HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN 2 - TỰ VỆ NGOẠI LỆ TRONG WTO - TS. NÔNG QUỐC BÌNH - 2
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 428.46 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giới thiệu tổng quát WTO giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các Thành viên trên cơ sở những quy tắc và thủ tục quy định tại “Thoả thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp” (Dispute Settlement Understanding - gọi tắt là DSU) được các Thành viên thông qua trong Vòng đàm phán Uruguay. DSU được ghi nhận tại Phụ lục II của WTO trong đó quy định các nguyên tắc, trình tự giải quyết cũng như các biện pháp bảo đảm thi hành các khuyến nghị và phán quyết của cơ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN 2 - TỰ VỆ NGOẠI LỆ TRONG WTO - TS. NÔNG QUỐC BÌNH - 2 Chương VIII GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KHUÔN KHỔ WTO TS. Nông Quốc Bình Khoa Pháp luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội 8.1. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO 8.1.1. Giới thiệu tổng quát WTO giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các Thành viên trên cơ sở những quy tắc và thủ tục quy định tại “Thoả thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp” (Dispute Settlement Understanding - gọi tắt là DSU) được các Thành viên thông qua trong Vòng đàm phán Uruguay. DSU được ghi nhận tại Phụ lục II của WTO trong đó quy định các nguyên tắc, trình tự giải quyết cũng như các biện pháp bảo đảm thi hành các khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp. Theo quy định của DSU thì các Thành viên thỏa thuận tuân theo những nguyên tắc giải quyết tranh chấp được áp dụng theo Điều XXII và Điều XIII của GATT 1947 cũng như những thủ tục được tiếp tục sửa đổi bổ sung (khoản 1 Điều 3 DSU). Nếu so sánh với phương thức giải quyết tranh chấp của GATT 1947 với phương thức giải quyết tranh chấp của WTO thì cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO có tính ưu việt hơn. Theo quy định của GATT 1947 về cơ chế giải quyết tranh chấp thì các bên phải tuân theo nguyên tắc đồng thuận (consensus), điều này có nghĩa là tranh chấp chỉ được giải quyết nếu các bên nhất trí. Cơ chế vận hành mang tính chất hoà giải hơn là tranh tụng này đã dẫn đến tình trạng chậm trễ hoặc bế tắc trong quá trình giải quyết tranh chấp. Bởi vì dựa trên nguyên tắc đồng thuận của GATT, trong nhiều trường hợp, các bên có điều kiện để ngăn cản quá trình giải quyết tranh chấp. 263 Khác với cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO vận hành có hiệu quả hơn với mục đích tạo ra sự an toàn và khả năng dự đoán trước cho hệ thống thương mại đa phương, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các bên tranh chấp theo các hiệp định có liên quan. Mục đích này của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO được ghi nhận tại khoản 2 Điều 3 DSU. Cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO đóng vai trò quan trọng sau đây: Thứ nhất, giải quyết mâu thuẫn giữa bên tranh chấp. Trong thương mại quốc tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà một trong các bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình, điều này dẫn tới tranh chấp giữa các bên. Trong trường hợp như vậy, cơ chế giải quyết tranh chấp sẽ được vận hành để giải quyết mâu thuẫn giữa các bên. Thứ hai, tăng giá trị thực tiễn của việc thực thi các hiệp định. Các hiệp định thực chất là các thoả thuận được các bên cam kết. Vì vậy, một Hiệp định không được thực hiện có nghĩa là cam kết đã không được thực hiện và hậu quả của nó làm cho các thoả thuận trở nên vô nghĩa. Cơ chế giải quyết tranh chấp được áp dụng buộc bên không thực hiện nghĩa vụ của mình phải có trách nhiệm đối với thiệt hại do mình gây ra đối với bên bị hại. Nói cách khác, giá trị thực tiễn của việc áp dụng các thoả thuận của các bên sẽ được cơ chế giải quyết tranh chấp bảo đảm. Thứ ba, làm dịu những bất bình đẳng giữa người yếu và kẻ mạnh trên cơ sở quy định pháp luật. Trong nhiều trường hợp, việc tranh chấp diễn ra giữa những Thành viên có trình độ phát triển kinh tế không giống nhau. Do đó thường diễn ra sự không bình đẳng giữa các nước phát triển, các nước đang phát triển và những nước kém phát triển. Trên thực tế những nước có trình độ kinh tế cao luôn có ưu thế hơn so với những nước có nền kinh tế thấp. Tuy nhiên, cơ chế giải quyết tranh chấp với những luật lệ đã quy định trước có tính đến khả năng kinh tế của các nước đã tạo nên môi trường pháp lý công bằng và thoả đáng giữa các nước không có trình độ phát triển kinh tế không giống nhau. 264 Thứ tư, là công cụ bảo đảm sự tin cậy về mặt pháp lý đối với các cam kết của Chính phủ. Có thể nói, việc xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO là một đóng góp có ý nghĩa to lớn. Trong đó tăng cường tính pháp lý đối với việc thực thi của các cam kết của các Chính phủ các Thành viên. Nói cách khác, nếu không có cơ chế giải quyết tranh chấp thì tính thực thi các cam kết của Chính phủ sẽ không bảo đảm. Do đó sự tạo ra sự bất ổn định đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích của các bên đã được ghi nhận trong các hiệp định. 8.1.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp Trong quá trình vận hành, ngoài việc phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của WTO, quá trình giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ của WTO còn phải tuân theo các nguyên tắc sau đây: - Công bằng: Kết quả của quá trình giải quyết tranh chấp là phán quyết và khuyến nghị của cơ quan giải quyết tranh chấp. Theo quy định của DSU, những phán quyết và khuyến nghị không được làm tăng hoặc giảm các quyền và nghĩa vụ của các bên đã được ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN 2 - TỰ VỆ NGOẠI LỆ TRONG WTO - TS. NÔNG QUỐC BÌNH - 2 Chương VIII GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KHUÔN KHỔ WTO TS. Nông Quốc Bình Khoa Pháp luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội 8.1. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO 8.1.1. Giới thiệu tổng quát WTO giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các Thành viên trên cơ sở những quy tắc và thủ tục quy định tại “Thoả thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp” (Dispute Settlement Understanding - gọi tắt là DSU) được các Thành viên thông qua trong Vòng đàm phán Uruguay. DSU được ghi nhận tại Phụ lục II của WTO trong đó quy định các nguyên tắc, trình tự giải quyết cũng như các biện pháp bảo đảm thi hành các khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp. Theo quy định của DSU thì các Thành viên thỏa thuận tuân theo những nguyên tắc giải quyết tranh chấp được áp dụng theo Điều XXII và Điều XIII của GATT 1947 cũng như những thủ tục được tiếp tục sửa đổi bổ sung (khoản 1 Điều 3 DSU). Nếu so sánh với phương thức giải quyết tranh chấp của GATT 1947 với phương thức giải quyết tranh chấp của WTO thì cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO có tính ưu việt hơn. Theo quy định của GATT 1947 về cơ chế giải quyết tranh chấp thì các bên phải tuân theo nguyên tắc đồng thuận (consensus), điều này có nghĩa là tranh chấp chỉ được giải quyết nếu các bên nhất trí. Cơ chế vận hành mang tính chất hoà giải hơn là tranh tụng này đã dẫn đến tình trạng chậm trễ hoặc bế tắc trong quá trình giải quyết tranh chấp. Bởi vì dựa trên nguyên tắc đồng thuận của GATT, trong nhiều trường hợp, các bên có điều kiện để ngăn cản quá trình giải quyết tranh chấp. 263 Khác với cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO vận hành có hiệu quả hơn với mục đích tạo ra sự an toàn và khả năng dự đoán trước cho hệ thống thương mại đa phương, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các bên tranh chấp theo các hiệp định có liên quan. Mục đích này của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO được ghi nhận tại khoản 2 Điều 3 DSU. Cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO đóng vai trò quan trọng sau đây: Thứ nhất, giải quyết mâu thuẫn giữa bên tranh chấp. Trong thương mại quốc tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà một trong các bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình, điều này dẫn tới tranh chấp giữa các bên. Trong trường hợp như vậy, cơ chế giải quyết tranh chấp sẽ được vận hành để giải quyết mâu thuẫn giữa các bên. Thứ hai, tăng giá trị thực tiễn của việc thực thi các hiệp định. Các hiệp định thực chất là các thoả thuận được các bên cam kết. Vì vậy, một Hiệp định không được thực hiện có nghĩa là cam kết đã không được thực hiện và hậu quả của nó làm cho các thoả thuận trở nên vô nghĩa. Cơ chế giải quyết tranh chấp được áp dụng buộc bên không thực hiện nghĩa vụ của mình phải có trách nhiệm đối với thiệt hại do mình gây ra đối với bên bị hại. Nói cách khác, giá trị thực tiễn của việc áp dụng các thoả thuận của các bên sẽ được cơ chế giải quyết tranh chấp bảo đảm. Thứ ba, làm dịu những bất bình đẳng giữa người yếu và kẻ mạnh trên cơ sở quy định pháp luật. Trong nhiều trường hợp, việc tranh chấp diễn ra giữa những Thành viên có trình độ phát triển kinh tế không giống nhau. Do đó thường diễn ra sự không bình đẳng giữa các nước phát triển, các nước đang phát triển và những nước kém phát triển. Trên thực tế những nước có trình độ kinh tế cao luôn có ưu thế hơn so với những nước có nền kinh tế thấp. Tuy nhiên, cơ chế giải quyết tranh chấp với những luật lệ đã quy định trước có tính đến khả năng kinh tế của các nước đã tạo nên môi trường pháp lý công bằng và thoả đáng giữa các nước không có trình độ phát triển kinh tế không giống nhau. 264 Thứ tư, là công cụ bảo đảm sự tin cậy về mặt pháp lý đối với các cam kết của Chính phủ. Có thể nói, việc xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO là một đóng góp có ý nghĩa to lớn. Trong đó tăng cường tính pháp lý đối với việc thực thi của các cam kết của các Chính phủ các Thành viên. Nói cách khác, nếu không có cơ chế giải quyết tranh chấp thì tính thực thi các cam kết của Chính phủ sẽ không bảo đảm. Do đó sự tạo ra sự bất ổn định đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích của các bên đã được ghi nhận trong các hiệp định. 8.1.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp Trong quá trình vận hành, ngoài việc phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của WTO, quá trình giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ của WTO còn phải tuân theo các nguyên tắc sau đây: - Công bằng: Kết quả của quá trình giải quyết tranh chấp là phán quyết và khuyến nghị của cơ quan giải quyết tranh chấp. Theo quy định của DSU, những phán quyết và khuyến nghị không được làm tăng hoặc giảm các quyền và nghĩa vụ của các bên đã được ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
thị trường chứng khoán giáo trình đại học kiến thức marketing đề cương ôn tập công nghệ thông tin bài tập trắc nghiệmGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 973 34 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư chứng khoán của sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh
7 trang 570 12 0 -
2 trang 516 13 0
-
Giáo trình phân tích một số loại nghiệp vụ mới trong kinh doanh ngân hàng quản lý ngân quỹ p5
7 trang 470 0 0 -
52 trang 429 1 0
-
Top 10 mẹo 'đơn giản nhưng hữu ích' trong nhiếp ảnh
11 trang 312 0 0 -
293 trang 301 0 0
-
Các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ Việt Nam
7 trang 300 0 0 -
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 296 0 0 -
74 trang 295 0 0