Danh mục

Hỗ trợ xã hội đối với cha mẹ trẻ khuyết tật trí tuệ

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 75.48 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu khảo sát sự tham gia hỗ trợ của các đối tượng xã hội đối với cha mẹ trẻ khuyết tật trí tuệ. Các đối tượng xã hội tham gia hỗ trợ cha mẹ trẻ khuyết tật trí tuệ khá phong phú, bao gồm nhóm các thành viên gia đình, nhóm những cá nhân thuộc quan hệ xã hội và các cá nhân trong các lĩnh vực hoạt động xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hỗ trợ xã hội đối với cha mẹ trẻ khuyết tật trí tuệ JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 2, pp. 125-131 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn HỖ TRỢ XÃ HỘI ĐỐI VỚI CHA MẸ TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ Nguyễn Đức Sơn Khoa Tâm lí - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nghiên cứu khảo sát sự tham gia hỗ trợ của các đối tượng xã hội đối với cha mẹ trẻ khuyết tật trí tuệ. Các đối tượng xã hội tham gia hỗ trợ cha mẹ trẻ khuyết tật trí tuệ khá phong phú, bao gồm nhóm các thành viên gia đình, nhóm những cá nhân thuộc quan hệ xã hội và các cá nhân trong các lĩnh vực hoạt động xã hội. Nhóm các thành viên trong gia đình hỗ trợ ở mức cao hơn so với các nhóm còn lại. Có sự khác biệt ở mức độ hỗ trợ xã hội theo tiêu chí giới tính, tình trạng hôn nhân và điều kiện kinh tế của gia đình. Từ khóa: Hỗ trợ xã hội, cha mẹ trẻ khuyết tật trí tuệ, giới tính, tình trạng hôn nhân, điều kiện kinh tế.1. Mở đầu Sự tham gia của gia đình vào các chương trình can thiệp, trị liệu cho trẻ khuyết tậtnói chung và trẻ có khuyết tật trí tuệ nói riêng được coi là một trong các yếu tố then chốtđối với hiệu quả của các chương trình đó. Do vậy, bên cạnh việc nghiên cứu các vấn đềcủa trẻ khuyết tật trí tuệ hay trẻ có các rối loạn phát triển tâm lí, chính gia đình trẻ lại trởthành một đối tượng nghiên cứu. Với lôgíc đó, ở nước ngoài có nhiều nghiên cứu về cácvấn đề tâm lí của cha mẹ trẻ khuyết tật trí tuệ như nghiên cứu mức độ chấp nhận của họđối với khuyết tật của trẻ, nghiên cứu sự căng thẳng của các thành viên trong gia đình,nghiên cứu mặc cảm của các thành viên trong gia đình, nghiên cứu các định kiến xã hội. . .Có thể điểm qua các công trình nghiên cứu như: So sánh mức độ hỗ trợ xã hội và mức độstress của phụ huynh trẻ khuyết tật - Robert F.Schilling, Lewayne D.Gilchrist và StevenPual Schinke (1984); Ứng phó và sự hỗ trợ xã hội trong gia đình trẻ khuyết tật trí tuệ -Lily L. Dyson (1997); Nghiên cứu chức năng gia đình, sự căng thẳng của phụ huynh vàsự hỗ trợ xã hội [3]. Trong đó nghiên cứu mức độ hỗ trợ xã hội mà cha mẹ trẻ nhận đượclà một hướng nghiên cứu có ý nghĩa cả về tâm lí học, giáo dục học, cũng như công tác xãhội. Nghiên cứu theo hướng này có thể cho thấy nhu cầu của gia đình trẻ đối với các hỗtrợ xã hội và đánh giá của họ về sự hỗ trợ xã hội mà họ đã có được.Ngày nhận bài: 15/10/2013 Ngày nhận đăng: 30/2/2014Liên hệ: Nguyễn Đức Sơn, e-mail: nguyensontl@yahoo.com 125 Nguyễn Đức Sơn Theo đó, bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu mức độ hỗ trợ xã hội đối với chamẹ trẻ khuyết tật trí tuệ dựa trên đánh giá của các phụ huynh, từ đó có được cái nhìn tổngquát về vấn đề này.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Về khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu Trẻ khuyết tật trí tuệ trong nghiên cứu này là những trẻ dưới 18 tuổi, có chỉ số trítuệ (IQ) dưới 70 điểm được đánh giá bằng trắc nghiệm trí tuệ hoặc có 2 trong các lĩnh vựcphát triển tâm lí bị thiếu hụt hoặc khiếm khuyết theo các lĩnh vực đánh giá của thang đohành vi thích ứng. Nghiên cứu được tiến hành trên phụ huynh của những trẻ này. Hỗ trợ xã hội được hiểu là sự trợ giúp của những người xung quanh đối với cha mẹcủa trẻ khuyết tật trong các công việc như chăm sóc, trông coi, quan tâm động viên vàchia sẻ về vật chất cũng như tinh thần. Các đối tượng xã hội được nghiên cứu bao gồm:vợ (chồng), ông (bà), anh chị em, họ hàng, hàng xóm, bạn bè, giáo viên, cha mẹ trẻ kháccũng có con khuyết tật, những người làm công tác xã hội, các bác sĩ, người giúp việc.2.2. Khách thể nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trên 103 cha mẹ trẻ khuyết tật trí tuệ với các mức độkhác nhau. Các phụ huynh này được giới thiệu bởi các trung tâm giáo dục đặc biệt. Mẫunghiên cứu được chọn ngẫu nhiên, có sự khác biệt về một số tiêu chí nhân khẩu học: vềgiới tính (nữ: 84; Nam: 19); tình trạng hôn nhân (đã li hôn: 6, hôn nhân bình thường: 88,tình trạng khác: 9); điều kiện kinh tế (rất nghèo: 2, nghèo: 17, trung lưu: 82, giàu có: 2).Các gia đình được nghiên cứu sống trên địa bàn thành phố Hà Nội.2.3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra với 2 công cụ: Bảng hỏi về mức độ hỗ trợ xã hội đã được xây dựng trên cơ sở bảng hỏi: “Đánhgiá về hỗ trợ xã hội đối với cha mẹ trẻ khuyết tật” (MSPSS, Zimet et all, 1988) bản dùngchung cho mọi đối tượng. Bảng hỏi bao gồm 19 mục hỏi (item), đề nghị phụ huynh tự đưara các mức đánh giá sự hỗ trợ xã hội họ nhận được từ các đối tượng xung quanh. Sự hỗtrợ xã hội được đánh giá ở 2 phương diện: sự tham gia giúp đỡ của các đối tượng xã hội(có hay không) và mức độ giúp đỡ với 3 mức: Giúp một chút, giúp vừa phải và giúp rấtnhiều (các mức tương ứng với các điểm số 1,2,3 để xử lí). Kiểm định độ tin cậy của thangđo bằng phương pháp Tính hệ số Cronbach Alpha dựa trên dữ liệu sau khi điều tra cho kếtquả Alpha = 0,85, thang đo có độ tin cậy tốt. Thang đo trải nghiệm về sự hỗ trợ xã hội của cha mẹ trẻ khuyết tật (SSS-PCD, Shin&Critenden, 2001). Bảng hỏi bao gồm 12 item, thể hiện dưới dạng các phát biểu về trảinghiệm của phụ huynh (cảm thấy có người chia sẻ, có thể nói với người khác về khó khăncủa mình...). Nghiệm thể được đề nghị đánh giá mức độ thường xuyên của các trải nghiệmđó với 3 mức (không khi nào, thỉnh thoảng, thường xuyên). Kiểm định độ tin cậy cho kếtquả: Hệ số Cronbach Alpha = 0,77, thang đo có độ tin cậy tốt.126 Hỗ trợ xã hội đối với cha mẹ trẻ khuyết tật trí tuệ Tiến hành: trong quá trình can thiệp cho trẻ, bảng hỏi được giao trực tiếp cho phụhuynh của trẻ, hướng dẫn trả lời và thu lại ngay sau khi người trả lời thực hiện xong.2.4. Kết quả nghiên cứu về hỗ trợ xã ...

Tài liệu được xem nhiều: