Kinh nghiệm phát triển hệ thống logistics của các thành phố lớn trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho thành phố Hồ Chí Minh
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 0.00 B
Lượt xem: 151
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hoạt động phân phối sản phẩm ở Thành phố Hồ Chí Minh đang gặp rất nhiều khó khăn trong các khâu vận chuyển các yếu tố sản xuất đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra. Bài viết sẽ đưa ra những kinh nghiệm phát triển hệ thế logistics của Hongkong và Singapore để từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm cho Thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm phát triển hệ thống logistics của các thành phố lớn trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho thành phố Hồ Chí Minh Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS CỦA CÁC THÀNH PHỐ LỚN TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH EXPERIENCE FOR DEVELOPING LOGISTICS SYSTEMS OF LARGEST CITYES IN THE WORLD AND LESSONS LEARNED FOR HO CHI MINH CITY Nguyễn Vĩnh Phước Trường Cao đẳng kinh tế Tp. Hồ Chí Minh Email: phuocnv@kthcm.edu.vn Tóm tắt Hoạt động phân phối sản phẩm ở Thành phố Hồ Chí Minh đang gặp rất nhiều khó khăn trong các khâu vận chuyển các yếu tố sản xuất đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra. Chính điều đó đã dẫn đến giá thành sản phẩm làm ra có chi phí cao, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đâu là giải pháp để giúp người sản xuất giải quyết khâu vận chuyển trong sản xuất. Bài viết sẽ đưa ra những kinh nghiệm phát triển hệ thế logistics của Hongkong và Singapore để từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm cho Thành phố Hồ Chí Minh. Từ khóa: hệ thống, logistics, hệ thống logistics Abstract Product distribution activities in Ho Chi Minh City are facing a lot of difficulties in the transportation of input production factors to output products. That has led to the cost of products with high costs, reducing competitiveness in the market. What is the solution to help producers solve the transportation in production? The article will give experience on developing logistics generation of Hong Kong and Singapore from which to give lessons for Ho Chi Minh City. Keywords: system, logistics, logistics system 1. Đặt vấn đề Logisitics đóng tầm vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và trên cả nước nói chung. Ngày 7/09/2019 đã diễn ra hội thảo đầu kỳ 'Đề án phát triển ngành logistics trên địa bàn TP.HCM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030', do Sở Công thương phối hợp với Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam – VLI tổ chức. Đề án tập tập trung vào 3 vấn đề lớn: Thứ nhất: Đánh giá thực trạng ngành logistics Thành Phố. Thứ hai: Đề xuất các giải pháp xây dựng TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm dịch vụ logistics phía Nam và kết nối với các khu vực khác. Thứ 3: Giảm chi phí logistics/GDP còn 16% đến năm 2025. Trước thực trạng cơ sở hạ tầng Logistics tại Thành phố Hồ Chí Minh đang gặp rất nhiều khó khăn thì việc đề ra giải pháp để xây dựng Thành phố trở thành một trung tâm dịch vụ Logistics, đòi hỏi Thành phố phải tham khảo kinh nghiệm phát triển hạ tầng Logistics của các nước có cơ sở hạ tầng logistics phát triển. Trong bài viết này tác giả sẽ đưa ra những kinh nghiệm phát triển hệ thống logistics của các quốc gia, từ đó tác giả sẽ đưa ra những giải pháp để phát triển hạ tầng Logistics tại Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan - Tác giả Kent Goudrin (2006) trong tác phẩm 'Quản lý logistics toàn cầu - Lợi thế cạnh tranh trong thế kỷ 21' đề cập đến các phân khúc thị trường của logistics và đặc điểm của từng phân khúc thị trường, đưa ra các phương pháp phù hợp để quản lý tốt các hoạt động hậu cần, từ đó cải thiện hiệu quả 240 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 quản lý kinh doanh của doanh nghiệp nhờ sự kiểm soát hoạt động của chuỗi cung ứng để tiết kiệm thời gian phục vụ khách hàng tối ưu, từ đó thỏa mãn nhu cầu khách hàng. - Đặng Thị Thúy Hồng (2015) “Phát triển hệ thống Logistics trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã nghiên cứu cơ sở hạ tầng đường thủy, đường sắt, đường bộ, đường hàng không đối với sự phát triển Logistics của Thành phố Hà Nội, đồng thời tác giả đã đưa ra được các yếu tố tác động đến sự phát triển hệ thống Logistics của Thành phố. - Nguyễn Quốc Lư và Nguyễn Thị Bích Ngọc (2013) đã tập trung phân tích tiềm năng của thị trường hậu cần gần đây ở nước ta, coi logictics là một công cụ sắc bén trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp; Tuy nhiên, hoạt động logistics vẫn bị xem nhẹ, do đó doanh nghiệp không có sự chuẩn bị tốt về nhân lực, tài chính và vật chất để khai thác tối ưu các hoạt động này trong doanh nghiệp, khiến chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là cho các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa, bị đẩy lên quá cao, trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Tác giả Đặng Đình Đạo (2009) 'Giải pháp phát triển dịch vụ hậu cần của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại Hà Nội' đã nghiên cứu thông tin khá chi tiết v ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm phát triển hệ thống logistics của các thành phố lớn trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho thành phố Hồ Chí Minh Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS CỦA CÁC THÀNH PHỐ LỚN TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH EXPERIENCE FOR DEVELOPING LOGISTICS SYSTEMS OF LARGEST CITYES IN THE WORLD AND LESSONS LEARNED FOR HO CHI MINH CITY Nguyễn Vĩnh Phước Trường Cao đẳng kinh tế Tp. Hồ Chí Minh Email: phuocnv@kthcm.edu.vn Tóm tắt Hoạt động phân phối sản phẩm ở Thành phố Hồ Chí Minh đang gặp rất nhiều khó khăn trong các khâu vận chuyển các yếu tố sản xuất đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra. Chính điều đó đã dẫn đến giá thành sản phẩm làm ra có chi phí cao, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đâu là giải pháp để giúp người sản xuất giải quyết khâu vận chuyển trong sản xuất. Bài viết sẽ đưa ra những kinh nghiệm phát triển hệ thế logistics của Hongkong và Singapore để từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm cho Thành phố Hồ Chí Minh. Từ khóa: hệ thống, logistics, hệ thống logistics Abstract Product distribution activities in Ho Chi Minh City are facing a lot of difficulties in the transportation of input production factors to output products. That has led to the cost of products with high costs, reducing competitiveness in the market. What is the solution to help producers solve the transportation in production? The article will give experience on developing logistics generation of Hong Kong and Singapore from which to give lessons for Ho Chi Minh City. Keywords: system, logistics, logistics system 1. Đặt vấn đề Logisitics đóng tầm vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và trên cả nước nói chung. Ngày 7/09/2019 đã diễn ra hội thảo đầu kỳ 'Đề án phát triển ngành logistics trên địa bàn TP.HCM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030', do Sở Công thương phối hợp với Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam – VLI tổ chức. Đề án tập tập trung vào 3 vấn đề lớn: Thứ nhất: Đánh giá thực trạng ngành logistics Thành Phố. Thứ hai: Đề xuất các giải pháp xây dựng TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm dịch vụ logistics phía Nam và kết nối với các khu vực khác. Thứ 3: Giảm chi phí logistics/GDP còn 16% đến năm 2025. Trước thực trạng cơ sở hạ tầng Logistics tại Thành phố Hồ Chí Minh đang gặp rất nhiều khó khăn thì việc đề ra giải pháp để xây dựng Thành phố trở thành một trung tâm dịch vụ Logistics, đòi hỏi Thành phố phải tham khảo kinh nghiệm phát triển hạ tầng Logistics của các nước có cơ sở hạ tầng logistics phát triển. Trong bài viết này tác giả sẽ đưa ra những kinh nghiệm phát triển hệ thống logistics của các quốc gia, từ đó tác giả sẽ đưa ra những giải pháp để phát triển hạ tầng Logistics tại Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan - Tác giả Kent Goudrin (2006) trong tác phẩm 'Quản lý logistics toàn cầu - Lợi thế cạnh tranh trong thế kỷ 21' đề cập đến các phân khúc thị trường của logistics và đặc điểm của từng phân khúc thị trường, đưa ra các phương pháp phù hợp để quản lý tốt các hoạt động hậu cần, từ đó cải thiện hiệu quả 240 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 quản lý kinh doanh của doanh nghiệp nhờ sự kiểm soát hoạt động của chuỗi cung ứng để tiết kiệm thời gian phục vụ khách hàng tối ưu, từ đó thỏa mãn nhu cầu khách hàng. - Đặng Thị Thúy Hồng (2015) “Phát triển hệ thống Logistics trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã nghiên cứu cơ sở hạ tầng đường thủy, đường sắt, đường bộ, đường hàng không đối với sự phát triển Logistics của Thành phố Hà Nội, đồng thời tác giả đã đưa ra được các yếu tố tác động đến sự phát triển hệ thống Logistics của Thành phố. - Nguyễn Quốc Lư và Nguyễn Thị Bích Ngọc (2013) đã tập trung phân tích tiềm năng của thị trường hậu cần gần đây ở nước ta, coi logictics là một công cụ sắc bén trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp; Tuy nhiên, hoạt động logistics vẫn bị xem nhẹ, do đó doanh nghiệp không có sự chuẩn bị tốt về nhân lực, tài chính và vật chất để khai thác tối ưu các hoạt động này trong doanh nghiệp, khiến chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là cho các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa, bị đẩy lên quá cao, trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Tác giả Đặng Đình Đạo (2009) 'Giải pháp phát triển dịch vụ hậu cần của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại Hà Nội' đã nghiên cứu thông tin khá chi tiết v ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thương mại điện tử Hệ thống logistics Phát triển hệ thống logistics Luật Thương mại Việt Nam Doanh nghiệp logistics vừa và nhỏGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 825 0 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi sử dụng ví điện tử Momo
6 trang 557 10 0 -
Bài giảng Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử - PGS.TS Nguyễn Văn Minh
249 trang 529 9 0 -
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 500 9 0 -
6 trang 473 7 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử: Phần 1 - TS. Ao Thu Hoài
102 trang 410 7 0 -
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên)
188 trang 364 4 0 -
5 trang 359 1 0
-
7 trang 355 2 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - TS. Trần Văn Hòe
181 trang 319 6 0