Danh mục

Hoán dụ có quan hệ đến địa danh

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 206.73 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa phổ biến trong mọi ngôn ngữ. Trong bài này, tác giả trình bày sáu cách thức chuyển nghĩa có quan hệ tới địa danh: 1.Lấy tên bộ phận để chỉ toàn thể; 2.Lấy tên dân tộc để làm địa danh; 3. Lấy địa danh làm tên người; 4. Lấy nơi xuất phát chỉ đối tượng; 5.Lấy địa danh làm tên sản phẩm; 6.Lấy tên người làm tên đất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoán dụ có quan hệ đến địa danhHOÁN DỤ CÓ QUAN HỆ ĐẾN ĐỊA DANH PGS. TS LêTrung Hoa (*)TÓM TẮTHoán dụ là phương thức chuyển nghĩa phổ biến trong mọi ngôn ngữ. Trong bài này, tácgiả trình bày sáu cách thức chuyển nghĩa có quan hệ tới địa danh: 1.Lấy tên bộ phận đểchỉ toàn thể; 2.Lấy tên dân tộc để làm địa danh; 3. Lấy địa danh làm tên người; 4. Lấynơi xuất phát chỉ đối tượng; 5.Lấy địa danh làm tên sản phẩm; 6.Lấy tên người làm tênđất.ABSTACTSynecdoche is a common way of conveying meanings in any languages. In this article,the author presents six ways of conveying meanings relating to using place names: 1. Apart representing the whole; 2. Peoples’ names for place names; 3. Place name forhuman names; 4.origin for object; 5. Place names for products; 6. Human names forplace names.“Hoán dụ là hiện tượng chuyển hoá về tên gọi – tên của một đối tượng này được dùng đểgọi vật kia – dựa trên quy luật liên tưởng tiếp cận” [1, 52]. Nói một cách dễ hiểu hoán dụlà lấy tên sự vật này để gọi sự vật khác căn cứ vào sự gần nhau giữa chúng.Trong lĩnh vực địa danh, hoán dụ được sử dụng tương đối phổ biến. Chúng tôi thấy cóthể xếp hiện tượng này vào sáu kiểu sau đây. 1. LẤY TÊN BỘ PHẬN ĐỂ CHỈ TOÀN THỂHoa Kỳ là một ngữ Hán Việt, có nghĩa là “cờ hoa”. Sở dĩ người ta lấy từ tổ này để miêutả cờ nước Mỹ vì trên lá cờ có 50 ngôi sao, tượng trưng cho 50 tiểu bang của nước Mỹ,giống những đoá hoa. Lấy đặc điểm của lá cờ một nước để chỉ nước ấy là một kiểu hoándụ. 2. LẤY TÊN DÂN TỘC DỂ LÀM ĐỊA DANHLào là tên của một dân tộc. Tên dân tộc này biến thành tên một quốc gia châu Á ở phíatây bắc nước ta.Paris vốn là tên của một dân tộc ngày xưa sống trên vùng lãnh thổ nay là thủ đô của nướcPháp. Vì thế, người Pháp lấy tên dân tộc này làm tên thủ đô của nước họ.Drai hoặc Jrai trong tiếng Gia Rai là “thác nước” [8] vì tổ tiên dân tộc này thường sinhsống cạnh các thác nước – để có nước sinh hoạt – nên người ta lấy từ chỉ thác nước thànhtên dân tộc (Gia Rai) rồi thành tên địa phương (tỉnh Gia Lai) [5].Bà Nà cũng gọi là Ba Na [6] là tên dân tộc cư trú ở vùng này. Về sau, Bà Nà trở thànhđịa danh ở tỉnh Quảng Nam [4, 2007, 174] – hiện nay thuộc thành phố Đà Nẵng. 3. LẤY ĐỊA DANH LÀM TÊN NGƯỜI(* ) PGS.TS, Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn TPHCM 1Phùng Khắc Khoan (1528 – 1613) được gọi là Trạng Bùng vì ông sinh ra và lớn lên tạilàng Phùng Xá (tên nôm là làng Bùng), huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (mới nhập vàothủ đô Hà Nội năm 2008).Người Việt gọi một thầy địa lý nổi tiếng – là ông Tả Ao vì ông sống tại làng Tả Ao, xãXuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Tên thật của Tả Ao chưa xác định: HoàngChiêm ( Lịch triều hiến chương loại chí – Phan Huy Chú); Hoàng Chỉ ( Tang thươngngẫu lục – Phạm Đình Hổ); Vũ Đức Huyền ( Nghi Xuân địa chí – Lê Văn Diễn); NguyễnĐức Huyền (Việt Nam phong tục – Phan Kế Bính)Nguyễn Khuyến được gọi là Tam nguyên Yên Đổ vì ông đỗ đầu ba kỳ thi (hương, hội,đình) và sinh sống ở làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam trong một gia đình nhohọc lâu đời.Còn Nguyễn Khắc Hiếu và Nguyễn Đức Nhuận (1900 – 1968) là hai nhà thơ, nhà báo lấyhai địa danh ở quê hương mình ghép lại thành bút danh: Tản Đà là tên núi Tản (Viên),sông Đà (tỉnh HàTây) ghép lại. Còn Bút Trà là tên núi Bút, sông Trà (Quảng Ngãi) kếthợp mà thành.Ông Lâm Tấn Phác (1906 – 1969) lấy bút danh Đông Hồ, vốn là tên một trong mườithắng cảnh của tỉnh Hà Tiên xưa, nay thuộc tỉnh Kiên Giang, nơi chôn nhau cắt rốn củaông.Trương Khương Trình lấy bút danh Kiên Giang, tên một tỉnh ở Nam Bộ, nơi ông đã sinhra và lớn lên.Nguyễn Thành Út (1919 – 2001) lấy nghệ danh là Út Trà Ôn, tức là ông lấy tên chính kếthợp với tên huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, quê hương của ông. Nghệ danh Năm Sa Đéccũng có cách kết hợp tương tự.Riêng Tô Văn Tuấn (1914 – 1987) [9, 319] lấy bút danh là Bình Nguyên Lộc. Tên này làtên dịch và ghép lại: Quê ông ở tỉnh Đồng Nai, ông dịch Đồng là Bình Nguyên; Nai làLộc.Sau cùng, Hoa Hạ, theo truyền thuyết, là tên nước Trung Quốc có từ nhà Chu, do banđầu tộc Hán (tộc đa số của Trung Hoa) tụ tập ở bờ sông Hạ Thuỷ, mà khu vực trung tâmcủa họ là chân núi Hoa Sơn (thuộc tỉnh Thiểm Tây). Vậy Hoa Hạ là do ghép hai chữ đầucủa Hoa Sơn và Hạ Thuỷ, nơi xuất phát của dân tộc Hán. Rồi một nghệ sĩ Việt Nam lấynghệ danh là Hoa Hạ, ý muốn nói mình vốn là người Việt gốc Hoa [4, 2005, 281].Ngoài ra, vào buổi đầu thời kháng chiến chống Pháp, một số văn nghệ sĩ cách mạngmuốn thể hiện ý chí quyết tâm giành độc lập cho dân tộc và đất nước, dùng những địadanh đã làm vẻ vang lịch sử để đặt thành tên gọi của mình, như Lưu Chi Lăng, Trần BạchĐằng (theo lời ông, ban đầu ông tự đặt Trận Bạch Đằng, sau sửa thành Trần Bạch Đằngcho hợp với tên người) ,… 4. LẤY NƠI XUẤT PHÁT LÀM ĐỐI TƯỢNGSở dĩ người Trung Quốc gọi nước của người Nhật là Nhật Bản – nghĩa là “cái gốc củamặt trời” – vì nước này ở nơi mà người Trung Hoa thấy mặt trời mọc lên.Còn người Việt chúng ta gọi người Pháp là Tây vì họ đến từ phương Tây.Và chúng ta gọi người Hoa là người Tàu vì chủ yếu trước đây họ sang nước ta bằng tàuthuỷ, rồi từ tàu lên giao dịch người Việt. 5. LẤY ĐỊA DANH LÀM TÊN SẢN PHẨMLàng Giai ở xã Minh Lăng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, nổi tiếng là nơi sản xuất mộtloại gàu bền và chắc. Tên làng đã biến thành tên sản phẩm: gàu Giai, và dần dần trởthành danh từ chung: gàu giai [6, 428] để phân biệt với gàu sòng.Trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều (1741 – 1798) có câu thơ nói về sựchết mòn chết héo của cung nữ vì thương nhớ gia đình, quê hương: 2-Giết nhau chẳng phải lưu cầuGiết nhau bằng cái ưu sầu, độc chưa!Lưu Cầu vốn là tên một quần đảo ở phía nam Nhật Bản, sản xuất được mộ ...

Tài liệu được xem nhiều: