Danh mục

Hoàn thiện khung pháp lý về người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 236.27 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bằng phương pháp phân tích luật, bài viết "Hoàn thiện khung pháp lý về người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi" đã đưa ra những bình luận về khung pháp lý của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bao gồm: đối tượng là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; điều kiện yêu cầu và tuyên bố; xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ, phân biệt với người đại diện; việc sử dụng kết quả giám định pháp y tâm thần. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàn thiện khung pháp lý về người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LÝ VỀ NGƯỜI CÓ KHÓ KHĂN TRONG NHẬN THỨC VÀ LÀM CHỦ HÀNH VI Trần Minh Chiến1,*, Lê Văn Sơn21 Khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 2 Khoa Luật, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. *Tác giả liên hệ, Email: chien.tm112@gmail.com. TÓM TẮTNhằm bảo vệ “bên yếu thế” trong các quan hệ pháp luật dân sự, pháp luật Việt Nam đã bổ sungchủ thể người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và được ghi nhận tại Bộ luật Dân sự2015. Xuất phát từ mục tiêu đó, người làm luật đã đưa ra các điều kiện để cá nhân có thể bị Tòaán tuyên bố có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Qua đó, bằng phương pháp phân tíchluật, bài viết đã đưa ra những bình luận về khung pháp lý của người có khó khăn trong nhậnthức, làm chủ hành vi, bao gồm: đối tượng là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hànhvi; điều kiện yêu cầu và tuyên bố; xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ, phân biệt vớingười đại diện; việc sử dụng kết quả giám định pháp y tâm thần. Kết quả của mỗi vấn đề phântích, bài viết đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về người có khó khăntrong nhận thức, làm chủ hành vi.Từ khóa: bên yếu thế; người có khó khăn; nhận thức và làm chủ hành vi.1. Tổng quan Vấn đề về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi lần đầu tiên được Bộluật Dân sự 2015 ghi nhận nhằm giải quyết các vấn đề xảy ra trong thực tế mà trước đây Bộluật Dân sự 1995, 2005 chưa đề cập. Đó là trường hợp một người không đủ khả năng nhậnthức, làm chủ hành vi mà chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự. Bộ luật Dân sự hiệnhành đã đưa ra những điều kiện để một người có thể bị tuyên bố có khó khăn trong nhận thức,làm chủ hành vi nhằm bảo vệ “bên yếu thế” trong trong quan hệ pháp luật dân sự. Bài viết đisâu phân tích các điều kiện cần và đủ để một cá nhân bị tuyên bố có khó khăn trong nhận thức,làm chủ hành vi, bao gồm: điều kiện về thể chất và tinh thần, độ tuổi, khả năng nhận thức,điều kiện về giám định pháp y tâm thần và thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố. Qua đó, bài viếtbình luận các vấn đề có liên quan đến khung pháp lý của người có khăn trong nhận thức, làmchủ hành vi: (1) đối tượng là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; (2) xácđịnh cụ thể phạm vi giám hộ; (3) trường hợp nhầm lẫn trong xác định người có khó khăntrong nhận thức, làm chủ hành vi và người mất năng lực hành vi dân sự cũng như xác địnhđược hệ quả của sự nhầm lẫn đó; (4) cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Trên cơ sở đó,bài viết đưa ra những định hướng nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về người có khó khăntrong nhận thức, làm chủ hành vi.2. Quy định pháp luật về người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi Bộ luật Dân sự 2015 chỉ thừa nhận tư cách chủ thể của cá nhân và pháp nhân trong quanhệ pháp luật dân sự, theo đó, cá nhân là chủ thể đầu tiên và quan trọng nhất. Chính các cánhân là chủ thể trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào việc xây dựng và thực hiện các quan hệxã hội tạo nên một mạng lưới vô cùng đa dạng. Với vai trò đó, khi xem xét chủ thể của quanhệ pháp luật là cá nhân thì yếu tố cần quan tâm đầu tiên là năng lực chủ thể (Phùng Trung Tập& Kiều Thị Thùy Linh, 2020). 601 Năng lực chủ thể của cá nhân theo lý thuyết chung được hình thành bởi hai loại nănglực là năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự (Phạm Văn Tuyết, 2017). Theo đó,năng lực chủ thể của cá nhân là khả năng cá nhân có và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dânsự (Điều 16 và Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015). Theo định nghĩa về năng lực pháp luật và năng lựchành vi dân sự của cá nhân tại Bộ luật Dân sự, năng lực pháp luật dân sự là điều kiện để hìnhthành năng lực hành vi dân sự, vì khi cá nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự thì mới có khảnăng thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự đó. Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ, khi cánhân có năng lực pháp luật dân sự là khả năng có quyền và nghĩa vụ dân sự nhưng việc thựchiện được quyền và nghĩa vụ dân sự đó còn phụ thuộc vào nhiều cấp độ năng lực hành vi dânsự mà pháp luật cho phép thực hiện. Theo đó, căn cứ vào độ tuổi được phân loại thành ngườithành niên và người chưa thành niên, căn cứ vào năng lực được phân loại thành người cónăng lực hành vi dân sự đầy đủ, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trongnhận thức, làm chủ hành vi và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. So với Bộ luật Dân sự 1995 và 2005 chỉ ghi nhận các trường hợp về người không cónăng lực hành vi dân sự; người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vidân sự, Bộ luật Dân sự 2015 đã bổ sung thêm trường hợp người có khó ...

Tài liệu được xem nhiều: