Hoàn thiện mô hình đào tạo giáo viên tại Việt Nam đáp ứng nhu cầu xã hội
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 333.11 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Hoàn thiện mô hình đào tạo giáo viên tại Việt Nam đáp ứng nhu cầu xã hội nghiên cứu đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện mô hình đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu xã hội trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàn thiện mô hình đào tạo giáo viên tại Việt Nam đáp ứng nhu cầu xã hội HOÀN THIỆN MÔ HÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TẠI VIỆT NAM ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI NGUYỄN HỮU DUY VIỄN Trường Đại học Quảng Bình Tóm tắt: Đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu xã hội là một khâu mấu chốt trong công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo của nước ta. Trên cơ sở phân tích nhu cầu xã hội đối với vấn đề đào tạo giáo viên, tổng quan các mô hình đào tạo giáo viên tại Việt Nam, dựa trên sự liên hệ từ kinh nghiệm nước ngoài, nghiên cứu đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện mô hình đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu xã hội trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay. Từ khóa: mô hình đào tạo giáo viên, nhu cầu xã hội. 1. MỞ ĐẦU Đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục và đào tạo quốc dân với mục tiêu “giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả” đang là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta 1. Để thực hiện thành công chủ trương trên thì việc đổi mới này phải bắt đầy từ việc đổi mới các cơ sở đào tạo giáo viên (GV). Thực hiện theo định hướng đó, trong thời gian vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều chương trình hành động đối với các trường sư phạm như: Đề án sắp xếp lại hệ thống cơ sở đào tạo GV, Đề án phân loại các cơ sở giáo dục đại học, Đề án đổi mới chương trình - sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015,... Tuy nhiên, vấn đề có ý nghĩa then chốt quyết định sự thành công vẫn là việc phát triển đội ngũ GV có đủ năng lực để thực thi nhiệm vụ đổi mới. Trong vấn đề đào tạo GV, để thực hiện đổi mới thì cần bám vào vấn đề cốt lõi là lựa chọn và vận dụng mô hình phù hợp với thực tiễn. Vấn đề này đã nhận được sự quan tâm rất lớn của xã hội trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, các ý kiến vẫn còn trái chiều và chưa tìm được tiếng nói thống nhất. Để có một cách nhìn toàn diện, cần thiết phải làm rõ những ưu điểm, hạn chế của mỗi mô hình, tiếp thu kinh nghiệm từ các nước có nền giáo dục tiên tiến, trên cơ sở đó để hoàn thiện bổ sung vào thực tiễn tại Việt Nam. Nghiên cứu sau đây khái quát về nhu cầu xã hội đối với công tác đào tạo GV trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phân tích thực trạng về các mô hình đào tạo GV đang được triển khai tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình đào tạo GV, hướng đến việc đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục. 1 Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị BCH TƯ Đảng (khoá XI lần thứ 8) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. 555 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 2. NỘI DUNG 2.1. Đào tạo GV đáp ứng nhu cầu xã hội Nhu cầu xã hội đối với công tác đào tạo GV chính là quy mô và chất lượng của đội ngũ GV phục vụ sự nghiệp giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực phát triển đất nước. Do đó, đào tạo GV đáp ứng nhu cầu xã hội trước hết là đào tạo GV đủ về mặt số lượng, đáp ứng kịp thời với nhu cầu GV theo từng thời kỳ và sinh viên (SV) sư phạm sau khi tốt nghiệp có thể đáp ứng được các đòi hỏi, mong đợi của nhà tuyển dụng và các bên liên quan. Nhu cầu này được thể hiện ở nhiều góc độ: nhu cầu của người học, nhu cầu của Nhà nước, nhu cầu của đơn vị tuyển dụng,… và có sự thay đổi tùy thuộc vào quy mô dân số, chủ trương chính sách của Nhà nước, bối cảnh quốc tế ở mỗi giai đoạn [1]. Nước ta đang ở giai đoạn đẩy mạnh kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Do đó, vấn đề đào tạo GV đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng được coi là một nhu cầu xã hội cấp thiết. Trong bối cảnh đó, công tác đào tạo GV cần có sự chuyển biến phù hợp, tuân thủ theo quy luật cung - cầu. Trong đó, “cung” thể hiện ở khả năng đào tạo, cung ứng GV của cơ sở đào tạo GV, còn “cầu” thể hiện qua yêu cầu của xã hội mà cụ thể là chính quyền, người học và nhà tuyển dụng. Như vậy, trong mối quan hệ này có 4 bên liên quan: cơ sở đào tạo, người học, chính quyền và nhà tuyển dụng. - Cơ sở đào tạo GV đóng vai trò là bên cung ứng sản phẩm. Trong bối cảnh chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế tự chủ trong đó có vấn đề tự chủ về tài chính thì nhu cầu của các cơ sở này là vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo GV, là yếu tố có ý nghĩa sống còn đối với các cơ sở này; - Người học đóng vai trò là khách hàng. Nhu cầu của người học là được lựa chọn thầy cô giỏi, chọn lớp, môn học, trình độ và hình thức để có được kiến thức, kỹ năng chuyên môn để có thể đáp ứng các yêu cầu của nhà tuyển dụng; - Chính quyền đóng vai trò tro ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàn thiện mô hình đào tạo giáo viên tại Việt Nam đáp ứng nhu cầu xã hội HOÀN THIỆN MÔ HÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TẠI VIỆT NAM ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI NGUYỄN HỮU DUY VIỄN Trường Đại học Quảng Bình Tóm tắt: Đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu xã hội là một khâu mấu chốt trong công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo của nước ta. Trên cơ sở phân tích nhu cầu xã hội đối với vấn đề đào tạo giáo viên, tổng quan các mô hình đào tạo giáo viên tại Việt Nam, dựa trên sự liên hệ từ kinh nghiệm nước ngoài, nghiên cứu đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện mô hình đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu xã hội trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay. Từ khóa: mô hình đào tạo giáo viên, nhu cầu xã hội. 1. MỞ ĐẦU Đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục và đào tạo quốc dân với mục tiêu “giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả” đang là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta 1. Để thực hiện thành công chủ trương trên thì việc đổi mới này phải bắt đầy từ việc đổi mới các cơ sở đào tạo giáo viên (GV). Thực hiện theo định hướng đó, trong thời gian vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều chương trình hành động đối với các trường sư phạm như: Đề án sắp xếp lại hệ thống cơ sở đào tạo GV, Đề án phân loại các cơ sở giáo dục đại học, Đề án đổi mới chương trình - sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015,... Tuy nhiên, vấn đề có ý nghĩa then chốt quyết định sự thành công vẫn là việc phát triển đội ngũ GV có đủ năng lực để thực thi nhiệm vụ đổi mới. Trong vấn đề đào tạo GV, để thực hiện đổi mới thì cần bám vào vấn đề cốt lõi là lựa chọn và vận dụng mô hình phù hợp với thực tiễn. Vấn đề này đã nhận được sự quan tâm rất lớn của xã hội trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, các ý kiến vẫn còn trái chiều và chưa tìm được tiếng nói thống nhất. Để có một cách nhìn toàn diện, cần thiết phải làm rõ những ưu điểm, hạn chế của mỗi mô hình, tiếp thu kinh nghiệm từ các nước có nền giáo dục tiên tiến, trên cơ sở đó để hoàn thiện bổ sung vào thực tiễn tại Việt Nam. Nghiên cứu sau đây khái quát về nhu cầu xã hội đối với công tác đào tạo GV trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phân tích thực trạng về các mô hình đào tạo GV đang được triển khai tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình đào tạo GV, hướng đến việc đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục. 1 Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị BCH TƯ Đảng (khoá XI lần thứ 8) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. 555 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 2. NỘI DUNG 2.1. Đào tạo GV đáp ứng nhu cầu xã hội Nhu cầu xã hội đối với công tác đào tạo GV chính là quy mô và chất lượng của đội ngũ GV phục vụ sự nghiệp giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực phát triển đất nước. Do đó, đào tạo GV đáp ứng nhu cầu xã hội trước hết là đào tạo GV đủ về mặt số lượng, đáp ứng kịp thời với nhu cầu GV theo từng thời kỳ và sinh viên (SV) sư phạm sau khi tốt nghiệp có thể đáp ứng được các đòi hỏi, mong đợi của nhà tuyển dụng và các bên liên quan. Nhu cầu này được thể hiện ở nhiều góc độ: nhu cầu của người học, nhu cầu của Nhà nước, nhu cầu của đơn vị tuyển dụng,… và có sự thay đổi tùy thuộc vào quy mô dân số, chủ trương chính sách của Nhà nước, bối cảnh quốc tế ở mỗi giai đoạn [1]. Nước ta đang ở giai đoạn đẩy mạnh kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Do đó, vấn đề đào tạo GV đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng được coi là một nhu cầu xã hội cấp thiết. Trong bối cảnh đó, công tác đào tạo GV cần có sự chuyển biến phù hợp, tuân thủ theo quy luật cung - cầu. Trong đó, “cung” thể hiện ở khả năng đào tạo, cung ứng GV của cơ sở đào tạo GV, còn “cầu” thể hiện qua yêu cầu của xã hội mà cụ thể là chính quyền, người học và nhà tuyển dụng. Như vậy, trong mối quan hệ này có 4 bên liên quan: cơ sở đào tạo, người học, chính quyền và nhà tuyển dụng. - Cơ sở đào tạo GV đóng vai trò là bên cung ứng sản phẩm. Trong bối cảnh chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế tự chủ trong đó có vấn đề tự chủ về tài chính thì nhu cầu của các cơ sở này là vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo GV, là yếu tố có ý nghĩa sống còn đối với các cơ sở này; - Người học đóng vai trò là khách hàng. Nhu cầu của người học là được lựa chọn thầy cô giỏi, chọn lớp, môn học, trình độ và hình thức để có được kiến thức, kỹ năng chuyên môn để có thể đáp ứng các yêu cầu của nhà tuyển dụng; - Chính quyền đóng vai trò tro ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Mô hình đào tạo giáo viên Đổi mới giáo dục Quản lý đào tạo giáo viên Quản lý giáo dục Nâng cao chất lượng giáo dụcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phân tích trắc lượng thư mục (Bibliometrics) trong nghiên cứu khoa học
12 trang 411 2 0 -
174 trang 275 0 0
-
5 trang 231 0 0
-
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 203 0 0 -
6 trang 203 0 0
-
26 trang 199 0 0
-
98 trang 196 0 0
-
119 trang 193 0 0
-
122 trang 190 0 0
-
162 trang 175 0 0