Danh mục

Hỗ trợ áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ phát triển sản xuất nông nghiệp phục vụ xây dựng nông thôn mới tại xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 192.64 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ cải tạo tập quán chăn nuôi bò quảng canh, chỉnh trang bố trí lại chuồng trại, phát triển nguồn thức ăn, lai tạo và áp dụng kỹ thuật nuôi thâm canh bò lai hướng thịt trên phạm vi toàn xã, nâng cao chất lượng đàn bò, đem lại thu nhập cho người dân, cải thiện điều kiện sinh hoạt và vệ sinh môi trường, góp phần xây dựng xã đạt tiêu chí nông thôn mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hỗ trợ áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ phát triển sản xuất nông nghiệp phục vụ xây dựng nông thôn mới tại xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 HỖ TRỢ ÁP DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ HÀNH DŨNG, HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI Đồng chủ nhiệm dự án: Trương Quang Sinh - Trần Ngọc Vinh Cơ quan chủ trì: Hợp tác xã Nông nghiệp Hành Dũng Năm nghiệm thu: 2017 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Chăn nuôi bò ở xã Hành Dũng mang tính phổ biến, nhưng còn nặng hình thức chăn nuôi quảng canh, năng suất và hiệu quả kinh tế chưa được phát huy tối đa. Hỗ trợ người dân áp dụng tiến bộ KH&CN về phát triển chăn nuôi bò và trồng cỏ theo hướng tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế - xã hội cao, bảo đảm môi trường trên cơ sở tự nguyện tham gia và đóng góp trên 60% kinh phí của nông dân tại xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành là điều kiện cho phát triển bền vững. II. MỤC TIÊU Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ cải tạo tập quán chăn nuôi bò quảng canh, chỉnh trang bố trí lại chuồng trại, phát triển nguồn thức ăn, lai tạo và áp dụng kỹ thuật nuôi thâm canh bò lai hướng thịt trên phạm vi toàn xã, nâng cao chất lượng đàn bò, đem lại thu nhập cho người dân, cải thiện điều kiện sinh hoạt và vệ sinh môi trường, góp phần xây dựng xã đạt tiêu chí nông thôn mới. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Điều tra, đánh giá thực trạng đàn bò và tình hình chăn nuôi Tiến hành điều tra 400 hộ chăn nuôi được chọn ngẫu nhiên ở 7 thôn, kết quả thu thập thông tin về thực trạng chăn nuôi bò ở xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành, cụ thể như sau: 1.1. Về qui mô, cơ cấu đàn bò Qui mô chăn nuôi bò cái sinh sản bình quân 2,2 con/hộ là phổ biến và phù hợp với điều kiện kinh tế của nông hộ. Trong thời gian qua, thu nhập từ chăn nuôi bò của nông hộ là thu nhập phụ nên họ chỉ tận dụng thời gian rãnh để chăm sóc. 1.2. Về tình hình sử dụng thức ăn cho bò Có đến 100% số hộ có dự trữ rơm rạ, 89% hộ trồng cỏ và 97,75% sử dụng thức ăn tinh để nuôi bò. Qua kết quả điều tra về tình hình sử dụng thức ăn cho thấy, người dân đã có ý thức trong việc đầu tư thức ăn trong chăn nuôi bò, song chưa chú trọng đến việc phát triển các giống cỏ mới, diện tích trồng cỏ quá ít so với đàn bò, chưa thâm canh vào việc trồng cỏ nên năng suất và chất lượng cỏ quá thấp, chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên và các phế phẩm của cây trồng; Nguồn dự trữ thức ăn vào mùa mưa quá ít và chủ yếu dựa vào rơm rạ. Nói cách khác, với phương thức chăn nuôi hiện tại thì đa số hộ đều chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bò nuôi. 1.3. Về sinh sản của bò cái Kết quả thu thập thông tin qua điều tra 657 bò cái đã đẻ ở Hành Dũng cho thấy tình hình LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 35 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 sinh sản của bò cái như sau: - Tuổi đẻ lần đầu của bò cái bình quân 29,5 tháng; khoảng cách lứa đẻ bình quân là 15,75 tháng. Như vậy có thể thấy tuổi đẻ lứa đầu và khoảng cách lứa đẻ của bò cái nuôi ở Hành Dũng chậm hơn so bò cái nuôi ở các vùng khác trong tỉnh như Đức Phổ, Sơn Tịnh… Sở dĩ như vậy là do điều kiện nuôi dưỡng kém, bò thường thả rông nên không quản lý phối giống, phát hiện động dục không đúng thời điểm, do kỹ thuật phối giống chưa cao. 1.4. Về công tác phòng bệnh Thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh là giải pháp để hạn chế tối đa rủi ro và nâng cao năng suất chăn nuôi, đặc biệt với con bò là tài sản có giá trị lớn nên cần phải được chú trọng. Tuy nhiên, kết quả điều tra công tác tiêm phòng cho bò ở các nông hộ trên địa bàn Hành Dũng chưa thật sự quan tâm, tỷ lệ tiêm phòng vác xin đầy đủ theo lịch định kỳ của thú y chỉ chiếm tỷ lệ 33%, tẩy giun sán đầy đủ chỉ được một số ít hộ quan tâm (17% số hộ tẩy giun sán). Như vậy việc phòng trừ dịch bệnh cho bò của người chăn nuôi chưa chủ động. 2. Chuyển giao hướng dẫn kỹ thuật, công nghệ Dự án đã chuyển giao và áp dụng 05 hướng dẫn kỹ thuật, bao gồm: Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo bò bằng tinh cộng rạ, kỹ thuật xây dựng chuồng trại, kỹ thuật trồng thâm canh và bán thâm canh cỏ, kỹ thuật chăn nuôi và trị bệnh bò cái sinh sản, kỹ thuật chăn nuôi và trị bệnh bê lai hướng thịt đến bà con nông dân trong vùng dự án nhằm giúp họ từng bước áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong chăn nuôi bò. Thành công sau 3 năm thực hiện các nội dung của dự án dựa trên các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò đã làm thay đổi tập quán chăn nuôi bò truyền thống trước đây của các nông hộ ở xã Hành Dũng; các hộ chăn nuôi bò đã biết cách xây dựng chuồng trại đúng quy cách có hố chưa phân, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào trồng cỏ các giống mới, nông dân nuôi bò biết phòng trị bệnh cho bò, đem lại nguồn thu nhập cao, ổn định; tạo giống bò có chất lượng cao phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp ở địa phương, góp phần hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới. 3. Đầu tư tinh bò và tổ chức phối giống Công tác cải tạo giống là hoạt động rất cần thiết trong bối cảnh nâng cao tỷ lệ đàn bò lai của Hành Dũng. Sử dụng tinh bò thịt chất lượng cao để phối cho đàn cái sẽ góp phần nâng cao năng suất, tầm vóc và sức sống của thế hệ đời con. Việc đầu tư hỗ trợ tinh giống bò chất lượng còn tạo cơ hội cho nhiều nông hộ hưởng lợi từ đầu tư dự án. 3.1. Đầu tư, hỗ trợ tinh bò giống Theo kế hoạch được phê duyệt, Ban quản lý dự án đã chọn đơn vị cung ứng và ký kết hợp đồng mua 3.200 liều tinh (800 liều tinh Zê bu và 2.400 liều tinh bò chuyên thịt) từ công ty TNHH Khoa học & Công nghệ Nông Tín, vật tư phục vụ cho cho dự án phải đảm bảo chất lượng, số lượng theo đúng yêu cầu của dự án được duyệt. Việc chọn giống bò gì ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: