Danh mục

Hỗ trợ ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở xã Tịnh Bắc, huyện Sơn Tịnh

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 246.42 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị đất sản xuất nông nghiệp từ 10 - 20% so với phương thức sản xuất hiện tại, góp phần định hình cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả ở xã Tịnh Bắc; từng bước nâng cao năng lực dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp của HTX Dịch vụ nông nghiệp Tịnh Bắc và trình độ canh tác của nông dân vùng dự án.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hỗ trợ ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở xã Tịnh Bắc, huyện Sơn Tịnh KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 HỖ TRỢ ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TRÊN ĐƠN VỊ DIỆN TÍCH ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở XÃ TỊNH BẮC, HUYỆN SƠN TỊNH Chủ nhiệm dự án: KS. Lương Văn Trị - Hoàng Thế Vinh Cơ quan chủ trì: UBND XÃ TỊNH BẮC Năm nghiệm thu: 2018 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Điều kiện khí hậu, đất đai của xã Tịnh Bắc không những phù hợp với yêu cầu sinh tháicủa cây lúa mà còn phù hợp để phát triển sản xuất các loại cây trồng cạn có giá trị kinh tếcao và các loại cây trồng làm thức chăn nuôi. Đây là cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh tế trênđơn vị diện tích đất thông qua việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi trên địa bàn xã. Do đó, để phát huy những lợi thế đã có và khắc phục những hạn chế trong sản xuất,UBND xã Tịnh Bắc đã thực hiện dự án “Hỗ trợ ứng dụng khoa học và công nghệ để nângcao hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở xã Tịnh Bắc,huyện Sơn Tịnh” II. MỤC TIÊU Nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị đất sản xuất nông nghiệp từ 10 - 20% so vớiphương thức sản xuất hiện tại, góp phần định hình cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả ởxã Tịnh Bắc; Từng bước nâng cao năng lực dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp của HTXDịch vụ nông nghiệp Tịnh Bắc và trình độ canh tác của nông dân vùng dự án. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Kết quả điều tra hiện trạng canh tác và hiệu quả sản xuất lúa, sắn và chăn nuôibò thịt trên đất sản xuất nông nghiệp ở xã Tịnh Bắc 1.1. Kết quả điều tra hiện trạng canh tác và hiệu quả sản xuất sắn trên đất sản xuấtnông nghiệp ở xã Tịnh Bắc Qui mô đất canh tác sắn trung bình của các hộ là 0,3 ha, qui mô canh tác sắn giữa cáchộ có sự biến động rất lớn (CV=49,5%), nhỏ nhất là 0,1 ha, lớn nhất là 0,7 ha, với qui môphổ biến (Mode) là 0,3 ha. Quy mô canh tác sắn được chia làm 2 nhóm: Nhóm 1 (0,1-0,3 ha)chiếm số ít, các hộ có ít nhân lực lao động, không có vốn đầu tư; nhóm 2 phổ biến từ 0,3-0,7ha, các gia đình có nhân lực lao động. Về thời vụ gieo trồng và thu hoạch, các nông hộ tuân thủ theo thời vụ chung của địaphương nên đảm bảo cây sắn sinh trưởng và phát huy năng suất, hàm lượng tinh bột. Trongchăm sóc tiến hành làm cỏ 2 - 3 lần/vụ đã hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng giữa cỏ dại và sắn. Người dân chủ yếu trồng giống sắn KM94, có nhiều ưu điểm như năng suất, hàm lượngtinh bột khá cao và ổn định, khả năng thích ứng rộng, tuy nhiên giống được trồng nhiềunăm và tự giữ giống của vụ trước trồng vụ sau nên giống bị thoái hóa, tiềm năng năng suấtngày càng giảm, bị nhiễm bệnh chổi rồng. Mật độ trồng sắn dày, dao động từ 13.889 cây/ha-LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 69 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 202040.000 cây/ha, những hộ trồng sắn thuần mật độ 40.000 cây/ha (tương đương khoảng cách50cm x 50cm). 100% hộ dân trồng sắn không áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại. 1.2. Kết quả điều tra hiện trạng canh tác và hiệu quả sản xuất lúa trên đất sản xuấtnông nghiệp ở xã Tịnh Bắc Qui mô canh tác trung bình của các hộ là 2,3 sào đối với chân đất lúa - màu, chân đấtlúa - lúa là 7,6 sào/hộ. Kết quả cho thấy đối với chân đất lúa - màu thì diện tích trồng lúa giữacác hộ biến động không nhiều (2 - 3 sào/hộ), tập trung chủ yếu 2 sào/hộ, đối với chân đấtlúa –lúa thì diện tích canh tác chủ yếu tập trung 6 sào/hộ, có hộ diện tích canh tác lúa 19 sào. Về sâu, bệnh hại lúa trong vụ đông xuân, sâu cuốn lá (55,9 % số hộ xuất hiện) và bệnhđạo ôn (52,5 % số hộ điều tra xuất hiện bệnh) là xuất hiện nhiều nhất, các loại sâu bệnh nhưrầy nâu, sâu đục thân, bệnh khô vằn đều có nhưng tỷ lệ xuất hiện ít hơn. Ở vụ hè thu, bệnhkhô vằn (39 % số hộ điều tra xuất hiện bệnh), sâu cuốn lá và rầy nâu là các loại sâu bệnhxuất hiện nhiều. 1.3. Kết quả điều tra hiện trạng canh tác và hiệu quả chăn nuôi bò trên đất sản xuấtnông nghiệp ở xã Tịnh Bắc Tổng diện tích đất canh tác tập trung là 0,4 ha/hộ, diện tích trồng cỏ trung bình 1,5 sào/hộ. Diện tích đất canh tác nông nghiệp của từng hộ còn ít, trung bình là 0,5 ha/hộ, hộ lớnnhất 1 ha, tập trung chủ yếu là 0,4 ha. Chủ yếu chăn nuôi bò thịt và bò sinh sản, rất ít hộ nuôibò vỗ béo, qui mô chăn nuôi của nông hộ rất nhỏ, trung bình 1,7 con bò thịt/hộ, hoặc 1,4 conbò đẻ/hộ, đặc biệt hộ nuôi bò vỗ béo 3,0 con/hộ. Với qui mô lao động chính/hộ chủ yếu là 2người/hộ không tận dụng hết được công lao động bỏ ra và hiệu quả kinh tế mang lại khôngcao. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: