáo. Đối với Hồ ChíMinh, trong người trí thức tôn giáo luôn cóhai con người cùng tồn tại, là con ngườicông dân và con người tôn giáo. Đó là kếtquả của sự gắn kết giữa lòng yêu nước vàđức tin tôn giáo. Trong sự nghiệp cáchmạng của dân tộc, trí thức tôn giáo cũng làmột bộ phận quan trọng của cách mạng. Họcó nhiệm vụ tuyên truyền để đồng bào tôngiáo hiểu đường lối của Đảng, thấy đượcmối quan hệ giữa lợi ích dân tộc và lợi íchtôn giáo, tin và đứng về phía cách mạng.Theo Hồ Chí Minh, trí thức tôn giáo khiđảm nhận các chức sắc nhất định thì khôngchỉ chăm sóc phần hồn mà còn phải chútrọng tới việc chăm sóc phần xác cho nhândân để đảm bảo phần xác ấm no, phần hồnthong dong. Muốn vậy, trí thức tôn giáophải luôn chú ý tới tâm tư và nguyện vọngcũng như các điều kiện sinh hoạt thiết yếu,phải động viên nhân dân tham gia sản xuất.Với việc “tìm ra “một hằng số” trong quanhệ Đạo - Đời, rất hữu hiệu khi giải quyếtvấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam”[3, tr.178], Hồ Chí Minh đã đánh giá kháchquan, khoa học và nhận thức sâu sắc về cácgiá trị nhân bản của các tôn giáo trong xãhội, có cái nhìn khách quan về trí thức tôngiáo. Tư tưởng đó là cơ sở để Người đề rachính sách tập hợp, sử dụng, bồi dưỡng vàđãi ngộ trí thức tôn giáo nhằm phát huy vaitrò của họ.2. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về tríthức tôn giáo2.1. Về tập hợp trí thức tôn giáoTheo Hồ Chí Minh, Đảng và Chính phủphải có chính sách thu hút, tập hợp trí thứctôn giáo trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước,tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Khi nhậnthấy không ít tín đồ tôn giáo có nguyệnvọng vào Đảng, nhưng còn lo lắng về việcphân biệt duy vật và duy tâm, Người đã dứt28khoát khẳng định: “Có anh em hỏi mộtngười Công giáo có thể vào Đảng Lao độngkhông? Có. Người tôn giáo nào vào cũngđược, miễn là trung thành, hăng hái làmnhiệm vụ, giữ đúng kỷ luật của Đảng. Nướcta kinh tế lạc hậu, kỹ thuật kém, tôn giáo làduy tâm, cộng sản là duy vật, nhưng trongđiều kiện hiện tại, người theo đạo vẫn đượcvào Đảng” [4, t.8, tr.53]. Như vậy, Ngườiđối xử bình đẳng với trí thức theo tôn giáo.Người đề cao sự trung thành, lòng yêu nướcvà đóng góp của trí thức tôn giáo trong xâydựng đất nước và giải phóng dân tộc,“không chạm đến vấn đề đức tin” của tríthức tôn giáo. Người coi đây là mẫu sốchung để đoàn kết trí thức nói chung và tríthức tôn giáo nói riêng dưới ngọn cờ củaĐảng, đây là quan điểm tiến bộ. Quan điểmđó thể hiện lòng nhân ái, khoan dung củaNgười đối với trí thức tôn giáo, trái ngượcvới quan điểm cực đoan chỉ biết đến giaicấp mà không biết đến tôn giáo. Quán triệtquan điểm đó của Người, Đảng đã kết nạpnhiều đảng viên là tín đồ của các tôn giáo,trong đó có trí thức tôn giáo.Thực hiện đúng đường lối đại đoàn kếtdân tộc đã được đề ra ở Cương lĩnh chínhtrị đầu tiên (tháng 2 năm 1930), trong Cáchmạng Tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minhđã đưa trí thứ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: