Danh mục

Hoàn thiện pháp luật về môi giới thương mại tại Luật Thương mại 2005

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 280.64 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết cho thấy, trên thế giới, ở các nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Australia… thì các hoạt động mua bán hàng hoá, cung cứng dịch vụ luôn có tốc độ phát triển nhanh và mạnh. Và hệ quả tất yếu là các hoạt động trung gian thương mại nói chung và hoạt động môi giới thương mại (MGTM) nói riêng luôn có sự phát triển đi kèm tương ứng, với độ “phủ sóng” rộng khắp trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàn thiện pháp luật về môi giới thương mại tại Luật Thương mại 2005 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MÔI GIỚI THƯƠNG MẠI TẠI LUẬT THƯƠNG MẠI 2005 Trần Huỳnh Thanh Nghị1 1. Môi giới thương mại – Hành vi thương mại phổ biến trong nền kinh tế. Thương mại đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, tác động đến sự thịnhvượng trong đời sống của người dân tại các nước. Montesquieu đã từng nói tác dụng tựnhiên của thương mại là đưa tới hoà bình…. nơi nào hoàn toàn không có thương mạithì tạo ra cướp bóc2. Vì tầm quan trọng của hoạt động thương mại nên các quốc giakhông ngừng thu hút đầu tư, thúc đẩy sự đa dạng của các hoạt động mua bán hàng hoá,cung ứng dịch vụ cho đến các hoạt động xúc tiến thương mại, trung gian thương mạicũng đều được chú trọng phát triển, nhất là trong giai đoạn thương mại toàn cầu đangbùng nổ như hiện nay. Trên thế giới, ở các nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Australia…thì các hoạt động mua bán hàng hoá, cung cứng dịch vụ luôn có tốc độ phát triển nhanhvà mạnh. Và hệ quả tất yếu là các hoạt động trung gian thương mại nói chung và hoạtđộng môi giới thương mại (MGTM) nói riêng luôn có sự phát triển đi kèm tương ứng,với độ “phủ sóng” rộng khắp trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Chẳng hạn, một cầuthủ bóng đá chuyên nghiệp khi thực hiện giao dịch chuyển nhượng qua một lạc bộ bóngđá hoặc giao dịch mua bán bất động sản thì các chủ thể tham gia giao dịch đều thựchiện thông qua các nhà môi giới, đó là chưa kể đến sự phát triển của thị trường chứngkhoán hoặc thị trường bảo hiểm thì hầu như cũng giao dịch qua kênh của các công tychứng khoán (chức năng chủ yếu là môi giới) hoặc các công ty môi giới bảo hiểm. Việt Nam là quốc gia đang hội nhập sâu rộng vào thương mại thế giới nên khôngnằm ngoài thông lệ chung đó, dù quy mô thương mại của nền kinh tế Việt Nam chưasánh bằng nhiều nước. Song, thực tiễn kinh tế thị trường thời gian qua đã cho thấy hoạtđộng MGTM luôn là cầu nối quan trọng giữa bên bán với bên mua hàng hoá, giữa bênđi thuê và bên cho thuê tài sản, giữa bên cung ứng với bên nhận cung ứng dịch vụ tại1 Tiến sĩ, Khoa Luật UEH2 Xem: Montesquieu: “Tinh thần pháp luật” Hoàng Thanh Đạm dịch, NXB Đà Nẵng, 2010, trang 161 242Việt Nam. Có thể nói, trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế như kinh doanh bấtđộng sản, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh qua sở giao dịchhàng hoá, kinh doanh xuất khẩu lao động… thì sự thành công hay thất bại của các nhàđầu tư trong các lĩnh vực này phụ thuộc khá lớn vào hiệu quả của hoạt động môi giới.Chẳng hạn, ở lĩnh vực chứng khoán, nếu không có nghiệp vụ môi giới chứng khoán củacác công ty chứng khoán thì thị trường chứng khoán thế giới và Việt Nam khó có thểtồn tại và phát triển được. Lĩnh vực xuất khẩu lao động vốn dĩ phát triển mạnh tại ViệtNam trong gần 10 năm qua, nếu không có sự hiện diện của 315 doanh nghiệp hoạt độngkinh doanh dịch vụ môi giới đưa người lao động ra nước ngoài làm việc thì cũng khôngthể thực hiện được. Số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH),trong 3 tháng đầu năm 2021, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài quacác doanh nghiệp trên là 29.541 lao động đạt 32,82% kế hoạch năm 2021 (năm 2021,dự tính kế hoạch đưa 90 nghìn lao động ra nước ngoài làm việc)3. Thực tế, nếu khôngcó các doanh nghiệp môi giới trên thì người lao động tại Việt Nam khó có cơ hội ranước ngoài lao động để tìm kiếm thu nhập. Còn trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản– một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, có độ gắn kết chặt chẽ với hoạt động MGTMthì chỉ tính đến tháng 6/2019, cả nước đã có khoảng 300.000 người hoạt động môi giớiBĐS trong các công ty môi giới, sàn giao dịch BĐS hoặc hoạt động môi giới BĐS độclập4. Trong lĩnh vực chứng khoán, sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoánViệt Nam trong Quý I năm 2021 cũng có đóng góp không nhỏ từ nghiệp vụ môi giớicủa các công ty chứng khoán với doanh thu từ hoạt động môi giới của 10 công ty có thịphần môi giới lớn nhất sàn HOSE là 2.269,8 tỷ đồng, gấp 3,3 lần cùng kỳ năm 20205.Nhờ các công ty môi giới chứng khoán này mà mỗi ngày có khoảng 2700 nhà đầu tưmở tài khoản tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán, góp phần thúc đầy sựtăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 20216. Dưới góc độ luật học, theo quy định tại Luật Thương mại năm 2005 (gọi chung làLTM 2005), môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhânlàm trung gian (bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (bênđược môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và3 Nguồn: Có thể truy cập tại địa chỉ https://japan.net.vn/4 Có thể truy cập tại địa chỉ: https://moc.gov.vn/vn/tin-tuc/1145/66872/thuc-trang- ...

Tài liệu được xem nhiều: