Danh mục

Hóa đơn điện tử: Ưu, nhược điểm khi áp dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 924.09 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngày 1/7/2022 Hóa đơn điện tử (HĐĐT) được đưa vào áp dụng chính thức trên toàn quốc. Việc sử dụng loại chứng từ mới này vẫn còn nhiều thuận lợi và khó khăn cho các doanh nghiệp (DN) trong đó có nhóm các DN vừa và nhỏ. Một nghiên cứu từ việc khảo sát vấn đề này tại các DN ở Nghệ An trong thời gian gần đây càng khẳng định những hoài nghi của nhóm tác giả là có cơ sở. Bài viết giới thiệu những ưu, nhược điểm được rút ra từ kết quả khảo sát và có vài kết luận cho vấn đề sử dụng HĐĐT hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hóa đơn điện tử: Ưu, nhược điểm khi áp dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ 619 HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ: ƯU, NHƯỢC ĐIỂM KHI ÁP DỤNG VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Đỗ Kiều Oanh, Ngô Thúy Quỳnh Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. Tóm tắt Ngày 1/7/2022 Hóa đơn điện tử (HĐĐT) được đưa vào áp dụng chính thức trên toàn quốc. Việc sử dụng loại chứng từ mới này vẫn còn nhiều thuận lợi và khó khăn cho các doanh nghiệp (DN) trong đó có nhóm các DN vừa và nhỏ. Một nghiên cứu từ việc khảo sát vấn đề này tại các DN ở Nghệ An trong thời gian gần đây càng khẳng định những hoài nghi của nhóm tác giả là có cơ sở. Bài viết giới thiệu những ưu, nhược điểm được rút ra từ kết quả khảo sát và có vài kết luận cho vấn đề sử dụng HĐĐT hiện nay. 1. Mở đầu Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Việt Nam, quốc gia đang chứng kiến sự cải tiến và ứng dụng công nghệ tại nơi làm việc với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết và rất đa dạng trong các ngành nghề khác nhau (Văn phòng ILO tại Việt Nam, 2021). Cuộc cách mạng công nghiệp không chỉ là thách thức mà còn chính là cơ hội để Việt Nam có thể thay đổi nền kinh tế và phát triển mạnh mẽ hơn so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Như vậy, chuyển đổi số được xem là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập với thời đại 4.0 hiện nay. Tại Việt Nam, khái niệm “Chuyển đổi số” thường được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình DN truyền thống sang DN số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty. Chuyển đổi số tại Việt Nam đã và đang diễn ra trong rất nhiều lĩnh vực như: y tế, giáo dục, ngân hàng, du lịch, nông nghiệp,... và không thể bỏ qua chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán. HĐĐT đang trở thành một phần tất yếu trong quá trình chuyển đổi hiện đại hóa này. Để chuyển đổi từ hóa đơn giấy và từ HĐĐT thông thường sang HĐĐT theo quy định mới, Quốc Hội, Chính phủ, Bộ tài chính đã lần lượt ban hành Luật quản lý Thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019, Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 và Thông tư 78/2021/TT-BTC. Theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC quyết định áp dụng HĐĐT cho các doanh nghiệp (DN) trên toàn lãnh thổ Việt Nam vào ngày 01/07/2022 trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Theo Công văn 10847/BTC-TCT ngày 20/09/2021 của Tổng cục Thuế thì Bộ Tài chính đã lập kế hoạch triển khai HĐĐT theo hai giai đoạn: giai đoạn 1 từ tháng 11/2021 gồm 6 tỉnh thành phố (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bình Định) và giai đoạn 2 từ tháng 04/2022 áp dụng cho 57 tỉnh, thành còn lại. Bên cạnh những đơn vị tiên phong ứng dụng HĐĐT theo quy định mới, vẫn còn đó các DN còn bỡ ngỡ và gặp không ít khó khăn trong cuộc cách mạng số hóa này. Chính vì vậy, việc sử dụng HĐĐT của các DN vừa và nhỏ vẫn còn nhiều tồn tại. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát việc sử dụng HĐĐT tại các DN vừa và nhỏ tại tỉnh Nghệ An trong thời gian từ tháng 2-4/2022. Kết quả khảo sát càng khẳng định những nhận định của chúng tôi về những thuận lợi và khó khăn mà các DN vừa và nhỏ đang gặp phải khi sử dụng HĐĐT. Trên cơ sở đó chúng tôi có một vài khuyến nghị, chính sách phù hợp để hỗ trợ công tác chuyển đổi sang HĐĐT theo quy định mới cho nhóm các DN này. @ Trường Đại học Đà Lạt 620 2. Nội dung 2.1. Khái quát về HĐĐT Theo điểm 2, điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, HĐĐT là “hóa đơn có mã hoặc không có mã của CQT được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với CQT” Bảng 1. So sánh hóa đơn có mã và không mã của cơ quan Thuế HĐ có mã của CQT HĐ không có mã của CQT Định - Là HĐĐT được CQT cấp mã trước khi - Là HĐĐT do tổ chức bán hàng hóa, nghĩa tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp cung cấp dịch vụ gửi cho người mua dịch vụ gửi cho người mua. không có mã của CQT. - Mã của CQT trên HĐĐT bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của CQT tạo ra và một chuỗi ký tự được CQT mã hóa dựa trên thông tin ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: