Danh mục

Hoàn thiện chính sách phát triển hệ thống logistics vùng KTTĐMT

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 402.34 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc hoàn thiện cơ chế chính sách ,thể chế pháp luật logistics có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển hệ thống logistics quốc gia và vùng lãnh thổ. Bài viết "Hoàn thiện chính sách phát triển hệ thống logistics vùng KTTĐMT" đề cập khái quát thể chế pháp luật logistics hiện nay và một số giải pháp hoàn thiện trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàn thiện chính sách phát triển hệ thống logistics vùng KTTĐMT HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS VÙNG KTTĐMT PGS.TS. Lại Phi Hùng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân TS. Phạm Thị Lụa Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Hệ thống logistics Quốc gia cũng như vùng kinh tế trọng điểm thường bao gồm các yêu tố như thể chế,chính sách pháp luật, cơ sở hạ tầng logistics, các doanh nghiệp logisitcs, thị trường và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics... đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Thể chế ,chính sách pháp luật logistics là một yếu tố quan trọng của hệ thống logistics . Việc hoàn thiện cơ chế chính sách ,thể chế pháp luật logistics có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển hệ thống logistics quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong phạm vi bài này chúng tôi xin đề cập khái quát thể chế pháp luật logistics hiện nay và một số giải pháp hoàn thiện trong thời gian tới. Từ khóa: Hệ thống logistics Quốc gia, thể chế pháp luật, cơ sở hạ tầng logistics, các doanh nghiệp logisitcs, thị trường logistics I. Khái quát khuôn khổ pháp lý điều tiết các hoạt hoạt động logistics Luật Thương mại của Việt Nam được Quốc hội thông qua vào tháng 6/2005 và chính thức có hiệu lực tháng 1/2006, thay thế bổ sung cho Luật Thương mại 1997, có những quy định về dịch vụ logistics tại Mục 4, từ Điều 233 đến Điều 240. Các điều liên quan đến dịch vụ logistics bao gồm nội dung về khái niệm dịch vụ logistics, điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, quyền và nghĩa vụ của khác hàng, các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, giới hạn quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khi cầm giữ hàng hóa của khách hàng. Tuy nhiên, khái niệm về dịch vụ logistics và các quy định điều chỉnh hoạt động logistics trong Luật Thương mại 2005 chưa đầy đủ và bao quát, chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa logistics, dịch vụ logistics, quản trị logistics,quản lý nhà nước về logistics… nhưng sự ra đời của Luật đã đáp ứng được yêu cầu cấp bách của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực., phản ánh sự thay đổi nhận thức cơ bản ở Việt Nam trong việc thừa nhận hoạt động logistics như là hoạt động thương mại. Luật Thương mại 2005 là căn cứ pháp lý chủ yếu để phát triển lĩnh vực logistics ở Việt Nam. Ngoài pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động logistics nói trên, Việt Nam cũng đã ban hành một số văn bản luật và dưới luật khác liên quan đến hoạt động logistics nhằm góp phần tạo môi trường pháp lý ngày càng thuận lợi hơn cho hoạt động này. Luật Hàng hải Việt Nam 2005, 2015 quy định về hoạt động hàng hải, bao gồm các quy định về tàu biển, thuyền, cảng biển, luồng hàng hải, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm 190 môi trường và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tài biển vào mục đích kinh tế, văn hóa, xã hội, thể thao, công vụ và nghiên cứu khoa học. Có hiệu lực từ tháng 1/2007, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006; Luật sửa đổi luật hàng không dân dụng năm 2014, quy định về hoạt động hàng không dân dụng, bao gồm quy định về tàu bay, cảng hàng không, sân bay, nhân viên hàng không, hoạt động bay, vận chuyển hàng không, an ninh hàng không, trách nhiệm dân sự, hoạt động hàng không chung và các hoạt động khác có liên quan đến hàng không dân dụng. Luật quy định chỉ có các hãng hàng không Việt Nam mới có quyền vận chuyển hàng không nội địa, chỉ trong một số trường hợp nhất định như phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh hoặc cứu trợ nhân đạo khẩn cấp mới có thể cho phép các hãng hàng không nước ngoài tham gia. Luật Đường sắt Việt Nam được thông qua vào tháng 6/2005, có hiệu lực từ tháng 7/2006 được thay thế bằng Luật đường sắt 2017 có hiệu lực từ ngày 01/07/2018 quy định Nhà nước Việt Nam khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và vận tải đường sắt, tham gia đấu thầu cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích đường sắt. Nhà nước đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, không phân biệt đối xử, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư và kinh doanh đường sắt. Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về các quy tắc giao thông đường bộ, các điều kiện đảm bảo an toàn giao thông đường bộ của kết cấu hạ tầng, phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ, hoạt động vận tải đường bộ. Sau khi Việt Nam trở thành thanh viên WTO, hoạt động ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: