Danh mục

Hóa học phức chất

Số trang: 178      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.52 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Theo A. Werner, tác giả của thuyết phối trí thì phức chất là hợp chất phân tử nào bềntrong dung dịch nước, không phân huỷ hoặc chỉ phân huỷ rất ít ra các hợp phần tạo thành hợpchất đó. Trong lịch sử phát triển của hoá học phức chất đã có nhiều định nghĩa về phức chấtcủa các tác giả khác nhau. Tác giả của các định nghĩa này thường thiên về việc nhấn mạnhtính chất này hay tính chất khác của phức chất, đôi khi dựa trên dấu hiệu về thành phần hoặcvề bản chất của lực tạo phức....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hóa học phức chấtChương 1. Mở đầu về hóa học phức chất Lê Chí Kiên Hỗn hợp phức chất NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2006. Tr 4 – 12.Từ khoá: Phức chất, hóa học phức chất, ion trung tâm, phối tử, gọi tên phức chất, phânloại phức chất.Tài liệu trong Thư viện điện tử ĐH Khoa học Tự nhiên có thể được sử dụng cho mụcđích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phụcvụ các mục đích khác nếu không được sự chấp thuận của nhà xuất bản và tác giả.Mục lục Chương 1 MỞ ĐẦU VỀ HOÁ HỌC PHỨC CHẤT .........................................................2 1.1 Những khái niệm cơ bản của hoá học phức chất .....................................................2 1.1.1 Ion trung tâm và phối tử ....................................................................................3 1.1.2 Số phối trí .........................................................................................................3 1.1.3 Dung lượng phối trí của phối tử .........................................................................5 1.2 Cách gọi tên các phức chất.....................................................................................6 1.3 Phân loại các phức chất..........................................................................................7 2Chương 1MỞ ĐẦU VỀ HOÁ HỌC PHỨC CHẤT1.1 Những khái niệm cơ bản của hoá học phức chất Từ giáo trình hoá học vô cơ chúng ta đã biết rằng khi các nguyên tố hoá học riêng biệt kếthợp với nhau thì tạo thành các hợp chất đơn giản, hay các hợp chất bậc nhất, ví dụ các oxit(Na2O, CuO,...), các halogenua (NaCl, CuCl2,...). Những hợp chất đơn giản lại có thể kết hợpvới nhau tạo thành hợp chất bậc cao, hay hợp chất phân tử, ví dụ K2HgI4 (HgI2.2KI);Ag(NH3)2Cl (AgCl.2NH3); K4 Fe(CN)6 [Fe(CN)2. 4KCN]... Gọi chúng là các hợp chất phân tửđể nhấn mạnh rằng ở đây không phải là các nguyên tử hay các gốc, mà là các phân tử kết hợpvới nhau. Cấu tạo của chúng không được giải thích thoả đáng trong khuôn khổ của thuyết hóatrị cổ điển. Có một vấn đề đặt ra là trong số các hợp chất phân tử thì hợp chất nào được gọ i làhợp chất phức (phức chất). Theo A. Werner, tác giả của thuyết phố i trí thì phức chất là hợp chất phân tử nào bềntrong dung dịch nước, không phân huỷ hoặc chỉ phân huỷ rất ít ra các hợp phần tạo thành hợpchất đó. Trong lịch sử phát triển của hoá học phức chất đã có nhiều định nghĩa về phức chấtcủa các tác giả khác nhau. Tác giả của các định nghĩa này thường thiên về việc nhấn mạnhtính chất này hay tính chất khác của phức chất, đôi khi dựa trên dấu hiệu về thành phần hoặcvề bản chất của lực tạo phức. Sở dĩ chưa có được định nghĩa thật thoả đáng về khái niệm phức chất vì trong nhiềutrường hợp không có ranh giới rõ rệt giữa hợp chất đơn giản và phức chất. Một hợp chất, tuỳthuộc vào điều kiện nhiệt động, khi thì được coi là hợp chất đơn giản, khi thì lại được coi làphức chất. Chẳng hạn, ở trạng thái hơi natri clorua gồm các đơn phân tử NaCl (hợp chất nhị tốđơn giản), nhưng ở trạng thái tinh thể, thì như phép phân tích cấu trúc bằng tia X đã chỉ rõ, nólà phức chất cao phân tử (NaCl)n, trong đó mỗi ion Na+ được phố i trí một cách đố i xứng kiểubát diện bởi 6 ion Cl–, và mỗ i ion Cl– được phố i trí tương tự bởi 6 ion Na+. Để ít nhiều có thể phân rõ ranh giới tồn tại của phức chất có thể đưa ra định nghĩa sau đâycủa A. Grinbe: Phức chất là những hợp chất phân tử xác định, khi kết hợp các hợp phần của chúng lạithì tạo thành các ion phức tạp tích điện dương hay âm, có khả năng tồn tại ở dạng tinh thểcũng như ở trong dung dịch. Trong trường hợp riêng, điện tích của ion phức tạp đó có thểbằng không. Lấy ví dụ hợp chất tetrapyriđincupro (II) nitrat [CuPy4](NO3)2. Có thể coi hợp chất này làsản phẩm kết hợp giữa Cu(NO3)2 và pyriđin (Py). Tính chất của phức chất tạo thành khác biệtvới tính chất của các chất đầu. Phức chất trên có khả năng tồn tại ở dạng tinh thể và trongdung dịch. Định nghĩa này tất nhiên cũng chưa thật hoàn hảo vì bao gồm cả các oxiaxit kiểu H2SO4và các muố i sunfat. Điều này không phải là nhược điểm, vì về một số mặt có thể coi các hợpchất này là phức chất. 3 Cho đến gần đây người ta vẫn còn bàn luận về khái niệm phức chất. Theo K. B.Iaximirxki thì “phức chất là những hợp chất tạo được các nhóm riêng biệt từ các nguyên tử,ion hoặc phân tử với những đặc trưng: a) có mặt sự phối trí, b) không phân ly hoàn toàntrong dung ...

Tài liệu được xem nhiều: