Danh mục

Hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cư ở Bình Dương từ một phân tích định lượng

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 655.02 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dựa trên quan điểm về hỗ trợ xã hội, bài viết mô tả và phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động hỗ trợ sinh kế đối với lao động nhập cư Khmer ở Bình Dương. Trong đó, các yếu tố chính sách; tổ chức xã hội; hệ thống thân tộc – đồng hương; gia đình cùng với sự tin tưởng và mức độ tham gia của lao động Khmer là những yếu tố tác động tích cực. Ở chiều ngược lại, các dịch vụ có thu phí đang là yếu tố tác động tiêu cực đến hoạt động hỗ trợ sinh kế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cư ở Bình Dương từ một phân tích định lượng HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”HỖ TRỢ SINH KẾ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG KHMER NHẬP CƢ Ở BÌNH DƢƠNG TỪ MỘT PHÂN TÍCH ĐỊNH LƢỢNG ThS. Lê Anh Vũ Khoa KHXH&NV, Trường Đại học Thủ Dầu Một Email: vu.sociology@gmail.com Tóm tắt: Dựa trên quan điểm về hỗ trợ xã hội, bài viết mô tả và phân tích các yếu tố tácđộng đến hoạt động hỗ trợ sinh kế đối với lao động nhập cư Khmer ở Bình Dương. Trongđó, các yếu tố chính sách; tổ chức xã hội; hệ thống thân tộc – đồng hương; gia đình cùngvới sự tin tưởng và mức độ tham gia của lao động Khmer là những yếu tố tác động tích cực.Ở chiều ngược lại, các dịch vụ có thu phí đang là yếu tố tác động tiêu cực đến hoạt động hỗtrợ sinh kế. Từ khóa: Lao động Khmer nhập cư, sinh kế, hỗ trợ sinh kế 1. Đặt vấn đề Từ khi tái lập tỉnh (1997) đến nay, Bình Dương trở thành điểm đến thu hút một làn sóngngười nhập cư từ khắp cả nước từ nhân lực có trình độ cao đến lao động phổ thông. Theobáo cáo của Ủy ban nhân dân Tỉnh về “Tình hình di cư của đồng bào thiểu số khu vực TâyNam Bộ trên địa bàn tỉnh Bình Dương” toàn tỉnh hiện có khoảng 18,655 người là dân tộcthiểu số đang sinh sống và làm việc. Trong đó, có khoảng 90 % là người Khmer nhập cư.Trên bước đường di cư tại vùng đất mới, việc thay đổi về không gian sống và nghề nghiệptruyền thống sang không gian đô thị và công nghiệp đã tác động đáng kể đến sinh kế vàphong tục tập quán của đồng bào Khmer. Chính vì thế, việc thích nghi với môi trường sốngvà môi trường làm việc hoàn toàn khác lạ với những ý niệm về giờ giấc, kỷ luật và cách thứclàm việc là một việc không hề đơn giản. Bên cạnh đó, những sự khác biệt về văn hóa, lốisống cũng đặt họ vào tình thế phải lựa chọn để thích nghi về sinh kế là những vấn đề rấtđáng được lưu tâm tìm hiểu. Bài viết này có nội dung trọng tâm nhấn mạnh vào các hoạt động hỗ trợ sinh kế đối vớilao động Khmer nhập cư và phân tích các yếu tố tác động. Cơ sở lý thuyết của bài viết là dựaquan điểm về hỗ trợ xã hội của Daniel Fu Keung Wong và He Xue Song (2006: 85 – 86)).Dữ liệu phân tích của bài viết là của đề tài “Hỗ trợ sinh kế đối với lao động Khmer nhập cưở Bình Dương” do tác giả làm chủ nhiệm. 2. Lý thuyết Nghiêu cứu này dựa trên lập luận về hỗ trợ sinh kế (social livelihood) như là hình thức hỗtrợ xã hội (Socail support) trong lĩnh vực sinh kế. Về hỗ trợ sinh kế, Ở Việt Nam, trong cácvăn bản chính thức và các tài liệu nghiên cứu dường như chưa đề cập một cách tường mìnhvề khái niệm về hỗ trợ sinh kế mà chỉ nói chung chung như Trần Tiến Khai và Nguyễn NgọcDanh (2012: 2) khi dựa vào phân tích khung sinh kế và cho rằng “Gia tăng khả năng tiếp 199 HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”cận đến các tài sản sinh kế bằng cách sở hữu hay sử dụng được hiểu là hỗ trợ cho sinh kế vàgiảm nghèo”. Thực tế này cũng diễn ra ở Nhật khi chưa có định nghĩa rõ ràng cho khái niệmvề hỗ trợ sinh kế (Kazuo Yoshikawa, 2005 dẫn lại theo K.Terada, 2010: 2). Trong từ điểnYuhikaku về phúc lợi xã hội định nghĩa “seikatsu-shien (hỗ trợ sinh kế)” như là cách giúp đỡđể người khác có thể nhận thức cuộc sống một cách độc lập. Tương tự như vậy, K. Terada(2010:2) cũng cho rằng, hỗ trợ sinh kế gắn liền với sự độc lập và tự chủ của đối tượng đượchỗ trợ. Theo đó, sự hỗ trợ sinh kế hướng đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho mọi cá nhân,bất kể khuyết tật hay tuổi tác, để họ có thể bảo đảm cuộc sống riêng tư với phẩm giá conngười trong gia đình hoặc cộng đồng. Khi bàn về hoạt động hỗ trợ cho thấy có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Ở cấpđộ cơ bản nhất, Pattison (1977) xác định hai loại hỗ trợ: công cụ và tình cảm. Hỗ trợ công cụgiải quyết các hình thức hỗ trợ hữu hình, chẳng hạn như hỗ trợ vật chất và hỗ trợ tài chính,trong khi hỗ trợ tình cảm bao gồm những thứ như hỗ trợ tình cảm, tăng cường xã hội, côngnhận và xây dựng lòng tự trọng (dẫn lại theo Calvin L. Streeter Cynthia Franklin, 1992; 90). Gần đây, từ việc tổng quan các các phân loại hỗ trợ xã hội, Meirong Liu và cộng sự(2016: 481) đề xuất hỗ trợ xã hội có thể phân loại thành bốn loại như sau: a. Hỗ trợ công cụ: chẳng hạn như cung cấp hỗ trợ tài chính, hỗ trợ về điều kiện sống b. Hỗ trợ thông tin: chẳng hạn như cung cấp thông tin và tư vấn về các vấn đề gia đình vàviệc làm. c. Hỗ trợ tinh thần: chẳng hạn như lắng nghe, đồng cảm và thể hiện sự hiểu biết về thânchủ d. Hỗ trợ đồng hành xã hội: chẳng hạn như tham gia vào các tương tác xã hội và các hoạtđộng để vui chơi và thư giãn. Cách thức phân loại này đã được chứng minh bằng các nghiên cứu thực nghiệm về ngườinhập cư Trung Quốc ở Hồng Kông (Daniel Leung Wong và cộng sự, 2006: 83 - 101) Trongbài viết này chúng tôi kế thừa cách phân loại của các tác giả trên và có điều chỉnh, bổ sungtheo trải nghiệm nghiên cứu định tính của tác giả ở cộng đồng. Về nguồn lực hỗ trợ sinh kế, Feldman và cộng sự (1988: 280 -283) cho rằng có thể đượclấy từ nhiều nguồn khác nhau: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, bạn cùng lớp, v.v. Thiếu sự hỗtrợ từ một nguồn thường được bù đắp bằng sự hỗ trợ từ các nguồn khác. Trong hỗ trợ sinhkế thường có hai nguồn hỗ trợ được đề cập là chính thức và phi chính thức. Theo đó, mạnglưới chính thức đến từ các chính sách của chính phủ và các tổ chức, cộng đồng đã được côngnhận (Wong, 2006: 85) Ở mạng lưới không chính thức thường đến từ họ hàng, bạn bè vàđồng nghiệp (Z. He, 2001: 137). Theo đó, hoạt động hỗ trợ sinh kế bao gồm: 1. Hỗ trợ vật chất: hỗ trợ mượn tiền, hỗ trợ cho vay tiền, hỗ trợ phương tiện sinh hoạt;tìm kiếm việc làm; khám chữa bệnh; điều kiện học hành; đăng ký tạm trú/tạm vắng. 2. Hỗ trợ thông tin: Giới thiệu về việc làm; dịch vụ khám ...

Tài liệu được xem nhiều: