Danh mục

Hở van hai lá bẩm sinh đơn thuần: Từ chẩn đoán đến điều trị phẫu thuật

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 807.46 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu phẫu thuật điều trị hở van hai lá bẩm sinh thường gặp nhiều khó khăn do phẫu trường nhỏ và kỹ thuật ứng dụng hạn chế. Nghiên cứu này nhằm xác định kết quả dài hạn của phẫu thuật hở van hai lá bẩm sinh theo phương pháp carpentier tại Viện Tim TP.HCM, áp dụng nghiên cứu hồi cứu từ năm 1993 đến 2009, 77 bệnh nhân hở van hai lá bẩm sinh được phẫu thuật theo phương pháp sửa van hai lá của carpentier.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hở van hai lá bẩm sinh đơn thuần: Từ chẩn đoán đến điều trị phẫu thuậtNghiên cứu Y họcY Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012HỞ VAN HAI LÁ BẨM SINH ĐƠN THUẦN:TỪ CHẨN ĐOÁN ĐẾN ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬTVăn Hùng Dũng*, Phan Kim Phương*, Nguyễn Văn Phan*TÓM TẮTMục tiêu: phẫu thuật điều trị hở van hai lá bẩm sinh thường gặp nhiều khó khăn do phẫu trường nhỏ và kỹthuật ứng dụng hạn chế. Nghiên cứu này nhằm xác định kết quả dài hạn của phẫu thuật hở van hai lá bẩm sinhtheo phương pháp Carpentier tại Viện Tim TPHCM.Phương pháp: nghiên cứu hồi cứu từ năm 1993 đến 2009, 77 bệnh nhân hở van hai lá bẩm sinh được phẫuthuật theo phương pháp sửa van hai lá của Carpentier.Kết quả Tuổi trung bình là 9,4 tuổi (6 tháng - 45 tuổi), trong đó nhóm tuổi dưới 6 tuổi chiếm 25 trườnghợp (32,5%). Nam giới: 40 (52%). Siêu âm tim qua thành ngực chỉ chẩn đoán chính xác nguyên nhân bẩm sinhtrong 40% trường hợp. Tạo hình van chiếm 75 trường hợp (97,4%), hai trường hợp phải thay van nhân tạo. Sốkỹ thuật trung bình được thực hiện trên một bệnh nhân là 2,5 (ít nhất 1, nhiều nhất 5 kỹ thuật), 64 trường hợp(83%) có đặt vòng van nhân tạo. Biến chứng gần sau mổ thấp (suy tim nặng 3, rối loạn nhịp tim 10, suy thậncấp 1, nhiễm trùng huyết 1, viêm phổi 3). Tử vong phẫu thuật là 1,3% (1 trường hợp). So sánh trước và sau mổsớm, có sự giảm có ý nghĩa độ hở van hai lá: trước mổ (100% đều hở van nặng) và sau mổ: không hở hoặc hở nhẹ86% (66), hở trung bình 14% (11) và hở nặng 0%, p< 0,001. Thời gian theo dõi trung bình 88,4 ± 62 tháng.3,8% số BN mất theo dõi. Ở thời điểm theo dõi sau cùng (ngắn nhất 6 tháng và dài nhất 16 năm) có 6 BN hở vannặng tái phát, 4 hở van trung bình còn lại hở nhẹ hoặc không hở. 5 BN phải mổ lại vì hở van tái phát (từ 1 đến 29tháng sau mổ). Có 2 BN tử vong muộn. Tỷ lệ còn sống thực tế sau 16 năm theo dõi là 96,1 ± 2,7%. Tỷ lệ thực tếBN không bị mổ lại sau 16 năm theo dõi là 88,5 ± 6,4%. Tần suất hở van hai lá tái phát là 1,56%/BN-năm.Kết luận: Chẩn đoán xác định hở van hai lá bẩm sinh chủ yếu dựa vào kết quả phân tích trong mổ. Tạo hìnhvan là chọn lựa chủ yếu đối với hở van hai lá bẩm sinh ở trẻ em. Kết quả điều trị phẫu thuật theo phương phápCarpentier về dài hạn rất tốt.Từ khoá: Hở van hai lá bẩm sinh.ABSTRACTISOLATED CONGENITAL MITRAL REGURGITATION:DIAGNOSIS AND SURGICAL TREATMENT.Van Hung Dung, Phan Kim Phuong, Nguyen Van Phan* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 377 - 382Objective: surgical treatment for congenital mitral regurgitation especially in young children oftenencounter many difficulties because of small surgical field and limited techniques can be used. This studydetermines the long-term result of the surgical treatment for isolated congenital mitral regurgitation withCarpentier’s techniques.Methods: A retrospective study from Feb 1993 to Dec 2009, 77 patients with isolated congenital mitralregurgitation were operated at The Heart Institute of HCM City, Viet Nam.* Viện Tim TP Hồ Chí MinhTác giả liên lạc: ThS. BS. Văn Hùng Dũng ĐT: 0917882488378Email: vanhungdung2003@yahoo.comHội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012Nghiên cứu Y họcResults: Mean age was 9.4 ± 7.8 years (range from 0.7 to 45 years old), among them there were 25 patients(32.5%) under 6 year of ages. Male patients was 40 (52%). Diagnosis the cause of mitral regurgitation pre-op byechocardiography was exact only in 40% patients. Valve repair was performed sucessfully in 97.6% and only 2cases had to change the native valve by prosthetic valve. The mean number of techniques per patients is 2.5 (min1, max 5), Carpentier-Edwards prosthetic ring was used in 64 patients (83%). Immediate postoperativecomplications were low (severe LCO 3.9%, arrhythmias 13%, severe infection 5.2% and acute re-nal failure1.3%). 30-day mortality rate was only 1 patient (1.3%). The mean time of follow-up was 88.4 ± 62 months (6 192 months). During follow-up, 5 patients need to re-operation (1- 29 months). Evaluation MR byechocardiography at the last follow-up showed 6 patients had severe MR, 5 others had moderate MR and the resthad mild or no MR. Actuarial rate of freedom from re-operation at 16-year follow-up was 88.5 ± 6.4%. Late deathwas two patients. Actuarial rate of survival at 16 year was 96.1 ± 2.7% and linearated of MR recurrent was1.56%/pts-year.Conclusion: Isolated congenital MR is always complex and difficult to diagnose before operation. Mitralvalve repair should be the primary choice to congenital MR. Mitral valve repair in children with Carpentier’stechniques has very good long-term results with low mortality and re-operation rate.Keyword: congenital MRĐẶT VẤN ĐỀHở van hai lá có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổinào từ sơ sinh cho đến người lớn tuổi và có thểdo nhiều nguyên nhân khác nhau. Hở van hai lácó thể đơn thuần là một bệnh duy nhất hoặc kếthợp với các thương tổn van tim khác hoặc dị tậttim khác. Chẩn đoán có hở van hai lá nặng thìkhông khó với phương tiện hiện nay nhưngchẩn đoán đúng nguyên nhân gây hở van thìkhông đơn giản. Siêu âm tim 2D và Dopplermàu là một công cụ rất mạnh để chẩn đoán hởvan hai lá.Trên siêu âm tim, tuỳ theo nguyênnhân gây hở van sẽ có các hình ảnh chẩn đoánkhá đặc thù. Các dạng tổn thương của lá van,vòng van và bộ máy dưới van phối hợp hoặckhông đi kèmvới các dị tật tim khác sẽ giúpchẩn đoán nguyên nhân.Tóm tắt có thể chia làm5 nhóm nguyên nhân gây hở van hai lá như sau:thương.Tại Việt Nam, hở van hai lá bẩm sinh thểđơn thuần thường được nghĩ tới ở trẻ nhũ nhinhưng với trẻ lớn hơn hở van hai lá đơn thuầnthường do nguyên nhân hậu thấp. Trong nghiêncứu này chúng tôi chỉ khảo sát những trườnghợp hở van hai lá bẩm sinh đơn thuần ở mọi lứatuổi được mổ. Mục tiêu là lượng giá độ chínhxác bệnh hở van hai lá bẩm sinh đơn thuần bằngsiêu âm tim và đánh giá kết quả phẫu thuật vềdài hạn nhóm b ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: