Danh mục

Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự nhằm bảo đảm nguyên tắc tranh tụng

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 456.83 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan trong BLTTHS năm 2015 tập trung vào những quy định nhằm bảo đảm sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên bào chữa, tránh chồng chéo giữa việc thực hiện chức năng buộc tội và chức năng xét xử nhằm bảo đảm nguyên tắc tranh tụng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự nhằm bảo đảm nguyên tắc tranh tụng HOÀN THIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NHẰM BẢO ĐẢM NGUYÊN TẮC TRANH TỤNG Lê Thị Thúy Nga TÓM TẮT: Tăng cường tranh tụng là tư tưởng mang tính đột phá, xuyên suốt nội dung đổi mới và hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự (TTHS) Việt Nam, là một trong những vấn đề quan trọng của cải cách tư pháp. Thể chế hóa quan điểm của Đảng, nguyên tắc 'tranh tụng trong xét xử được bảo đảm' đã được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp 2013 và BLTTHS năm 2015. Tuy nhiên, các tiền đề pháp lý để thực hiện nguyên tắc này chưa được thể hiện đầy đủ trong BLTTHS. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan trong BLTTHS năm 2015 tập trung vào những quy định nhằm bảo đảm sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên bào chữa, tránh chồng chéo giữa việc thực hiện chức năng buộc tội và chức năng xét xử nhằm bảo đảm nguyên tắc tranh tụng. Từ khóa: Tranh tụng, tố tụng hinhg sự ABSTRACT: Strengthening the framework for litigation is a breakthrough thought, throughout the innovation and comprehension of Vietnam’s criminal proceedings model, becoming one of the essential issues of judicial reform. Institutionalizing the Party's views, the State has prescribed the principle of “Litigation guarantee in trial” in the Constitution of 2013 and Criminal Proceedings Code of 2015. However, the legal premise to implement this principle has not been well-prescribed under the Criminal Proceedings Code. In this article, we seek the solutions for improving the relevant provisions under the Criminal Proceedings Code of 2015, focusing on the equality between the accuser and accused, avoiding the overlapping of functions between accusation and trial to ensure the principle of litigation. Keywords: litigation, criminal proceedings  TS., Trưởng khoa, Khoa Đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư – Học viện Tư pháp; Email: Lethuynga89@gmail.com 281 1. Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự Hoạt động TTHS là tổng hòa của các hoạt động theo các chức năng cơ bản khác nhau, có liên hệ hữu cơ mật thiết với nhau. Tuy còn những quan điểm khác biệt về chức năng của TTHS song nhìn chung phần lớn các nghiên cứu đều thống nhất về những chức năng cơ bản của TTHS gồm: chức năng buộc tội, chức năng gỡ tội (chức năng bào chữa) và chức năng xét xử. Trong đó, chức năng buộc tội và chức năng bào chữa luôn song hành cùng nhau trong suốt tất cả các giai đoạn TTHS, ở đâu có buộc tội thì ở đó có bào chữa1, cơ sở phát sinh quyền bào chữa là sự buộc tội2, động lực chủ yếu để vụ án hình sự vận động từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, làm cho hoạt động TTHS có tính tranh tụng là tranh chấp pháp lý giữa các bên, bên buộc tội và bên bào chữa3. Như vậy, các chức năng cơ bản của TTHS tồn tại một cách khách quan và cội nguồn, nền tảng hình thành các chức năng này chính là vấn đề lợi ích pháp lý của mỗi nhóm chủ thể. Cùng với sự tồn tại khách quan của các chức năng cơ bản trong TTHS, tranh tụng cũng là 'quy luật khách quan, là cái vốn có, lẽ tự nhiên'4 của hoạt động TTHS. Tranh tụng là quá trình tồn tại, vận động, đấu tranh nhằm phủ định lẫn nhau giữa hai chức năng cơ bản (chức năng buộc tội và chức năng bào chữa) là hai chức năng có định hướng ngược chiều nhau, đối trọng nhau, có quyền ngang nhau trong việc bảo vệ ý kiến, lập luận, lợi ích của mình và phản bác ý kiến, lập luận, lợi ích của phía bên kia mà đỉnh điểm của quá trình này diễn ra tại phiên toà sơ thẩm trước Toà án có vai trò là trọng tài.5 Trong khoa học pháp lý, tranh tụng được tiếp cận và lý giải từ nhiều góc độ khác nhau như nguyên tắc tranh tụng, kiểu tố tụng tranh tụng, mô hình tranh tụng, hệ thống tranh tụng... Với tư cách là một nguyên tắc trong TTHS, nguyên tắc tranh tụng là tư tưởng chỉ đạo, định hướng cho tất cả các giai đoạn của quá trình TTHS mà trong đó các chức năng buộc tội, bào chữa và xét xử tách biệt nhau và độc lập. Nguyên tắc tranh tụng thể hiện tính dân chủ, công khai, minh 1 Hoàng Thị Sơn (2000), 'Khái niệm về quyền bào chữa và việc đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo', Tạp chí Luật học, (5), tr.41 2 Đặng Văn Phượng (2016), Chức năng buộc tội trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội, tr.10 3 Nguyễn Thái Phúc (2009), Mô hình tố tụng hình sự pha trộn, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội, tr.7. 5 Nguyễn Thái Phúc (2008), “Vấn đề tranh tụng và tăng cường tranh tụng trong TTHS theo yêu cầu của cải cách tư pháp”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (08), tr.58. 282 bạch, khách quan, bình đẳng trong TTHS, đặc biệt là trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự. Nguyên tắc tranh tụng trong TTHS đòi hỏi các chủ thể TTHS phải được phân định rạch ròi theo chức năng tố tụng, không có sự chồng chéo về địa vị pháp lý giữa bên buộc tội, bên bào chữa và Tòa án; bảo đảm vị trí bình đẳng của các các bên trong tranh tụng, khuyến khích cả bên buộc tội và bên bào chữa tìm kiếm chứng cứ để giải quyết vụ án, tạo khả năng để các chủ thể nói chung và người bị buộc tội nói riêng bảo vệ một cách có hiệu quả các quyền, lợi ích hợp pháp của mình; bảo đảm tính độc lập của Tòa án. Nguyên tắc tranh tụng có mối liên hệ chặt chẽ với các nguyên tắc khác của TTHS tạo thành một hệ thống thống nhất, đồng thời chịu sự tác động qua lại lẫn nhau. Nguyên tắc tranh tụng không chỉ là một bảo đảm để thực hiện quyền bào chữa của bị cáo mà còn là phương tiện để xác định sự thật khách quan của vụ án6. Việc ghi nhận và bảo đảm thực hiện nguyên tắc tranh tụng là yêu cầu quan trọng nhằm thực hiện mục đích của TTHS, giúp hoạt động TTHS không chỉ cần xác định cho được sự thật của vụ án, đả ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: