Danh mục

Họa miêu thánh thủ - Tào Khắc Gia

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 219.58 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tào Khắc Gia 曹 克 家 (1906 – 1979) tự Nhữ Hiền 汝 贤, dòng dõi thư hương, thân phụ ông đỗ tiến sĩ triều Thanh, từng nhậm chức Lục quân bộ viên ngoại lang, yêu thích nghệ thuật thư họa. Ông học hội họa tại trường nghệ thuật quốc gia Bắc Bình, sau khi tốt nghiệp trở thành họa sĩ chuyên nghiệp, từng công tác và giảng dạy tại Học viện mỹ thuật công nghiệp trung ương, Trung tâm mỹ thuật công nghiệp bộ công nghiệp. Ông cũng là hội viên của Hội mỹ thuật Trung Quốc, Hội...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Họa miêu thánh thủ - Tào Khắc Gia Họa miêu thánh thủ - Tào Khắc Gia Tào Khắc Gia 曹 克 家 (1906 – 1979) tự Nhữ Hiền 汝 贤, dòng dõi thư hương, thân phụ ông đỗ tiến sĩ triều Thanh, từng nhậm chức Lục quân bộ viên ngoại lang, yêu thích nghệ thuật thư họa. Ông học hội họa tại trường nghệ thuật quốc gia Bắc Bình, sau khi tốt nghiệp trở thành họa sĩ chuyên nghiệp, từng công tác và giảng dạy tại Học viện m ỹ thuật công nghiệp trung ương, Trung tâm m ỹ thuật công nghiệp bộ công nghiệp. Ông cũng là hội viên của Hội m ỹ thuật Trung Quốc, Hội nghiên cứu quốc học, Hội nghiên cứu văn vật cố đô, Hội nghiên cứu tân quốc họa, Hội m ỹ thuật gia Trung Quốc… Tào Khắc Gia rất quan tâm đến việc nghiên cứu, học hỏi hội họa truyền thống, đặc biệt chú ý cách tân sáng tạo trong thực tiễn nghề nghiệp, dần dần tạo được một phong cách rất riêng và vươn tới trình độ hoàn m ỹ. Ban đầu ông vẽ nhiều loại động vật khác như hổ, vượn, nai, hoa cỏ, nhưng sau chuyên chú vào tranh tiểu miêu và đạt được đỉnh cao nghệ thuật ở đề tài này. Tranh vẽ mèo của Tào Khắc Gia cũng nổi tiếng như tranh vẽ tôm của Tề Bạch Thạch, tranh vẽ ngựa của Từ Bi Hồng. Mèo là vật nuôi gắn bó với con người từ lâu đời. Trong hội họa truyền thống trước thế kỷ 20, mèo vẫn thỉnh thoảng xuất hiện trong tranh, nhưng chưa họa sĩ nào dốc hết tâm huyết và chuyên tâm theo đuổi đề tài này. Đến thời hiện đại, đề tài mèo cũng được xuất hiện trong tranh của nhiều, như Nhậm Bá Niên, Từ Bi Hồng, Tề Bạch Thạch, Phan Thiên Thọ, Trình Chương, Thái Hạc Châu, Lưu Khuê Linh, Ngô Tác Nhân, Hoàng Trụ, Thôi Tử Phạm… và hầu hết đều sử dụng các bút pháp cổ điển hoặc của bút pháp của các thể loại tranh khác để miêu tả mèo. Tào Khắc Gia được xem là người Trung Quốc đầu tiên vẽ mèo bằng kỹ thuật công bút (vẽ tỉ mỉ) đạt đến cảnh giới “thánh thủ”. Kỹ thuật công bút trong hội họa Trung Quốc từ tranh hoa điểu của Từ Sùng Tự, Tống Huy Tông thời Tống Nguyên, hay tranh vẽ thú của Triệu Tử Ngang, Minh Tuyên Tông, Lãng Th ế Ninh thời Minh Thanh… đều dùng kỹ thuật một bút một nét tạo thành. Nhưng Tào Khắc Gia cho rằng kỹ thuật ấy chỉ phù hợp khi vẽ những loại động vật lớn, nếu vận dụng vào những loại nhỏ như mèo nhà thì rất khó thể hiện được sự tinh tế, mềm mại của nó. Bởi vậy ông đã khổ công nghiên cứu, sáng tạo ra kỹ thuật “phá bút” và “gia sắc” đặc biệt cho vẽ mèo, khiến cho tác phẩm của mình trở nên sống động, chân thực mà lạ kỳ, mở ra một phong cách độc đáo mới. Ngay từ thập niên 60 thế kỷ 20, kỹ thuật vẽ mèo của Tào Khắc Gia đã nổi tiếng toàn quốc. Những kiệt tác của ông đều là sự hòa quyện thần tình giữa cái đẹp tuyệt diệu của nhân tạo (kỳ công, tỉ mỉ) và cái đẹp sinh động tự nhiên của thiên tạo. Để đạt tới cảnh giới tuyệt đỉnh đó, ngoài tài năng thiên phú, còn là sự khổ luyện và say mê, tìm tòi sáng tạo không mệt mỏi, điều này thể hiện rất rõ qua những dòng tâm huyết mà Tào Khắc Gia để lại trong Cẩm nang vẽ mèo. Ông dành nhiều thời gian và công sức cho việc tìm hiểu tập quán sinh hoạt của mèo và ghi lại những phát hiện ấy trong phổ biến cho người học vẽ: Lúc mèo nghỉ ngơi thường dùng lưỡi liếm toàn thân, những chỗ không liếm được, như đầu và tai thì nó dùng chân trước để vuốt chải, mèo lớn thường liếm lông cho mèo nhỏ. Tuy mèo có một lớp lông dày, nhưng nó lại rất sợ lạnh, mùa đông mèo thường nằm bên bếp lửa, nhất là mèo già. Mèo cũng rất sợ nước, cho nên không khi nào thấy một giọt nước nao đọng trên người nó, lúc gặp vũng nước mèo luôn nhảy qua chứ không lội, bởi vậy hiếm khi thấy cảnh mèo chơi gần bờ sông bờ ao. Mèo nhất thích là được vuốt ve cổ, nhưng nếu bị nắm đuôi, nó lập tức giương vuốt tấn công liền. Ban đêm, nếu ta dùng tay vuốt liên tục lên lưng mèo, lông của nó sẽ phát sáng lấp lánh như phát điện. Theo Tào Khắc Gia, vẻ đẹp của mèo thường được đánh giá căn cứ vào ngoại hình của chúng. Một con mèo được xem là đẹp phải: đầu lớn hình thoi, mắt sâu tròn, chân ngắn, tai nhỏ, lưng tròn, thân ngắn, đuôi to, lông dài. Người ta cho rằng loại “mèo sư tử” (sư tử miêu) ở huyện Lâm Thanh là quý nh ất, bởi nó không chỉ có bộ lông dài trắng như tuyết, mà còn có mắt uyên ương (một con xanh, một con vàng) cho nên còn được gọi là kim ngân nhãn miêu hoặc âm dương nhãn miêu. Loại mèo này không thấy ở đâu khác ngoài Lâm Thanh. Xét về màu lông, người ta xếp theo thứ tự: thuần vàng, thuần trắng, thuần đen. Ngoài ra đốm vằn như lông hổ hay tam sắc đen-vàng-trắng (chỉ xuất hiện ở mèo cái, mèo đực không hế có) cũng được đánh giá cao. Căn cứ vào sắc lông, người ta đặt cho mèo nhiều m ỹ danh: Tứ thời hảo (bốn mùa đẹp: dành cho những con mèo lông thuần một màu nào đó), Ô vân cái tuyết (mây đen che tuyết trắng: lông lưng đen mun như mây đen, còn bụng, chân, móng trắng như tuyết), Đạp tuyết tầm mai (giẫm tuyết tìm mai: toàn thân đen tuyền hoặc một màu vàng, chỉ có bốn chân màu trắng), Tuyết lý đà thương (kéo giáo trong tuyết: toàn thân trắng bạch, riêng đuôi đen tuyền), Thùy châu (toàn thân đen tuyền, chỉ có một chấm trắng ở mút đuôi), Quải ấn đà thương (treo ấn kéo giáo: thân trắng bạch, đuôi đen tuyền hoặc thuần vàng, trên đầu lại có một đốm đen hoặc vàng. Loại này còn được gọi là Tiên đả tú cầu/ roi đánh tú cầu), Ngân thương đà thiết bình (giáo bạc kéo bình sắt: toàn thân đen mun, chỉ đuôi trắng muốt, rất hiếm thấy), Kim bị ngân sàng (chăn vàng giường bạc: toàn thân một màu vàng mà từ bụng trở xuống thuần trắng), Kim sách quải ngân bình (dây vàng treo bình bạc: thân thuần trắng, riêng đuôi một màu vàng. Loại này còn được gọi là Kim câu quải ngọc bình/ móc vàng treo bình ngọc hoặc Kim trâm tháp ngân bình/ trâm vàng cắm bình bạc), Tướng quân quải ấn (tướng quân treo ấn: toàn thân màu trắng bạch, riêng trên lưng có một điểm màu đen hoặc vàng), Tú hổ (toàn thân thuần trắng, chỉ có một điểm màu vàng), Mai hoa báo (toàn thân đen tuyền chỉ có một điểm màu trắng. Loại này còn gọi là Kim tiền mai hoa, rất hiếm gặp)… Đến phần hướng dẫn kỹ thuật vẽ mèo, Cẩm nang viết: vẽ mèo cũng như vẽ người, trước hết là đi từ bộ phận đầu, mà ở đầu thì trướ ...

Tài liệu được xem nhiều: