Danh mục

HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN 2 - TỰ VỆ NGOẠI LỆ TRONG WTO - TS. NÔNG QUỐC BÌNH - 1

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 452.37 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một hệ thống quyền sở hữu trí tuệ hữu hiệu được coi là có tác động tích cực về mặt kinh tế đối với những nước đang phát triển quan tâm tới chuyển giao công nghệ, dưới hình thức đầu tư trực tiếp hay chuyển giao li-xăng. Một yếu tố quan trọng trong bối cảnh này là năng lực tiếp thu công nghệ mới của từng nước. Ví dụ, hiện Việt Nam có ít nguồn lực dành cho nghiên cứu và phát triển, do đó có ít sáng chế để bảo vệ. Vì vậy, Việt Nam ít được hưởng lợi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN 2 - TỰ VỆ NGOẠI LỆ TRONG WTO - TS. NÔNG QUỐC BÌNH - 1 điều này cũng đúng với các nước đang phát triển, thì những khiếm khuyết trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ tác động xấu đến việc chuyển giao công nghệ. Một hệ thống quyền sở hữu trí tuệ hữu hiệu được coi là có tác động tích cực về mặt kinh tế đối với những nước đang phát triển quan tâm tới chuyển giao công nghệ, dưới hình thức đầu tư trực tiếp hay chuyển giao li-xăng. Một yếu tố quan trọng trong bối cảnh này là năng lực tiếp thu công nghệ mới của từng nước. Ví dụ, hiện Việt Nam có ít nguồn lực dành cho nghiên cứu và phát triển, do đó có ít sáng chế để bảo vệ. Vì vậy, Việt Nam ít được hưởng lợi từ việc bảo hộ mạnh sáng chế nếu như năng lực tiếp thu công nghệ mới trong nước của ta không được cải thiện. Việt Nam cần tập trung các nguồn lực vào việc tăng cường năng lực để có thể chuyển giao công nghệ tốt hơn như: quản lý được cải thiện, tăng cường các chương trình đào tạo, ban hành các biện pháp khuyến khích công nghệ trọng điểm và một chính sách cạnh tranh hiệu quả giữa những đơn vị tiếp nhận chuyển giao công nghệ. 236 Chương VII TỰ VỆ VÀ NGOẠI LỆ TRONG WTO TS. Nông Quốc Bình Khoa Pháp luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội GIỚI THIỆU CHUNG Để thực hiện mục tiêu tự do hoá thương mại, các Thành viên của WTO cam kết giảm và tiến tới xoá bỏ các hàng rào làm cản trở tới thương mại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các Thành viên của WTO được phép áp dụng các biện pháp nhất định mà hậu quả của việc áp dụng các biện pháp này ảnh hưởng tới tự do thương mại. “Tự vệ” và “ngoại lệ” được coi là các biện pháp như vậy. “Tự vệ” trong WTO có thể được hiểu theo hai cách. Cách thứ nhất, tự vệ là biện pháp được nêu tại Điều XIX của GATT 1994 và được chi tiết hóa trong Hiệp định về tự vệ47. Cách thứ hai, theo nghĩa rộng hơn, tự vệ không chỉ là biện pháp được quy định trong Hiệp định về tự vệ, mà còn là các biện pháp khác mà các Thành viên của Tổ chức này được phép áp dụng trong một thời gian nhất định nhằm bảo vệ nền kinh tế trong nước. Chương này sẽ tiếp cận vấn đề tự vệ theo cách hiểu thứ hai. Theo đó, các hành động tự vệ có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau và phải tuân theo các điều kiện cụ thể để đảm bảo rằng các biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng khi có các lý do chính đáng48. “Ngoại lệ” trong WTO được hiểu là các trường hợp Thành viên WTO được phép không thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết của mình theo các hiệp định của WTO. Việc WTO cho phép các Thành viên được áp dụng các biện pháp “tự vệ” và “ngoại lệ” là nhằm tăng cường và thúc đẩy hệ thống thương mại quốc tế giữa các Thành viên có điều kiện kinh tế khác nhau. Nhìn Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế. Hỏi đáp về Tổ chức Thương mại Thế giới. 47 NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2004, tr. 97. MUTRAP II. Từ điển Chính sách Thương mại Quốc tế. Hà Nội năm 2005. 48 237 tổng thể thì việc áp dụng các biện pháp tự vệ và ngoại lệ là điều kiện an toàn để các nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế kém phát triển, có thể hội nhập sâu hơn vào lĩnh vực thương mại quốc tế. Bởi vì, trong những điều kiện cho phép, để bảo vệ nền kinh tế của mình, các Thành viên đều có thể áp dụng các biện pháp tự vệ và ngoại lệ. Theo quy định của WTO, các hành động tự vệ và áp dụng các ngoại lệ có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, khi thực hiện các biện pháp này cần phải tuân theo các điều kiện cụ thể nhất định. Thông thường, biện pháp tự vệ và các ngoại lệ được thể hiện dưới các hình thức sau đây: - Đàm phán lại về ưu đãi; - Miễn trừ; - Bảo hộ khẩn cấp và Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VERS) - Các biện pháp chống bán phá giá; - Các biện pháp đối kháng đối với hàng nhập khẩu được trợ cấp; - Các hạn chế thương mại nhằm bảo vệ cán cân thanh toán; - Bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ; - Các ngoại lệ chung. 7.1. ĐÀM PHÁN LẠI VỀ ƯU ĐÃI 7.1.1. Giới thiệu Để tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá lưu thông trong thương mại quốc tế, các nước thường dành cho nhau những ưu đãi nhất định. Đối tượng của ưu đãi thông thường là thuế. Theo đó mức thuế ưu đãi được áp dụng đối với hàng hoá dựa trên danh mục ưu đãi mà các bên đã thỏa thuận. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, nếu việc áp dụng những thoả thuận ưu đãi sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế của một nước thì những thoả thuận về ưu đãi này có thể không được áp dụng. Trong trường hợp này, các nước sẽ tiến hành đàm phán lại về ưu đãi. Đàm phán lại về ưu đãi được quy định tại Điều XXVIII GATT 1947 và 238 được giải thích trong “Thoả t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: