Trong âm nhạc, có thể nói nôm na hòa âm nghĩa là một công việc tô son điểm phấn trên một nhạc đề nào đó hay một ca khúc nào đó, tô son điểm phấn bằng cách thêm vào những dấu nhạc dành cho những bè hát hoặc những tiếng đàn địch kèn sáo trống phách các loại... sao cho hòa hợp với nhạc đề đó hay ca khúc đó. Tiếng Anh là Harmony (Pháp: Harmonie, Ý: Armonia) dùng để gọi tên cho việc làm này....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HÒA ÂM LÀ GÌ ?
HÒA ÂM LÀ GÌ ?
Ns.Tiến Linh
Hòa âm là gì ? (file PDF)
(Xem ví dụ ở cuối bài viết)
Hòa âm, theo nghĩa chung của tiếng Việt là âm thanh hòa hợp; nhưng ở đây tôi
muốn đề cập đến ý nghĩa hòa âm trong phạm vi âm nhạc.
Trong âm nhạc, có thể nói nôm na hòa âm nghĩa là một công việc tô son điểm
phấn trên một nhạc đề nào đó hay một ca khúc nào đó, tô son điểm phấn bằng cách
thêm vào những dấu nhạc dành cho những bè hát hoặc những tiếng đàn địch kèn sáo
trống phách các loại... sao cho hòa hợp với nhạc đề đó hay ca khúc đó. Tiếng Anh là
Harmony (Pháp: Harmonie, Ý: Armonia) dùng để gọi tên cho việc làm này.
Tôi không có tham vọng để nói về lịch sử của bộ môn hòa âm, nhưng chỉ xin
được góp vài dòng suy nghĩ để giúp cho người đọc hiểu hơn về giá trị thật của môn
học này, môn học mà tôi đã phải trải qua rất nhiều thời gian và công sức mới có thể
lãnh hội được. Cũng nhiều năm rồi, khi thấy mình hiểu được nó, lúc đó tôi mới nhận
ra được rằng nó chính là con đường duy nhất dẫn ta vào âm nhạc; và tôi có thể quả
quyết rằng cho dù bạn có là một nhạc sĩ hay đàn sĩ nổi tiếng trên thế giới này, nếu
ngày nào bạn chưa được học hòa âm, chưa hiểu thấu về hòa âm thì thực sự bạn vẫn là
người ngoại đạo với âm nhạc. Nhưng hòa âm là một môn học không dễ chút nào, là
một con đường nghệ thuật không được trải đầy hoa như nhiều người nghĩ.
Trước hết, xin nói về sự biến hóa phong phú của hòa âm. Với một dấu nhạc là
dấu LA chẳng hạn, nếu ta dùng những hợp âm được xây dựng bởi 3 dấu nhạc thì ta có
thể thành lập được 12 hợp âm gồm có: Rê trưởng, Rê thứ, Rê thăng giảm, Rê giáng
tăng, Pha trưởng, Pha tăng, Pha thăng thứ, Pha thăng giảm, La trưởng, La thứ, La tăng,
La giảm, có nghĩa là những hợp này có chứa dấu LA, nhưng nếu dùng thêm những hợp
âm được xây dựng bởi 4 dấu rồi 5 dấu nhạc, thì chúng ta có thể có đến ba bốn chục
hợp âm nữa. Có nghĩa là để hòa âm cho một dấu nhạc, ta có thể có đến ba bốn chục
hợp âm dùng để hòa âm, ba bốn chục tình trạng để tô son điểm phấn cho một dấu
nhạc. Đó là chúng ta mới chỉ nói đến việc viết bè hòa âm, việc trang điểm cho một
dấu nhạc, còn trong một nhạc đề hay một ca khúc nào đó thì có biết bao nhiêu là dấu
nhạc!
Nếu chúng ta viết thêm bè hòa âm vào một ca khúc nào đó, mà những bè hòa âm
này dành cho giọng hát thì ta gọi là hòa âm cho hợp xướng, nhưng nếu những bè hòa
âm được viết thêm vào mà để cho một hoặc nhiều thứ nhạc cụ chơi thì ta gọi là viết
hòa âm cho bản đệm đàn, hoặc viết bè hòa âm cho nhiều thứ đàn địch kèn trống thì ta
gọi là phối khí. Vậy bản phối khí cũng chẳng qua là bản đệm đàn mà tiếng Anh gọi
chung là accopaniment, tiếng Pháp kêu là accompagnement hay người Ý gọi là
accompagnare, nghĩa của nó là tháp tùng hay hộ tống, chức năng của nó như là trải
thảm, dòng ca của ca khúc như những con ong con bướm bay lượn trên nó; Nhưng
người Đức thì gọi bản đệm đàn là bekleidung, nghĩa là mặc áo, tôi thích từ này hơn vì
trong chuyên môn, không những nó có đủ các vai trò như nói ở chữ accompagnare mà
nó còn mang ý nghĩa của sự tinh tế; bởi lẽ chiếc áo thường chỉ mặc vừa cho người này
mà khó vừa cho người khác, hơn nữa chiếc áo mà được thêu dệt công phu bằng kỹ
thuật tinh vi khéo léo thì khi mặc vào sẽ càng đẹp hơn và lộng lẫy hơn, quý vị sẽ hiểu
rõ điều này nếu có thì giờ để xem và nghe những tác phẩm của các bậc thày như
Verdi, J.S.Bach, Mozart … Khi đó chúng ta sẽ có thêm một nhận thức khác rằng, bản
đệm đàn là thành phần không thể thiếu trong một tác phẩm. Cũng cần nói cho đủ rằng
khi chúng ta viết thêm bè mà ta gọi là viết hòa âm, thì trong đó nếu ta có sử dụng các
kỹ thuật của bộ môn hòa âm (armonia) hay đối âm (contrario puncto) hay tẩu pháp
(fuga) thì cũng đều gọi chung là hòa âm tác phẩm đó. Và khi gọi là đi học hòa âm thì ta
cũng nên hiểu là học các kỹ thuật của bộ môn hòa âm, rồi các kỹ thuật của bộ môn
đối âm, phối khí cho dàn nhạc lớn nhỏ, hình thể âm nhạc … cuối cùng m ới là kỹ thuật
tẩu pháp, và một điều chắc chắn rằng sau khi hoàn tất môn tẩu pháp thì bạn sẽ là một
nhạc sĩ chân chính.
Như vậy, giá trị và chức năng của công việc hòa âm rõ ràng là để làm cho dòng
ca là nhạc đề được đánh nổi, được đánh nổi như thế nào thì còn tùy thuộc vào tài nghệ
và kiến thức của nhạc sĩ. Nói đến đây, có lẽ chúng ta đã nhận ra rằng công việc hòa
âm không hề đơn giản. Muốn hòa âm một ca khúc chẳng hạn, chúng ta phải viết ca
khúc ấy ra trên giấy, nó sẽ là một nhạc đề mà không được sửa chữa gì trên đó cả, rồi
viết những bè khác cho tiếng người hoặc tiếng đàn địch kèn sáo trống phách các loại;
Tất cả các dấu nhạc của những bè hòa âm này phải được nhạc sĩ cân nhắc suy tính
cẩn thận để sắp đặt chúng theo một trật tự nào đó và dĩ nhiên, phải dựa trên các quy
luật chính đáng của nghệ thuật, các quy luật này đã được kết tinh từ bao đời nay mà
tất cả các trường nhạc trên thế giới này đều đưa vào chương trình giảng dạy, nó đã
thành một bộ môn giáo khoa bắt buộc ...