Nguyễn Đăng Phú lừng lững mét bảy nhăm, bảy mươi nhăm ký, như lực sĩ thể hình. Nhác trông cứ ngỡ khủng long Lại gần té ngửa là ông vẽ vời Triển lãm giải thưởng khắp nơi Vẽ được như thế cũng ngời ngời khủng long. Anh em tếu táo trêu ông bằng vè như thế, nhưng thực ra gọi là khủng long cũng không ngoa. Khủng long vẽ, hay còn gọi là vua áp phích. Ấy là cái danh do anh em trong giới phong cho ông khi thấy ông nhận không biết bao nhiêu giải thưởng áp phích...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Họa sĩ Nguyễn Đăng PhúHọa sĩ Nguyễn Đăng PhúNguyễn Đăng Phú lừng lững mét bảy nhăm, bảy mươi nhăm ký, nhưlực sĩ thể hình.Nhác trông cứ ngỡ khủng longLại gần té ngửa là ông vẽ vờiTriển lãm giải thưởng khắp nơiVẽ được như thế cũng ngời ngời khủng long.Anh em tếu táo trêu ông bằng vè như thế, nhưng thực ra gọi là khủnglong cũng không ngoa. Khủng long vẽ, hay còn gọi là vua áp phích. Ấylà cái danh do anh em trong giới phong cho ông khi thấy ông nhậnkhông biết bao nhiêu giải thưởng áp phích trong nước và quốc tế. Họa sĩ Nguyễn Đăng PhúƯớc mơ đến từ biểnSinh năm 1947 ở Hà Nam, nhưng lớn lên và trưởng thành ở Hải Phòngnên gọi ông là người Hải Phòng còn chính xác hơn. Thuở nhỏ, cậu béNguyễn Đăng Phú đã có tiếng ở tài vẽ khéo. Học phổ thông lại phát vềthơ phú, trúng vào đại học (khoa Ngữ văn), nhưng không theo. Vì vẽmới khoái.Suốt tuổi thơ gắn với đất cảng và vùng duyên hải, cảm quan nghệ thuậtcủa Nguyễn Đăng Phú được bồi đắp cùng khát vọng như biển, phóngkhoáng và mạnh mẽ.Chiến tranh phá hoại, Phú từ Trường Ngô Quyền sơ tán về Vĩnh Bảo.Cứ sáng học, chiều đi ký họa chân dung. Mà kiếm được tiền bằng mónnày. Thời đó học sinh phổ thông kiếm được tiền chia sẻ với lũ nhất quỷnhì ma cũng được gọi là hoàng đế rồi.Rồi Phú quyết thi vào học Mỹ Thuật Hà Nội, tốt nghiệp Trung cấp Mỹthuật, lại về làm báo Hải Phòng. Công việc là đi nhà in và vẽ áp phích,ký họa, vẽ tranh tường thuật không khí chống Mỹ của nhân dân đấtcảng.Nghĩ lại bây giờ mới kinh chứ hồi ấy trẻ, xông pha ngán gì. Hồi ấy, cótrận bom ở đâu là anh em phải đưa tin ngay, phóng viên lễ mễ máy ảnh,Phú thì cắp nách bảng vẽ đạp xe tới hiện trường.Những bức ký họa nhanh nóng hổi vì khi vẽ khói bom vẫn còn ngùnngụt. Tất cả những sự thật của chiến tranh cần cho nhân dân biết khôngchỉ là hình ảnh mà còn là cảm xúc, sự căm thù nữa. Cô bạn gái hồi đósơ tán tận Đoan Hùng thỉnh thoảng về thăm Phú muốn được ở bên nhaulâu, nhưng Phú nói phải đi vẽ, không thể đổi kế hoạch được, làm cô ấygiận hàng năm trời.Trong cái thời bom đạn mà người ta không dám chắc độ dài của cuộcsống của mình đảm bảo trong bao lâu thì họa sĩ Phú vẫn tin vào mộtđiều mong manh về một thế giới nghệ thuật sẽ biết đến tên mình. Thếgiới đó có thể gần và có thể rất xa.Những lần đi vẽ đến Đồ Sơn hay những cửa biển, nhìn tận mắt thủy lôinổi lập lờ của Mỹ, bên cạnh cảm giác rùng mình với cái chết đâu đó thìtrước mắt Phú, ngoài khơi xa, không chỉ có lũ giặc trời F105, F4 laovào oanh tạc mà còn có những bờ bến của những xứ sở tươi đẹp vớinền nghệ thuật rực rỡ. Phú cặm cụi học tiếng Nga và học giỏi môn này,anh thường đặt sách ngoại văn để mở mang tầm nhìn.Sau hiệp định Paris, chấm dứt ném bom miền Bắc, một mẩu tin về cuộcthi áp phích trên tờ Lapolone của Ba Lan đã làm Phú mừng như vớđược vàng. Phú quyết ứng thí. Nhưng theo một con đường rất trực tiếplà gửi qua một người quen làm nấu bếp cho đại sứ quán Ba Lan.Bắt đầu từ đó là căng mắt dõi theo tạp chí có in tên mình không. Mayquá, nghệ thuật áp phích đã không bỏ rơi Phú. Một thông báo trân trọngvề giải thưởng đã được đăng tải trên tờ Lapolone. Không chỉ Phú mà cảgia đình và cô bạn gái hồi hộp.Ngày nhận giải còn hồi hộp hơn nữa. Không có điều kiện trao trực tiếpnên giải thưởng quốc tế này đã tự về Hải Phòng qua bưu điện. Chầutrực ở bưu điện từ lúc chưa có ma nào xuất hiện cho đến khi cô bưuđiện mở khóa, Phú căng thẳng khi bưu điện tìm mãi hàng giờ khôngthấy, rồi nó được tìm thấy trên đỉnh kệ do người phân loại đã đặt riêngrồi quên luôn.Tiếng reo vui bất tận. Đó là một kiện hàng dài cỡ 1m, không nặng lắmnhưng đương nhiên là quý hơn bạc vàng. Cả gia đình, nội tộc khoảng 2chục người mặc tươm tất chờ sẵn chật sân, ngõ để chờ Phú phóng xeđèo giải về vinh quy bái tổ. Tất cả đề nghị ông bác cao tuổi nhất làngười nhận trọng trách khai kiện.Khi mở ra, tất cả lặng đi một lúc rồi ồ lên ngán ngẩm. Giải thưởng làmột chiếc rìu kiểu hoàng tộc Ba Lan. Thời ấy đói vàng mắt nên cũng cóý kiến là: Giá được cái xe đạp có phải hơn không; giá chục mét vải thìhay...Tất nhiên vì chiếc rìu này mà gia đình đã chi kha khá cho bữa cơmdưa muối khao họ hàng. Nhưng không sao. Cái rìu này là một cúhuých quan trọng với một họa sĩ mới 26 tuổi. Nó nói rằng: Vinh quangnày đã gọi tên họa sĩ Nguyễn Đăng Phú. Từ đó, với năng lượng từ câyrìu trung cổ, tiều phu Nguyễn Đăng Phú đã liên tục bội thu giải thưởngtrong nước và quốc tế. Đó là tấm huân chương cao quý nhất trong đời.Sau này, Nguyễn Đăng Phú tiếp tục được xướng tên trong các kỳ triểnlãm quốc tế khác như giải thưởng của Hội Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tếtại Liên Xô 1981 và Huy chương Đồng tạo Triển lãm đồ họa quốc tếBruno, Tiệp Khắc 1986, trong giải đề là được 60 ngàn cuaron nhưng bịthất lạc. Tiếc thế, nếu không thì đã có cả một chiếc xe máy Java conthỏ.Bây giờ chẳng ai coi xe máy vào đâu, nhưng những năm 80, có xe máylà vua. Giải Liên Xô 1981 thì thênh thang: Một bộ bút lông, một hộpsơn dầ ...